Hé lộ 6 cách đặt tên thương hiệu ấn tượng và dễ nhớ

Làm thế nào để chọn được cái tên ấn tượng và ý nghĩa cho thương hiệu có lẽ là một trong những thách thức lớn nhất đối với chủ doanh nghiệp khi mới bắt đầu kinh doanh. Cũng giống như con người, brand đòi hỏi một cái tên độc đáo, dễ gợi nhớ và mang thông điệp ý nghĩa. Tuy nhiên, đặt tên thương hiệu như thế nào để khi người ta nhắc đến, khách hàng sẽ ngay lập tức liên tưởng đến doanh nghiệp và sản phẩm của bạn? Đặt tên ra sao để không bị trộn lẫn với các thương hiệu khác? Nếu bạn cũng đang băn khoăn, trăn trở về vấn đề này và loay hoay mãi vẫn chưa biết cách đặt tên thương hiệu sao cho ấn tượng, ý nghĩa thì đừng bỏ lỡ nội dung bài viết dưới đây nhé.
 

Hé lộ 6 cách đặt tên thương hiệu ấn tượng và dễ nhớ
 

Tên thương hiệu là gì?

Tên thương hiệu (brand name) là một thành phần không thể thiếu trong bộ nhận diện thương hiệu, đóng vai trò quan trọng giúp khách hàng nhận ra và phân biệt sản phẩm / dịch vụ của doanh nghiệp so với đám đông đối thủ cạnh tranh trên thị trường. 

Nhiều người có thể nhầm lẫn giữa tên thương hiệu và tên doanh nghiệp nhưng trên thực tế, brand name thường là một danh từ riêng được đặc biệt tạo ra cho một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể của công ty. Mặc dù vẫn có trường hợp tên doanh nghiệp cũng là tên thương hiệu nhưng một tổ chức có thể sở hữu nhiều tên thương hiệu khác nhau nếu họ cung cấp nhiều sản phẩm / dịch vụ.

Chẳng hạn, Apple là một tập đoàn sở hữu một danh mục sản phẩm đa dạng. Do đó, tập đoàn này sử dụng nhiều tên thương hiệu khác nhau cho từng sản phẩm như iPhone, iPad, MacBook, iPod, Apple Watch,.... Tương tự, các thương hiệu như Omo, Comfort, Clear, P/S, Knorr là những tên thương hiệu thuộc sở hữu của tập đoàn Unilever, phản ánh sự đa dạng trong danh mục sản phẩm và dịch vụ mà họ cung cấp.

Brand name đảm nhận vai trò như một đại diện cho doanh nghiệp, là điểm tiếp xúc đầu tiên và trực tiếp với người tiêu dùng. Vì lẽ đó mà khi sở hữu một tên thương hiệu ấn tượng, bạn sẽ dễ dàng thu hút sự chú ý của khách hàng, tăng cường khả năng tiếp cận và nâng cao hiệu suất của các chiến lược tiếp thị quảng cáo. 
 

Cách đặt tên thương hiệu
 

Các yếu tố tạo nên một tên thương hiệu chất lượng 

Thực tế cho thấy, không tồn tại bất kỳ một công thức cụ thể nào đảm bảo rằng bạn sẽ tạo ra được brand name ý nghĩa, ấn tượng. Tuy nhiên, vẫn có những đặc điểm then chốt mà một tên thương hiệu chuyên nghiệp, chất lượng cần phải thỏa mãn, bao gồm:

- Ý nghĩa: Đặt tên thương hiệu phải truyền đạt được giá trị bản sắc đặc trưng của doanh nghiệp, gợi mở hình ảnh về sản phẩm / dịch vụ và tạo ra một mối liên kết tốt đẹp trong tiềm thức của khách hàng.

- Tính độc nhất vô nhị: Tên thương hiệu cần phải là duy nhất, không bị trùng lặp, dễ liên tưởng và nổi bật so với các đối thủ cạnh tranh để tăng cường nhận diện thương hiệu cũng như dễ dàng thu hút sự chú ý của khách hàng.

- Dễ đọc, dễ nhớ: Brand name sẽ đại diện doanh nghiệp để xuất hiện trên nhiều nền tảng và ngữ cảnh khác nhau, từ mạng xã hội, website đến truyền hình. Vì vậy, khi đặt tên cho thương hiệu, bạn cần chú ý lựa chọn từ ngữ sao cho dễ hiểu, dễ phát âm và dễ gợi nhớ. Ngay cả khi đó là một cái tên độc đáo hoặc lạ lẫm thì bạn vẫn phải đảm bảo rằng, dù là ai thì cũng đều có thể nhanh chóng hình dung và dễ dàng chia sẻ với những người xung quanh.

- Có thể đăng ký bảo hộ: Tên thương hiệu cần thỏa mãn điều kiện để được đăng ký nhãn hiệu (trademark) và tên miền nhằm tránh tình trạng bị sao chép, đồng thời đáp ứng vấn đề bảo vệ pháp lý cũng như nhận thức từ cộng đồng.

- Tiềm năng phát triển: Brand name cần có khả năng mở rộng, điều chỉnh để tương thích với sự phát triển của công ty trong dài hạn, đồng thời duy trì tính nhất quán và liên kết với các sản phẩm / dịch vụ mới.

- Trực quan: Tên thương hiệu có thể được mọi người biết đến thông qua chữ viết, logo, biểu tượng, màu sắc,... tạo ra một hình ảnh hấp dẫn, trực quan và đặc biệt cho thương hiệu.

Các phương pháp đặt tên thương hiệu độc đáo, hút hồn

Giữa hàng nghìn sản phẩm có chức năng tương tự nhau trên thị trường, tên gọi trở thành một yếu tố quyết định giúp khách hàng nhớ đến để chọn lựa thương hiệu của bạn. Mặc dù, bất kỳ ai làm kinh doanh cũng đều hiểu rõ vai trò và giá trị đó nhưng việc đặt ra một cái tên phù hợp lại không hề đơn giản chút nào. Và nếu bạn vẫn đang phân vân trong quá trình đặt tên thương hiệu, dưới đây là 6 cách mà bạn có thể tham khảo áp dụng:

1. Phương pháp mô tả (descriptive)

Descriptive là một cách đặt tên thương hiệu sử dụng những từ ngữ mang tính chất mô tả, gợi nhớ lại về sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn đang kinh doanh. Ví dụ, 7-Eleven mang đầy đủ ý nghĩa về cửa hàng tiện lợi mở cửa từ 7 giờ sáng đến 11 giờ đêm hay General Motors - gọi nhắc về một công ty chuyên kinh doanh xe hơi thông dụng.

Phương pháp mô tả không chỉ giúp bạn nhanh chóng chọn ra một tên gọi phù hợp mà còn dễ dàng trong việc truyền đạt ý nghĩa cũng như công dụng của sản phẩm đến người tiêu dùng. Tuy nhiên, khả năng đăng ký bản quyền tên thương hiệu có thể gặp khó khăn do có thể xuất hiện những tên gọi tương tự.
 

Tên thương hiệu
 

2. Khơi gợi (evocative)

Đúng như tên gọi của nó, evocative dùng để tạo ra tên thương hiệu có khả năng kích thích cảm xúc bên trong của con người, định vị hoặc kể những câu chuyện sâu sắc về thương hiệu. Đây cũng là cách mà Nike - một đại diện hàng đầu trong ngành công nghiệp thể thao đã đặt tên cho thương hiệu của mình. Theo thần thoại Hy Lạp, Nike là tên của nữ thần hiện thân cho sự chiến thắng. Để gợi lên cảm xúc về sức mạnh, nỗ lực và không chùn bước trên mỗi bước chân cùng những đặc tính liên quan đến tinh thần thể thao, họ đã quyết định đổi tên thương hiệu của mình từ Blue Ribbon Sports sang Nike vào năm 1971.

Nhìn chung, evocative vô cùng thành công trong việc xây dựng liên kết mạnh mẽ đến cộng đồng, giúp khách hàng nhanh chóng liên tưởng về đặc tính của thương hiệu. Tuy nhiên, brand name theo cách này cũng đối mặt với nhược điểm tương tự như phương pháp mô tả, đó là khả năng tên mà bạn chọn đã bị sở hữu bởi các thương hiệu khác.
 

Đặt tên thương hiệu
 

3. Chơi chữ (lexica)

Bằng cách kết hợp từ ghép, lấy ý tưởng từ tiếng nước ngoài hoặc sử dụng từ láy, từ tượng thanh,... bạn hoàn toàn có thể tạo ra một tên thương hiệu độc nhất vô nhị. Phương pháp này không chỉ dễ gợi nhớ mà còn kích thích trí tưởng tượng của khách hàng với các hình ảnh cụ thể và có thể coi là không có nhược điểm.

Một ví dụ tiêu biểu cho cách đặt tên thương hiệu lexica là UNIQLO - brand thời trang đình đám đến từ đất nước mặt trời mọc Nhật Bản. Tên của thương hiệu này là sự kết hợp giữa "UNIQUE" (duy nhất) và "CLOTHES" (quần áo).

Hoặc như trong trường hợp của thức uống nổi tiếng - Redbull, thường được biết đến với biệt danh "bò húc". Thương hiệu đã chọn sự đối lập giữa Red (màu đỏ) và Bull (con bò) để tạo ấn tượng với khách hàng dựa trên hình ảnh hai con bò màu đỏ đang húc nhau. Ngoài ra, một số thương hiệu khác cũng sử dụng từ tượng thanh trực tiếp liên quan đến đặc tính của họ như Cốc Cốc hay TikTok.

 

Đặt tên cho thương hiệu
 

4. Sáng tạo mới (invented)

Nếu bạn muốn tạo nên một phong cách riêng biệt, không lẫn với bất kì doanh nghiệp nào khác và dễ đăng ký bảo hộ tên thương hiệu thì đây chính là phương pháp phù hợp nhất. Invented sử dụng các kỹ thuật kết hợp từ ngữ, thêm hoặc bớt một số từ, thậm chí viết theo kiểu lệch lạc để tạo ra một từ hoàn toàn mới. Tuy nhiên, lưu ý rằng khi áp dụng phương pháp này, bạn cần thật cẩn thận để đảm bảo rằng tên không trở nên vô nghĩa, tầm thường hoặc lạc lõng.

Ví dụ, tên thương hiệu giấy Kleenex của công ty Kimberly-Clark chuyên về sản phẩm giấy như khăn giấy, giấy lau mặt,... vốn dĩ có nguồn gốc là từ "clean". Hoặc như Pinterest được viết lại từ "interest" nhưng thêm chữ "p" ở phía trước.

 

Nguyên tắc đặt tên thương hiệu
 

5. Nguồn gốc (origins)

Phương pháp này cũng rất phổ biến và dễ hiểu, đơn giản là đặt tên thương hiệu dựa trên nguồn gốc của sản phẩm / dịch vụ, chẳng hạn như sử dụng tên của nhà sáng lập để đặt tên cho thương hiệu. Ví dụ, Honda (lấy từ tên người sáng lập hãng xe - Soichiro Honda) hoặc Walt Disney (chủ sở hữu của "vùng đất hạnh phúc nhất thế giới" - Walter Elias Disney).

Do tính chất "duy nhất" nên khi áp dụng phương pháp này, bạn sẽ dễ dàng sở hữu được tên thương hiệu độc đáo, đồng thời có thể bảo vệ brand name của mình ngay khi có tranh chấp mà không mất nhiều thời gian. Tuy nhiên, vì cách đặt tên origins tạo nên sự gắn bó chặt chẽ giữa thương hiệu với người sáng lập nên bạn có lẽ sẽ gặp khó khăn khi muốn chuyển giao cho một đơn vị khác trong tương lai.
 

Cách đặt tên thương hiệu ấn tượng
 

6. Ngẫu hứng (arbitrary)

Với arbitrary, bạn có thể tận dụng việc đặt tên một cách sáng tạo hay trừu tượng, hoàn toàn không tuân theo bất kỳ quy tắc nào và cũng không liên quan đến sản phẩm hoặc thị trường. Một ví dụ khá thú vị cho cách đặt tên thương hiệu này là câu chuyện của người sáng lập brand đồng hồ xa xỉ Rolex. Hans Wilsdorf đã chia sẻ rằng một ngày nọ, khi ông đang đi dạo thì bỗng nghe thấy tiếng thì thầm là "rolex rolex". Hấp dẫn bởi âm thanh này, ông quyết định chọn nó làm tên thương hiệu và gọi đó là "lời thì thầm của những vị thần quyền năng".

Có thể thấy, bạn sẽ dễ dàng được cấp bản quyền bảo vệ brand name ngay nếu đặt tên thương hiệu theo cách này. Tuy nhiên, arbitrary yêu cầu một mức độ sáng tạo cao và tên có thể rất mới đối với người tiêu dùng, do đó, việc xây dựng thương hiệu sẽ đòi hỏi những nỗ lực đáng kể.
 

Brand name
 

Quy trình đặt tên thương hiệu chi tiết, chuyên nghiệp

Trong quá trình đặt tên thương hiệu, doanh nghiệp cần phải xây dựng một chiến lược chặt chẽ, chi tiết để đảm bảo rằng brand name sẽ được ấn tượng mạnh mẽ trong lòng khách hàng. Cụ thể, quy trình đặt tên cho thương hiệu sẽ được thực hiện trong 5 bước sau:

Bước 1: Xác định cốt lõi thương hiệu

Bước đầu tiên quan trọng nhất trong việc đặt tên thương hiệu cá nhân hoặc doanh nghiệp là xác định rõ bản chất cốt lõi của mình. Điều này được ví như kim chỉ nam dẫn đường, không chỉ giúp bạn chọn được cái tên thương hiệu ấn tượng mà còn là cơ hội để kích thích sự sáng tạo và phát triển các chiến lược branding độc đáo.

Để xác định giá trị cốt lõi của thương hiệu, doanh nghiệp cần nhận thức sâu sắc bốn khía cạnh quan trọng sau:

- Mục đích thương hiệu: Lý do brand của bạn tồn tại? Bản chất sâu sắc đằng sau sứ mệnh đó là gì?

- Tầm nhìn và sứ mệnh: Thương hiệu của bạn ra đời để thực hiện những gì? Làm thế nào để hoàn thành sứ mệnh đó? Tương lai thương hiệu sẽ phát triển như thế nào? Hình ảnh lý tưởng mà bạn muốn thương hiệu đạt được là gì?

- Giá trị cốt lõi: Thương hiệu của bạn chú trọng và bảo vệ những giá trị nào? Đây chính là những tiêu chuẩn, nguyên tắc quan trọng mà thương hiệu của bạn tuân thủ trong mọi hoạt động.

Những yếu tố này sẽ hình thành nền tảng giúp doanh nghiệp nhận ra các nguyên tắc cần tuân thủ khi đặt tên thương hiệu để phù hợp với mục tiêu kinh doanh của họ. Do đó, chủ doanh nghiệp cần dành nhiều thời gian và công sức để định rõ đâu là điểm cốt lõi của thương hiệu, đồng thời cân nhắc một cách kỹ lưỡng giữa ý định kinh doanh của mình với các nhân tố trong thị trường.

Bước 2: Tìm kiếm nét độc nhất của thương hiệu

Việc tìm kiếm những giá trị tạo nên nét độc nhất cho thương hiệu là chìa khóa để doanh nghiệp của bạn tạo ra một brand name chuyên nghiệp, ấn tượng. Vì nếu yếu tố cốt lõi làm nên đặc trưng của tổ chức thì những điểm khác biệt sẽ giúp cho thương hiệu trở nên độc đáo hơn. 

Các đặc điểm nổi bật giúp xác định sự độc đáo cho doanh nghiệp của bạn có thể bao gồm chênh lệch giữa chất lượng thấp và cao, sự đối lập giữa tính truyền thống so với hiện đại, tương phản giữa cảm xúc và lý tính hay giữa chi phí thấp và chi phí cao,.... Tất cả những điều này sẽ phụ thuộc vào cách doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực của mình.
 

cách đặt tên cho thương hiệu
 

Bước 3: Thỏa sức sáng tạo tên thương hiệu tiềm năng

Bằng khả năng sáng tạo của mình, hãy sử dụng mọi cách đặt tên thương hiệu mà bạn biết và tận dụng tất cả các ý tưởng để làm ra một danh sách brand name tiềm năng cho doanh nghiệp. Ở giai đoạn này, đừng quá lo lắng về chất lượng, nguyên tắc hay tính độc đáo mà hãy để tâm trí bạn tự do bộc lộ, thậm chí là chấp nhận những cái tên "kỳ quặc", khó hiểu.

Dựa trên những cách đặt tên thương hiệu đã được nêu trên, bạn hãy tạo ra một danh sách gồm 15 - 20 tên thương hiệu tiềm năng hoặc thậm chí nhiều hơn để nâng cao sự đa dạng trong quá trình lựa chọn.

Bước 4: Kiểm tra và đánh giá

Sau khi đã tạo ra danh sách các tên thương hiệu tiềm năng, bước tiếp theo là tiến hành đánh giá kỹ lưỡng để lựa chọn cái nào phản ánh sâu sắc nhất mục tiêu, sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị cốt lõi của thương hiệu. Hãy cân nhắc từng cái tên trong danh sách ở nhiều khía cạnh khác nhau, tìm hiểu xem chúng có khả năng làm nền tảng cho điều mà thương hiệu của bạn đại diện, mục tiêu hướng tới và giá trị bạn muốn truyền tải hay không.

Kế tiếp, bạn cần đánh giá mức độ khác biệt của từng brand name trong danh sách, điều này được thực hiện thông qua việc xem xét sự độc đáo, khả năng đăng ký nhãn hiệu và hình ảnh thương hiệu. Mục tiêu sau cùng của bước này là thu hẹp danh sách xuống còn ba tên thương hiệu xuất sắc nhất, chúng sẽ phản ánh rõ nét bản chất và những điểm đặc trưng của thương hiệu.

Bước 5: Tiến hành thử nghiệm

Sau khi bạn đã sàng lọc chỉ còn ba tên thương hiệu xuất sắc nhất, bước tiếp theo là kiểm thử tính hiệu quả của chúng trong thực tế. Có nhiều phương pháp để thực hiện điều này, bao gồm:

- Tạo logo với mỗi tên thương hiệu để cân nhắc xem cái nào phù hợp và gây ấn tượng sâu sắc hơn.

- Sử dụng các brand name để tạo ra các thương hiệu con, sản phẩm con và đánh giá khả năng xây dựng kiến trúc thương hiệu của chúng.

- Khảo sát ý kiến đánh giá từ nhóm khách hàng tiềm năng để tiếp thu phản hồi của họ về các tên bạn đã chọn.

- Áp dụng các tên trong các ấn phẩm truyền thông, website, nền tảng mạng xã hội,... để đánh giá hiệu suất trong thực tế của chúng.

Tóm lại, việc kiểm thử các tên thương hiệu trong môi trường thực tế với quy mô nhỏ và một nhóm khách hàng nhỏ sẽ giúp bạn đánh giá hiệu suất của từng tùy chọn để tìm ra brand name tốt nhất.
 

Đặt tên thương hiệu cá nhân
 

Nhìn chung, brand name đóng vai trò quan trọng đối với sự thành công của doanh nghiệp, không chỉ giúp xác định và phân biệt thương hiệu của bạn trên thị trường mà còn tạo ra ấn tượng mạnh mẽ trong tâm trí của khách hàng. Theo đó, nếu áp dụng những cách đặt tên thương hiệu mà Phương Nam 24h đã nêu trên thì chắc chắn bạn sẽ dễ dàng tìm ra cái tên đáp ứng đầy đủ tiêu chí cần có như độc đáo, thu hút, dễ nhớ, dễ phát âm, ý nghĩa và phù hợp với đối tượng khách hàng. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn trở nên tự tin khi bắt đầu quá trình "đặt những viên gạch đầu tiên" để xây dựng thương hiệu của mình.

Nội dung liên quan

Tin Kinh doanh khác

Chi phí ẩn trong kinh doanh: Hiểu đúng để quyết định đúng

Chi phí ẩn trong kinh doanh: Hiểu đúng để quyết định đúng

Implicit cost là chi phí ẩn không thể hiện trực tiếp trong sổ sách kế toán nhưng ảnh hưởng đáng kể đến quyết định của doanh nghiệp.
Đón đầu 8 xu hướng kinh doanh 2025 để làm chủ cuộc chơi

Đón đầu 8 xu hướng kinh doanh 2025 để làm chủ cuộc chơi

Nắm bắt xu hướng kinh doanh 2025 là cơ hội để doanh nghiệp cải thiện chiến lược và tối ưu mô hình kinh doanh trong kỷ nguyên số.
GDPR là gì? Giải mã những kiến thức quan trọng về GDPR

GDPR là gì? Giải mã những kiến thức quan trọng về GDPR

GDPR là quy định của Liên minh Châu Âu yêu cầu doanh nghiệp tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chuẩn về các quyền riêng tư của cá nhân.
Định vị sản phẩm là gì? Các chiến lược định vị sản phẩm

Định vị sản phẩm là gì? Các chiến lược định vị sản phẩm

Chiến lược định vị sản phẩm giúp doanh nghiệp nổi bật trên thị trường, tạo ấn tượng trong tâm trí khách hàng và tăng khả năng cạnh tranh.
Tuyển tập những câu chúc Tết khách hàng, đối tác ý nghĩa nhất

Tuyển tập những câu chúc Tết khách hàng, đối tác ý nghĩa nhất

Lời chúc Tết khách hàng, đối tác là nét đẹp truyền thống gắn kết bền chặt, gửi gắm niềm tri ân và hi vọng khởi đầu năm mới đầy may mắn.
Điểm chạm khách hàng là gì? Các loại customer touch points

Điểm chạm khách hàng là gì? Các loại customer touch points

Điểm chạm khách hàng (touch points) rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp trải nghiệm khách hàng xuyên suốt hành trình mua sắm.