Giá trị cốt lõi là gì? Ví dụ về giá trị cốt lõi của doanh nghiệp

Giá trị cốt lõi thường được ví như “nền móng” của một công ty bởi lẽ từ những yếu tố này, tổ chức có thể xây dựng bộ quy tắc ứng xử và hình thành nên bản sắc văn hóa doanh nghiệp. Hơn nữa, bộ giá trị cốt lõi còn phản ánh quá trình xây dựng và phát triển của tổ chức ngay từ những ngày đầu tiên sáng lập. Chưa kể, việc xây dựng giá trị cốt lõi không chỉ giúp công ty xác định đúng hướng đi mà còn tạo ra niềm tin vững chắc từ phía khách hàng. Tuy nhiên thì hiện nay, nhiều chủ doanh nghiệp vẫn đang cảm thấy khá mơ hồ với khái niệm này. Vậy giá trị cốt lõi là gì? Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ý nghĩa, yếu tố hình thành, cách xây dựng và các ví dụ điển hình giá trị cốt lõi của doanh nghiệp nhé.
 

Giá trị cốt lõi là gì? Ví dụ về giá trị cốt lõi của doanh nghiệp
 

Cốt lõi là gì?

Cốt lõi là thuật ngữ dùng để mô tả phần quan trọng, tinh túy, chính yếu hay các nguyên tắc đặc sắc nhất của một vấn đề, tổ chức hoặc hệ thống. Đây là những giá trị được chắt lọc, tạo nên nền tảng bền vững để tất cả các thành phần khác xây dựng hoặc tương tác dựa vào. Do đó, cốt lõi thường thể hiện sự quan trọng và không thể thiếu trong một yếu tố tại những ngữ cảnh cụ thể.

Giá trị cốt lõi là gì?

Giá trị cốt lõi (Core values) là thuật ngữ đề cập những cơ sở đặc trưng riêng biệt của một tổ chức, bao gồm các nguyên tắc, tôn chỉ, lý tưởng, niềm tin và định hướng. Những yếu tố này được toàn thể cán bộ nhân viên coi trọng và tuân thủ như một kim chỉ nam hành động vạch ra hướng đi cho mọi quyết định, đồng thời góp phần không nhỏ vào việc xây dựng bản sắc văn hóa doanh nghiệp, làm tiền đề cho chiến lược kinh doanh. Nhìn chung, giá trị cốt lõi sẽ phản ánh bản chất và phẩm chất đạo đức của thực thể đó, định hình cách doanh nghiệp tương tác với môi trường xung quanh và định rõ phương hướng phát triển của tổ chức.

Mặt khác, khi nói về giá trị cốt lõi là gì thì các chuyên gia thường ví core values như "linh hồn" của tổ chức và liên kết nó chặt chẽ với sứ mệnh, tầm nhìn lẫn bản sắc văn hóa của công ty.

Các yếu tố hình thành nên giá trị cốt lõi của doanh nghiệp

Để hình thành nên những giá trị cốt lõi mang tính trung thực, khả thi và tích cực thì doanh nghiệp cần kết hợp mọi thông tin từ cả yếu tố khách quan lẫn chủ quan. 

1. Yếu tố khách quan

Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố khách quan như kỳ vọng, nhu cầu của khách hàng, phản hồi từ nhân viên,... lý giải cho điều này là do quá trình xác định core values được áp dụng cho toàn bộ tổ chức và cả các bên liên quan. Hơn nữa, các giá trị cốt lõi sẽ có tính khả thi cao hơn nếu được hình thành thông qua việc nghiên cứu ý kiến của khách hàng và tổng hợp khảo sát từ nhân viên. Đồng thời, điều này cũng xác định rõ bước nền tảng để đưa các hoạt động kinh doanh tiến triển hướng đến thành công.

2. Yếu tố chủ quan

Yếu tố chủ quan bao gồm các ý tưởng của ban lãnh đạo, sự khao khát thể hiện trong yếu tố cốt lõi cùng những giá trị mà doanh nghiệp có thể mang lại cho khách hàng và cộng đồng. 

Theo đó, mục đích chính của việc xây dựng core values là để định rõ đích đến cuối cùng cho tổ chức, đồng thời cũng góp phần tạo nên động lực và nguyên tắc thúc đẩy quá trình hoạt động kinh doanh. Do đó, giá trị cốt lõi của doanh nghiệp sẽ chịu ảnh hưởng cũng như bị tác động mạnh mẽ từ những yếu tố chủ quan.
 

Giá trị cốt lõi là gì?
 

Giá trị cốt lõi có ý nghĩa thế nào đối với doanh nghiệp?

Không chỉ là một tập hợp các nguyên tắc chính yếu mà giá trị cốt lõi còn trở thành nền tảng định hình bản sắc, hành vi của tổ chức thông qua những ý nghĩa quan trọng sau đây:

1. Kim chỉ nam cho doanh nghiệp

Giá trị cốt lõi được ví như kim chỉ nam hướng dẫn cho mọi hoạt động của doanh nghiệp, giúp nhà lãnh đạo ban hành các quyết định chính xác để đạt được sứ mệnh và các mục tiêu đã đề ra. Ngoài ra, khi những yếu tố then chốt này được truyền đạt một cách nhất quán, rõ ràng thì đội ngũ nhân viên sẽ nhanh chóng hiểu rõ trách nhiệm cá nhân cùng vai trò và vị trí của mình trong tổ chức. Một điểm quan trọng nữa là nếu giá trị của nhân viên phù hợp với giá trị cốt lõi của công ty thì doanh nghiệp bạn sẽ có thể thực hiện các chiến lược và kế hoạch kinh doanh một cách suôn sẻ hơn. 

Mặt khác, giá trị cốt lõi còn là nền tảng để xây dựng văn hóa tổ chức, hình thành nên bản sắc và phẩm chất đạo đức kinh doanh. Chẳng hạn, nếu một doanh nghiệp đặt "chất lượng" làm giá trị cốt lõi, họ sẽ đảm bảo rằng sản phẩm của mình đáp ứng tiêu chuẩn và mang lại sự hài lòng cho người dùng.

2. Tạo sự đồng nhất giữa các thông điệp truyền thông

Nếu được xây dựng và triển khai đúng cách thì giá trị cốt lõi sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc đồng bộ hóa thông điệp truyền thông. Điều này có nghĩa là khi doanh nghiệp sở hữu giá trị cốt lõi rõ ràng và được hiểu đúng bởi nhân viên, thông điệp tiếp thị sẽ trở nên nhất quán hơn, góp phần xây dựng hình ảnh đồng nhất cũng như đáng tin cậy trong tâm trí người dùng.

Ví dụ, nếu giá trị cốt lõi của doanh nghiệp là "tận tâm với khách hàng" thì toàn bộ chiến lược truyền thông sẽ được thiết kế để phục vụ và đáp ứng nhu cầu của người dùng nhằm mang lại sự hài lòng tuyệt đối cho họ. Lúc này, các thông điệp sẽ được hình thành để truyền đạt tinh thần tận tâm với khách hàng từ quảng cáo đến nội dung và những chiến dịch khác trong các kênh marketing của tổ chức.

Tuy nhiên, để đảm bảo core values có thể hỗ trợ nhất quán trong các thông điệp marketing thì doanh nghiệp cần thực hiện giá trị này một cách có chủ ý và đồng bộ. Trường hợp, nếu một hoạt động nào đó của tổ chức không phản ánh đúng giá trị cốt lõi thì thông điệp tiếp thị sẽ không đồng nhất, dẫn đến mất lòng tin từ người dùng..

3. Xây dựng sự gắn kết mạnh mẽ trong đội ngũ nhân viên

Một bộ giá trị cốt lõi hoàn hảo là tiêu chí quan trọng để nhân viên và khách hàng có cái nhìn rõ ràng về bộ mặt của công ty, đồng thời đánh giá liệu rằng doanh nghiệp có đang đi đúng hướng hay chưa. Điều này góp phần xây dựng niềm tin từ phía khách hàng và tạo cảm giác an toàn cho đội ngũ nhân viên. 

Mặt khác, core values còn kích thích tương tác tích cực và tạo động lực phát triển cho nhân viên, từ đó thúc đẩy năng suất cũng như chất lượng công việc. Ngoài ra, bộ giá trị này sẽ hỗ trợ mọi thành viên trong tổ chức hiểu và giúp đỡ lẫn nhau trong một môi trường làm việc năng động, tích cực.

4. Thu hút, chiêu mộ và giữ chân nhân lực tài năng

Đa số người lao động ngày nay đều khao khát kết nối với các công ty có quy mô chặt chẽ, chuyên nghiệp và mang trong mình một giá trị cốt lõi vững chắc. Do đó, sự hiện diện của core values không chỉ quyết định uy tín của doanh nghiệp mà còn là điểm thu hút mạnh mẽ, giúp bạn thuận lợi chiêu mộ những người cộng tác tài năng. Thông qua giá trị cốt lõi, doanh nghiệp có cơ hội tìm kiếm và giữ chân những nhân viên trung thành, đồng hành lâu dài với tổ chức.

5. Nền tảng cho hành vi của nhân viên

Khi doanh nghiệp thiết lập những giá trị cốt lõi, đội ngũ nhân viên sẽ dễ dàng nhận biết bản thân đang đại diện cho cái gì. Lúc này, giá trị cốt lõi không chỉ là những nguyên tắc chỉ đạo hành vi của nhân viên tại nơi làm việc mà còn được xem như tiêu chí hướng dẫn họ đối xử và hành xử một cách chính xác.

Trong bối cảnh kinh tế và xã hội thay đổi không ngừng như hiện nay, giá trị cốt lõi trở nên quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết. Bởi vì nhân viên luôn đặt niềm tin vào những nguyên tắc đạo đức mà doanh nghiệp đã công bố, đồng thời cũng tin tưởng vào cái nhìn vững chắc về một cuộc sống tốt đẹp hơn.
 

Giá trị cốt lõi
 

Cách xác định giá trị cốt lõi của doanh nghiệp

Sau khi nhận thức được tầm quan trọng của giá trị cốt lõi là gì thì bạn cần khởi đầu tìm kiếm những yếu tố then chốt cho công ty của mình. Tuy nhiên, không tồn tại bất kỳ hướng dẫn nào có thể xác định đâu là nguyên tắc đúng hay sai bởi lẽ mỗi doanh nghiệp sẽ có đặc điểm riêng để tạo nên những giá trị phù hợp nhất với tình hình cụ thể của mình. Dù là vậy nhưng để xây dựng bộ giá trị phản ánh đúng bản chất thì quan trọng nhất, bạn phải thực hiện những nhiệm vụ dưới đây:

1. Nhìn sâu vào các giá trị hiện có

Giá trị cốt lõi đúng đắn và phù hợp sẽ được hình thành dựa trên các nguồn lực hiện có của doanh nghiệp. Vì lẽ đó, việc xác định những yếu tố mà công ty đang sở hữu trở nên vô cùng quan trọng trong quá trình này. 

Hơn nữa, giá trị cốt lõi đôi khi có thể xuất hiện như một cách mở rộng tự nhiên của sứ mệnh tổng thể trong công ty. Ví dụ, các nhà sáng lập thương hiệu quần áo Patagonia hướng tới việc sản xuất quần áo ít tác động với môi trường (sứ mệnh) với giá trị cốt lõi là tính bền vững thân thiện với môi trường (điều mà phản ảnh sứ mệnh của công ty). Nhìn chung, việc kiểm tra và hiểu rõ tuyên bố sứ mệnh của doanh nghiệp cùng những giá trị hiện có đôi khi sẽ giúp bạn tìm thấy những giá trị cốt lõi nảy sinh một cách tự nhiên.

2. Tự vấn bản thân những câu hỏi quan trọng

Tự đặt ra cho mình những câu hỏi cơ bản về doanh nghiệp được xem là một phương pháp hiệu quả để làm rõ các giá trị cốt lõi. Một trong những câu hỏi quan trọng có thể đặt ra là: “Công ty sẽ ưu tiên những hành động hay hành vi nào hơn lợi nhuận? (sự chăm chỉ trong công việc, tinh thần kinh doanh, cởi mở hay tâm huyết,...)”. Việc tìm ra câu trả lời chi tiết cho câu hỏi này sẽ giúp làm rõ và định hình các giá trị cốt lõi của công ty bạn.

Thông qua việc tự vấn bản thân, bạn có thể đặt ra mục tiêu thúc đẩy sự đổi mới cho doanh nghiệp bằng cách thay đổi tình trạng hiện tại để đem lại sự cân bằng giữa công việc với cuộc sống, đồng thời mang đến hạnh phúc cho đội ngũ nhân viên và khách hàng. 
 

Cốt lõi
 

3. Tham khảo ý kiến từ khách hàng

Thực tế cho thấy, chìa khóa để phát triển giá trị cốt lõi và đảm bảo một tương lai lâu bền cho doanh nghiệp chính là lắng nghe phản hồi từ khách hàng. Người dùng ngày nay không chỉ quan tâm về dịch vụ xuất sắc hay sản phẩm tốt mà còn tìm kiếm những yếu tố độc đáo để phân biệt công ty của bạn với các đối thủ khác. Bằng cách xem xét đánh giá và phản hồi của khách hàng, bạn có thể tích hợp lời khuyên của họ vào giá trị cốt lõi của tổ chức.

Để xây dựng giá trị cốt lõi, doanh nghiệp có thể thực hiện khảo sát ý kiến người dùng thông qua cuộc trò chuyện hoặc biểu mẫu với những câu hỏi như sau:

- Điều gì đã làm cho khách hàng lựa chọn dịch vụ / sản phẩm của bạn?

- Với họ, doanh nghiệp bạn có điểm gì nổi bật?

- Tại sao họ quay trở lại sử dụng dịch vụ của bạn?

4. Xác định những tính cách mà doanh nghiệp cần ở một nhân viên

Trong xã hội lý tưởng, giá trị cốt lõi của một công ty sẽ được định rõ đến mức mọi quyết định đều dựa trên những nguyên tắc ấy, kể cả tuyển dụng nhân sự. Lúc này, các giá trị cốt lõi được xem là cơ sở để hình thành cả quy trình tuyển dụng và quản lý nhân sự, đồng thời chúng cần đủ cụ thể để thu hút những người muốn gắn bó với công ty. 

Chẳng hạn, nếu giá trị cốt lõi là thúc đẩy sự đổi mới liên tục thông qua việc chấp nhận rủi ro, có thể sẽ bạn sẽ cảm thấy e ngại khi tuyển dụng những người theo đuổi sự kín kẽ và thận trọng. Lúc này, việc tìm kiếm người ưa chuộng sự cải tiến và sẵn sàng đối mặt với rủi ro có thể là lựa chọn hợp lý hơn để phản ánh chính những giá trị mà công ty đặt ra. Vậy nên để trở thành một thành công ty tốt nhất, bạn cần có những giá trị cụ thể, nhất quán và đặc biệt cần phù hợp với tính cách của kiểu người mà bạn muốn đồng hành hay doanh nghiệp cần ở một nhân viên.

5. Brainstorm với các cộng sự 

Tập hợp những cá nhân đáng tin cậy và có năng lực nhất trong đội ngũ nhân viên để cùng nhau phân tích, brainstorm và xác định giá trị cốt lõi của công ty là một bước quan trọng. Với vai trò là người chủ trì cuộc họp, bạn cần thể hiện khả năng tự chủ của mình bằng việc gợi mở cho sự thảo luận và khuyến khích mọi người nói lên ý kiến cá nhân một cách trung thực mà không cần e ngại bất cứ điều gì. 

Cuối cùng, kết thúc buổi thảo luận, toàn bộ nhóm sẽ cùng nhau xây dựng danh sách giá trị cốt lõi cho doanh nghiệp. Những yếu tố này sẽ được kiểm tra và đánh giá sau đó vài tuần, vài tháng hoặc thậm chí một khoảng thời gian dài hơn. Nếu nhóm vẫn đồng thuận với các giá trị được đề xuất thì bạn có thể chính thức công bố giá trị cốt lõi của công ty.
 

Giá trị
 

Ví dụ về giá trị cốt lõi của các doanh nghiệp hàng đầu

Không chỉ cần hiểu rõ những giá trị nội tại ở bên trong tổ chức và đối tượng khách hàng mục tiêu mà bạn cũng nên tìm nguồn cảm hứng và học hỏi các giá trị cốt lõi từ những thương hiệu lớn tại Việt Nam và cả trên thế giới để rút ra những bài học quý báu cho chính mình. 

1. Ví dụ về giá trị cốt lõi của doanh nghiệp dẫn đầu thế giới

Dưới đây là một số ví dụ minh họa về giá trị cốt lõi của các doanh nghiệp dẫn đầu trên thế giới. Tin chắc những nguyên tắc này sẽ mang đến cho bạn một góc nhìn độc đáo, sâu sắc hơn về sự thành công của những tổ chức danh tiếng đó.

Giá trị cốt lõi của Google

Một công ty có sức ảnh hưởng lớn như “gã khổng lồ công nghệ” Google chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng khi tìm hiểu về 10 giá trị cốt lõi mà họ theo đuổi:

- Tập trung vào khách hàng và mọi thứ khác sẽ tự theo sau.

- Tôn trọng giá trị thời gian - Nhanh sẽ tốt hơn chậm.

- Hãy tập trung làm một điều và thực hiện đến cùng.

- Bình đẳng trong mọi việc.

- Bạn có thể nghiêm túc mà không cần mặc bộ vest lịch lãm.

- Kiếm tiền mà không làm những điều xấu.

- Không cần ở một vị trí, không gian cố định khi làm việc.

- Khuyến khích sự sáng tạo vượt qua mọi giới hạn.

- Thông tin là vô hạn.

- Xuất sắc chỉ là điểm khởi đầu.

Giá trị cốt lõi của Unilever

Là một trong những tập đoàn lớn nhất thế giới và hoạt động đa quốc gia, Unilever luôn xác định một cách rõ ràng giá trị cốt lõi sẽ làm nền tảng cho mọi quyết định và hành động, cụ thể:

- Không ngừng đổi mới hướng đến sự tích cực.

- Đề cao sự công bằng.

- Sẵn sàng hợp tác.

- Đặt mục tiêu rõ ràng để đem lại sản phẩm tốt nhất đến người dùng.
 

Ví dụ về giá trị cốt lõi
 

Giá trị cốt lõi của Samsung

Đặt con người là tâm điểm của mọi hoạt động, giá trị cốt lõi của Samsung tập trung vào mục tiêu bảo vệ và thúc đẩy sự phát triển của cá nhân.

- Con người

- Ưu tú

- Liêm chính

- Đổi mới

- Đồng thịnh vượng

Giá trị cốt lõi của Apple

Bốn giá trị cốt lõi dưới đây đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố thành công vững chắc của Apple trên thị trường toàn cầu ngày nay, cụ thể:

- Trợ năng: cho phép người dùng điều chỉnh thiết bị theo ý muốn cá nhân và biến mọi khoảnh khắc thành những câu chuyện sống động.

- Môi trường: Apple cam kết cắt giảm lượng phát thải bằng cách sử dụng các cải tiến về chất liệu, dùng điện năng sạch và giảm thiểu phát thải carbon.

- Quyền riêng tư: đây được coi là một quyền cơ bản của con người và Apple luôn coi trọng điều này.

- Trách nhiệm nhà cung cấp: không ngừng học hỏi, sáng tạo, thay đổi và nâng cao tiêu chuẩn là nhiệm vụ hàng đầu.

Giá trị cốt lõi của Coca - Cola

Là một thương hiệu nước giải khát hàng đầu thế giới, Coca-Cola đã định rõ 5 giá trị cốt lõi quan trọng của mình như sau:

- Tinh thần kinh doanh: nhìn nhận bản thân là một công ty kinh doanh, Coca-Cola không ngừng tìm kiếm sự sáng tạo để đổi mới và phát triển.

- Trách nhiệm: Coca-Cola tin rằng mình có trách nhiệm đối với nhân viên, người tiêu dùng, cộng đồng và môi trường.

- Chất lượng: Coca-Cola cam kết cung cấp các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao nhất, hỗ trợ mục tiêu của họ về sự hài lòng của khách hàng.

- Sự đổi mới: luôn tìm kiếm những cách mới để cải thiện sản phẩm và dịch vụ là một giá trị cốt lõi giúp Coca-Cola duy trì tầm quan trọng trong thị trường.

- Tính bền vững: cam kết hoạt động một cách bền vững, hạn chế tác động đến môi trường.
 

Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp
 

2. Ví dụ về giá trị cốt lõi của doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam

Ngoài những doanh nghiệp dẫn trên đầu thế giới thì bạn cũng có thể tham khảo và học hỏi các giá trị cốt lõi từ những công ty đình đám ở Việt Nam, cụ thể:

Giá trị cốt lõi của Vingroup

Được dẫn dắt bởi tỷ phú Phạm Nhật Vượng tài ba, tập đoàn Vingroup thường xuyên thực hiện công việc của mình dựa trên 6 giá trị cốt lõi:

- Tín: cam kết bảo vệ danh dự doanh nghiệp bằng cách duy trì và cam kết về tiến độ cũng như chất lượng sản phẩm / dịch vụ. Điều này đồng nghĩa với việc họ sẽ làm việc chăm chỉ và nỗ lực hết mình.

- Trí: là đòn bẩy quan trọng để phát triển và tạo ra bản sắc cho từng sản phẩm. Họ còn đề cao tinh thần tìm tòi, dám nghĩ dám làm, tự học và ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ - kỹ thuật vào quá trình sản xuất.

- Tâm: luôn tuân thủ luật pháp, duy trì đạo đức xã hội và nghề nghiệp. Họ đặt lợi ích của người tiêu dùng làm trung tâm và sẵn sàng phục vụ, chăm sóc khách hàng bằng sự tự nguyện.

- Nhân: không chỉ thực hiện các chính sách phúc lợi cho nhân viên mà Vingroup còn xây dựng mối quan hệ đối tác và khách hàng dựa trên tình nhân ái.

- Tốc: Vingroup áp dụng tôn chỉ "tốc độ, hiệu quả trong từng hành động" như là một giá trị cốt lõi, tạo ra bản sắc riêng và động lực cho sự phát triển.

- Tinh: mang đến giá trị tinh hoa trong mọi khía cạnh từ con người, sản phẩm, dịch vụ đến xã hội và cuộc sống.

Giá trị cốt lõi của Vinamilk

Sự cam kết của Vinamilk - một trong những công ty có môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam được thể hiện qua những giá trị cốt lõi sau:

- Chính trực: trung thực, liêm chính trong cách ứng xử và trong tất cả các giao dịch.

- Tôn trọng: được thể hiện qua sự tôn trọng công ty, bản thân, đối tác, đồng nghiệp và hợp tác dựa trên sự tôn trọng.

- Đạo đức: cam kết tuân thủ các tiêu chuẩn, nguyên tắc đạo đức đã được thiết lập và hành động một cách nhất quán với những giá trị này.

- Tuân thủ: tuân thủ luật pháp, các quy chế, bộ quy tắc ứng xử, chính sách, quy định của công ty.

- Công bằng: công bằng với khách hàng, nhân viên, nhà cung cấp và các bên liên quan khác.

Giá trị cốt lõi của Viettel

“Hãy nói theo cách của bạn” là câu khẩu hiệu đã in dấu ấn sâu đậm trong lòng người dân Việt Nam qua bao thế hệ. Để phản ánh cho câu nói đó thì Viettel luôn tuân theo 8 giá trị cốt lõi sau: Thực tiễn - Thách thức - Thích ứng - Sáng tạo - Hệ thống - Đông tây - Người lính - Ngôi nhà chung Viettel”

- Thực tiễn là tiêu chí để kiểm nghiệm chân lý.

- Trưởng thành bằng những thách thức và thất bại.

- Thích ứng nhanh tạo nên sức mạnh cạnh tranh.

- Truyền thống và cách làm của người lính.

- Tư duy hệ thống.

- Sáng tạo là sức sống.

- Kết hợp Đông và Tây.

- Viettel là ngôi nhà chung.

Giá trị cốt lõi của FPT

"Tôn, Đổi, Đồng - Chí, Gương, Sáng" là những yếu tố quan trọng, không thể thiếu trong việc tạo nên bộ GEN của FPT, đại diện cho tinh thần FPT. Ngoài ra, các giá trị cốt lõi này còn mang đến nguồn động viên mạnh mẽ thúc đẩy lãnh đạo cùng đội ngũ cán bộ nhân viên nỗ lực và sáng tạo không ngừng vì lợi ích chung của cộng đồng, khách hàng, cổ đông hay các bên liên quan khác.

- Tôn trọng từng người thông qua sự bao dung, lắng nghe và yêu thương.

- Luôn có tinh thần đổi mới để không ngừng tiến bộ.

- Đề cao tinh thần đồng đội và tập thể.

- Người lãnh đạo luôn chí công, nhân viên chỉ cần làm việc mà không cần xu nịnh.

- Sáng suốt, có tầm nhìn xa và quyết đoán trong mọi hành động.

- Lãnh đạo là người gương mẫu.
 

Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp là gì?
 

Như vậy qua bài viết này, Phương Nam 24h đã chia sẻ đến bạn khái niệm giá trị cốt lõi là gì và những ví dụ thực tiễn về core values. Nhìn chung, giá trị cốt lõi là nền tảng cơ bản giúp doanh nghiệp xây dựng và phát triển những bản sắc riêng biệt để thu hút nhân tài, khách hàng cũng như cạnh tranh với đối thủ. Hơn nữa, những nguyên tắc chính yếu này không chỉ giúp tổ chức tạo ra danh tiếng và uy tín mạnh mẽ mà còn hướng tới một sự phát triển vững bền trong thị trường đầy khắc nghiệt.

Nội dung liên quan

Tin Kinh doanh khác

Hashtag là gì? Cẩm nang sử dụng hashtag thu hút người xem

Hashtag là gì? Cẩm nang sử dụng hashtag thu hút người xem

Hashtag không chỉ giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm nội dung mà còn tạo ra cơ hội kết nối giữa thương hiệu và khách hàng hiệu quả.
Cẩm nang kinh doanh hoa Tết ít vốn nhưng siêu lợi nhuận

Cẩm nang kinh doanh hoa Tết ít vốn nhưng siêu lợi nhuận

Kinh doanh hoa tươi vào dịp Tết không còn là một ý tưởng mới mẻ nhưng để thu hút khách hàng, bạn cần có chiến lược độc đáo, hiệu quả.
Khách hàng mục tiêu là gì? Tầm quan trọng và phương pháp hiệu quả

Khách hàng mục tiêu là gì? Tầm quan trọng và phương pháp hiệu quả

Khi hiểu rõ khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa các chiến lược đầu tư vào sản phẩm, marketing hay phát triển dịch vụ.
Chi phí chìm là gì? Cách tính chi phí chìm chính xác nhất

Chi phí chìm là gì? Cách tính chi phí chìm chính xác nhất

Chi phí chìm là những khoản đã phát sinh và không thể thu hồi từ quyết định kinh doanh hoặc tài chính trong hiện tại hay tương lai.
Chi phí ẩn trong kinh doanh: Hiểu đúng để quyết định đúng

Chi phí ẩn trong kinh doanh: Hiểu đúng để quyết định đúng

Implicit cost là chi phí ẩn không thể hiện trực tiếp trong sổ sách kế toán nhưng ảnh hưởng đáng kể đến quyết định của doanh nghiệp.
Đón đầu 8 xu hướng kinh doanh 2025 để làm chủ cuộc chơi

Đón đầu 8 xu hướng kinh doanh 2025 để làm chủ cuộc chơi

Nắm bắt xu hướng kinh doanh 2025 là cơ hội để doanh nghiệp cải thiện chiến lược và tối ưu mô hình kinh doanh trong kỷ nguyên số.