Brainstorming là gì? Các bước brainstorming hiệu quả

Thuật ngữ brainstorming có lẽ đã trở nên vô cùng quen thuộc với nhiều người, đặc biệt là dân văn phòng. Ngày nay, phương pháp tư duy này đang được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết những vấn đề phức tạp, tạo ra sản phẩm mới và tự do đề xuất các ý tưởng độc đáo mà không bị phán xét ngay từ đầu. Qua quá trình brainstorming, các thành viên trong nhóm có cơ hội học tập, phát triển kỹ năng giao tiếp, cộng tác và sáng tạo, từ đó nâng cao hiệu suất làm việc nhóm. Vậy brainstorming là gì? Làm thế nào để "động não" một cách hiệu quả để đưa ra các giải pháp khả thi nhất cho vấn đề đang đối mặt? Hãy cùng chúng tôi giải đáp những vấn đề ngay trong bài viết dưới đây nhé!
 

Brainstorming là gì? Các bước brainstorming hiệu quả
 

Brainstorming là gì?

Brainstorming là phương pháp tư duy sáng tạo, tập trung vào việc tìm kiếm những ý tưởng mới và đề xuất nhiều giải pháp linh hoạt cho một vấn đề cụ thể. Với kỹ thuật này, tất cả mọi người đều được khuyến khích đưa ra ý kiến và chia sẻ quan điểm một cách tự do, cởi mở mà không phải chịu bất kỳ một sự phán xét nào. Mục tiêu cuối cùng của brainstorming là kết nối ý tưởng, bằng cách nhóm chúng lại hoặc phát triển những giá trị mới từ các ý tưởng hiện có để tiếp cận vấn đề qua nhiều góc độ khác nhau và tạo ra một loạt ý tưởng mới. Thường thì quá trình “động não” sẽ được thực hiện khi làm việc nhóm nhưng cũng có thể áp dụng cho từng cá nhân riêng lẻ. 

Phương pháp này giúp tận dụng tối đa sức mạnh của từng thành viên, loại bỏ mọi rào cản về khả năng thực hiện hay tính khả thi nên vì lẽ đó mà mọi người có thể tự do nảy ra những ý tưởng sáng tạo, thậm chí là “điên rồ” mà không cần lo lắng sẽ bị ai đó phê bình. Dĩ nhiên, các ý tưởng được tạo ra ban đầu này sẽ trải qua quá trình sàng lọc và đánh giá để tìm ra phương án tốt nhất cho vấn đề. Một số ý tưởng có thể phát triển thành những giải pháp mới, sáng tạo và độc đáo, trong khi những tư duy khác lại là cơ sở để sinh ra thêm nhiều ý tưởng mới. 

Vì vậy mà trong các phiên brainstorming, ý kiến chủ quan nên được trì hoãn, tránh phê bình hoặc khen ngợi ý tưởng ngay từ đầu bởi lẽ điều này sẽ làm chậm trễ quá trình nảy sinh ý tưởng mới cũng như giới hạn tính sáng tạo. 

Phương pháp brainstorm bắt nguồn từ đâu?

Brainstorming ra đời vào năm 1953, được giới thiệu bởi doanh nhân - nhà lý thuyết sáng tạo Alex Osborn trong cuốn sách "Applied Imagination". Sau khi xuất bản thì cuốn sách này đã nhanh chóng phổ biến và trong vòng 5 năm tiếp theo, 8 trong số 10 công ty lớn nhất tại Mỹ đã tích cực sử dụng kỹ thuật tư duy brainstorming.

Từ khi ra đời đến nay, phương pháp brainstorming đã trải qua nhiều quá trình phát triển và nghiên cứu với nhiều cải tiến hơn. Tuy nhiên, mặc dù đã trôi qua nhiều thập kỷ như vậy nhưng cốt lõi của kỹ thuật này vẫn giữ nguyên và nó vẫn là một trong những phương tiện đầu tiên xuất hiện trong tâm trí nhiều người khi muốn nảy ra những ý tưởng sáng tạo.

Vai trò của phương pháp brainstorming

Kỹ thuật brainstorming hiện đang được áp dụng rộng rãi trong nhiều môi trường làm việc, dù cho đó là hoạt động nhóm hay tư duy cá nhân bởi những lợi ích sau đây:

- Tạo điều kiện cho mọi người suy nghĩ tự do, cởi mở mà không sợ bị đánh giá hay phê phán.

- Khích lệ sự hợp tác để giải quyết vấn đề và tạo ra những ý tưởng sáng tạo.

- Tạo ra một lượng lớn ý tưởng nhanh chóng, có thể được điều chỉnh và kết hợp để tìm được giải pháp tối ưu.

- Nhanh chóng đi đến sự đồng thuận, từ đó tạo ra một lộ trình toàn diện hơn.

- Mở ra các quan điểm khác nhau và khám phá cơ hội cho sự đổi mới vượt trội.

- Tạo điều kiện cho các thành viên thoải mái hơn khi trao đổi ý tưởng mà không cảm thấy áp lực về khả năng hay kỹ năng cá nhân.

- Không ai sở hữu độc quyền kết quả, tạo điều kiện cho sự đóng góp tuyệt đối của toàn bộ nhóm.
 

Brainstorming
 

Bật mí 4 nguyên tắc cơ bản của brandstorm

Dù đã trải qua nhiều quá trình phát triển nhưng bốn nguyên tắc cơ bản của Osborne vẫn là những hướng dẫn quan trọng khi áp dụng phương pháp này:

- Số lượng hơn chất lượng: nhấn mạnh rằng ban đầu cần đưa ra nhiều ý tưởng, sau đó sẽ tiến hành sàng lọc và tinh chỉnh thì chắc chắn sẽ tìm được những ý tưởng chất lượng, hợp nhất và phát triển hơn nữa.

- Nói không với những lời chỉ trích: yêu cầu thành viên trong nhóm tự do, cởi mở đưa ra tất cả ý tưởng mà họ nghĩ ra, đồng thời không được áp đặt hay chỉ trích bất kỳ ai.

- Khuyến khích ý tưởng điên rồ: thúc đẩy thành viên trong nhóm mang đến những suy nghĩ mới lạ, ý tưởng điên rồ để tăng cường sự sáng tạo trong quá trình đưa ra kết luận cuối cùng.

- Kết hợp, tinh chỉnh và cải thiện ý tưởng: xây dựng dựa trên ý tưởng và tạo ra sự kết nối giữa các đề xuất khác nhau để tiếp tục đi đến quá trình giải quyết vấn đề.

Các bước brainstorming hiệu quả, dễ thực hiện

Brainstorming đóng vai trò quan trọng trong việc khuyến khích đổi mới và tạo ra môi trường làm việc cộng tác trong nhóm. Không có một cách duy nhất nào là đúng để tổ chức một phiên brainstorming và mỗi cá nhân hoặc nhóm cần tạo ra một quy trình phù hợp nhất với họ. Tuy nhiên thì chung quy lại, để tạo nên một phiên brainstorming hiệu quả và thành công, bạn có thể thực hiện theo các bước brainstorming đơn giản sau đây nhé:

Bước 1: Xác định vấn đề

Điều quan trọng đầu tiên là phải xác định rõ vấn đề cần thực hiện brainstorming và để làm được điều này, bạn cần trả lời những câu hỏi như:

- Vấn đề là gì? 

- Vấn đề này gặp khó khăn, vướng mắc ở đâu? 

- Nên áp dụng các kỹ thuật nào để việc thực hiện brainstorming được diễn ra hiệu quả?

Tuy nhiên, sau khi giải đáp các câu hỏi trên, nếu vẫn chưa xác định được vấn đề thì bạn hãy đặt thêm những câu hỏi liên quan để phân giải từng mắt xích nhỏ một.

Bước 2: Thống nhất các quy định trong quá trình brainstorming

Quy định đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng nên nền tảng cho một tổ chức làm việc chuyên nghiệp hơn. Vậy nên trong quá trình thực hiện brainstorming nhóm, việc xác định rõ trưởng nhóm, người ghi chép thông tin và các thành viên tham gia là quan trọng. Mọi người cần tuân thủ những quy định đã đặt ra và đảm bảo sự thống nhất trong quá trình thực hiện.

Một số quy tắc cần được thảo luận và thỏa thuận trước khi bắt đầu bao gồm:

- Tôn trọng đồng đội và ý kiến của họ.

- Mọi thành viên đều có quyền và nghĩa vụ đưa ra ý kiến của mình.

- Hạn chế tiếng ồn để không làm phiền người khác trong khi họ đang suy nghĩ.

- Quy tắc về thời gian thực hiện brainstorming.

- Khuyến khích lắng nghe và phản hồi ý kiến của người khác.
 

Brainstorm là gì?
 

Bước 3: Chia sẻ ý tưởng và ghi chép các ý kiến 

Nếu brainstorm theo nhóm, người trưởng nhóm cần thúc đẩy từng thành viên lần lượt chia sẻ suy nghĩ và ý tưởng của họ. Trong quá trình này, nhiệm vụ của thư ký là ghi chép toàn bộ các quan điểm được đưa ra. Bên cạnh đó, các thành viên cũng có thể tự ghi lại để sau đó dễ dàng hơn trong việc thảo luận và bình luận về ý kiến của người khác. Ngoài ra, việc ghi chép cũng không phải là điều ngoại lệ khi thực hiện brainstorming cá nhân. 

Một mẹo nhỏ mà bạn nên lưu ý là không nên bỏ qua bất kỳ ý tưởng nào và việc ghi chép cần được thực hiện một cách cẩn thận, bao gồm cả những ý tưởng có vẻ không thực tế nhất. Đồng thời, tạo điều kiện và khuyến khích tất cả mọi người thoải mái và tự do khi chia sẻ ý kiến của mình.

Bước 4: Sàng lọc ý tưởng

Sau khi nhóm hoặc cá nhân đã hoàn tất việc đóng góp ý kiến, hãy tiến hành một cuộc xem xét kỹ lưỡng rồi sau đó gộp những ý tưởng tương đồng và loại bỏ những ý kiến được cho là không khả thi. Tuy nhiên, trước khi quyết định gạt đi một ý tưởng nào, bạn cần đảm bảo có sự đồng thuận từ tất cả mọi người để tránh những sai lầm sau này.

Bước 5: Đánh giá, phát triển, và kết luận 

Bước này được thực hiện để giúp cá nhân hoặc nhóm đánh giá lại một lần nữa những ý tưởng đã được đưa ra và chọn lựa một phương án tối ưu nhất. Tại đây, vai trò của người lãnh đạo trở nên vô cùng quan trọng, giúp đảm bảo rằng quá trình đưa ra kết luận được diễn ra một cách khách quan và cân đối.

6 kỹ thuật hỗ trợ quá trình brainstorming được áp dụng phổ biến 

Mỗi người sẽ có cách tư duy và suy nghĩ riêng biệt để đưa ra những ý tưởng độc đáo của mình. Việc áp dụng các kỹ thuật là cần thiết để đảm bảo hiệu quả tối ưu trong quá trình thực hiện brainstorm. Hiện nay, một số kỹ thuật được khuyến khích áp dụng trong quá trình sáng tạo ý tưởng có thể kể đến là:

- Kỹ thuật suy nghĩ ngược: cho phép mọi người đưa ra các ý tưởng ngược lại với những đề xuất hiện tại để mở rộng phạm vi brainstorming và tạo ra những giải pháp sáng tạo, mới lạ.

- Starbursting: tập trung vào quá trình đặt ra các câu hỏi hơn là chỉ chăm chăm vào việc trả lời, điều này giúp mọi người hiểu rõ ý tưởng và nhận biết những thách thức trước khi thực hiện.

- Rolestorming: cho phép các thành viên đưa ra quan điểm và ý tưởng dưới danh tính của một người khác.

- The stepladder technique - kỹ thuật bậc thang: thúc đẩy sự tham gia của mọi thành viên, dù là người nhút nhát, ít tương tác nhất để họ có cơ hội suy nghĩ và hoạt động sôi nổi hơn.

- Round-Robin brainstorming: tạo điều kiện cho cuộc thảo luận tự do, thoải mái mà không bị phán xét bởi bất kỳ một ý kiến chủ quan nào, điều này giúp mọi người có thể cởi mở đưa ra những ý tưởng dù là điên rồ nhất.

- Phương pháp Crawford: giúp mỗi cá nhân đưa ra quan điểm và đóng góp một cách tích cực, đồng thời nhận được sự tán thành từ các thành viên khác để khuyến khích tinh thần sáng tạo.

Người lãnh đạo nhóm cần nắm vững những kỹ thuật này để điều khiển hiệu quả quá trình brainstorming, từ đó thúc đẩy tinh thần và tạo ra những ý tưởng xuất sắc cũng như đóng góp vào giải quyết vấn đề một cách hiệu quả.
 

Brainstorming là gì?
 

Một số lưu ý khi brainstorming bạn không nên bỏ qua

Phương pháp tư duy brainstorming đóng một vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong quá trình định hình vấn đề và tìm kiếm cách giải quyết. Tuy nhiên, sẽ có sự khác biệt giữa việc áp dụng theo nhóm và cá nhân, do đó mà bạn cần lưu ý một số điều sau:

1. Lưu ý quan trọng khi brainstorm theo nhóm 

Khi một nhóm cần thảo luận để tạo ra ý tưởng cho một buổi thuyết trình hoặc tìm ý tưởng cho chiến dịch quảng bá, giới thiệu sản phẩm mới thì đó là lúc mà brainstorming trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, trong khi thực hiện brainstorming theo nhóm, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

- Lựa chọn thời điểm phù hợp: điều này rất quan trọng vì tâm trạng và năng lượng của mỗi người trong nhóm có thể ảnh hưởng đáng kể đến quá trình brainstorm. Vậy nên hãy chọn lúc mọi người có tinh thần tích cực nhất và dành khoảng 30 - 60 phút để cùng nhau động não.

- Địa điểm yên tĩnh: các phòng họp cách âm thường là lựa chọn tốt nhất để tránh tiếng ồn từ bên ngoài. Nếu không có phòng họp cách âm, hãy chọn một nơi yên tĩnh để tránh những yếu tố xao lãng. Ngoài ra, các thành viên nên tạm thời tắt các thiết bị điện tử nhằm tập trung tốt hơn.

- Ghi chép ý tưởng: việc ghi chép và lưu lại ý tưởng của từng thành viên là quan trọng để nhóm có tư liệu để thảo luận, từ đó chọn ra ý tưởng tốt nhất.

- Tôn trọng ý kiến: hãy tích cực lắng nghe ý tưởng của mọi người và không đưa ra những lời phê bình hay chỉ trích. Đồng thời, trưởng nhóm cần tạo một bầu không khí thoải mái để mọi người dễ dàng chia sẻ suy nghĩ của họ.

2. Lưu ý khi brainstorm cá nhân

Khi bạn cần động não một mình để tìm ra giải pháp cho một câu hỏi hay vấn đề nào đó, bạn có thể áp dụng những chỉ dẫn sau để quá trình brainstorm cá nhân diễn ra suôn sẻ hơn:

- Chọn địa điểm thích hợp: lựa chọn một không gian yên tĩnh, không bị ảnh hưởng bởi những yếu tố bên ngoài sẽ giúp bạn tập trung động não một cách hiệu quả. 

- Thả lỏng cơ thể và tập trung vào vấn đề: chỉ khi hiểu rõ về những thách thức đang gặp phải thì bạn mới có thể nắm bắt được tất cả các khía cạnh quan trọng, từ đó xâu chuỗi lại các điểm liên quan, tránh việc bỏ sót những yếu tố cốt lõi.

- Mở rộng tư duy: cho phép mọi ý nghĩ và dòng suy tưởng đều được "cởi mở". Mọi ý tưởng nảy sinh trong đầu bạn khi đang brainstorming đều có giá trị và đáng để ghi chép bởi lẽ điều bất ngờ thường xuất phát từ những ý tưởng tầm thường nhất.

- Ghi chép ý tưởng: lưu lại mọi ý tưởng để tạo ra một hình dung tổng quan. Tiếp theo, bạn có thể phân tích, lồng ghép và phát triển chúng để tạo ra giải pháp tối ưu cuối cùng. 

Những sai lầm thường gặp khi brainstorming

Ngoài những lưu ý ở trên thì bạn cũng cần tránh một số sai lầm khi thực hiện phương pháp tư duy brainstorming cho cả nhóm và cá nhân dưới đây:

- Chỉ trích quan điểm của nhau: việc này có thể tạo ra không khí căng thẳng trong nhóm, khiến mọi người cảm thấy ngần ngại chia sẻ suy nghĩ và ý tưởng của mình.

- Ít người tham gia đóng góp: nếu chỉ một số ít thành viên trong nhóm chủ động đóng góp ý kiến thì hiệu quả của buổi brainstorming sẽ bị giảm sút, điều này cũng kéo theo việc nhóm bị mất tinh thần và động lực để tiếp tục động não. 

- Không ghi chú tất cả ý tưởng: đôi khi những ý tưởng nhìn như “điên rồ” và tầm thường lại chứa đựng giá trị lớn. Do đó, việc bỏ qua chúng có thể làm mất cơ hội tiềm năng cho sự sáng tạo.

- Không chọn đúng thời điểm và địa điểm: sức khỏe tinh thần và thể chất không tốt cùng với môi trường ồn ào có thể ảnh hưởng đến hiệu suất của buổi brainstorming.

- Thiếu sự bình đẳng trong chia sẻ: mọi thành viên cần được phép chia sẻ ý kiến một cách bình đẳng và không có người nào nên bị cô lập hoặc đánh giá thấp. Sự tôn trọng và công bằng giữa các thành viên là quan trọng để tạo ra một môi trường sáng tạo.
 

Ví dụ về brainstorming
 

Như vậy qua bài viết này, Phương Nam 24h đã chia sẻ đến bạn khái niệm brainstorm là gì, vai trò và các bước triển khai brainstorming hiệu quả. Đây không chỉ là công cụ hữu ích trong học tập và công việc mà còn trở thành phương pháp độc đáo khuyến khích sự phát triển của tư duy cũng như tạo ra một môi trường làm việc sáng tạo, năng suất hơn. Dù bạn thực hiện brainstorming theo nhóm hay cá nhân thì những ý tưởng xuất sắc chính là “quả ngọt” mà bạn sẽ “thu hoạch” nếu kỹ thuật tư duy này được triển khai một cách hiệu quả.

Nội dung liên quan

Tin Tổng hợp khác

CTA là gì? Hướng dẫn tạo lời kêu gọi hành động hiệu quả

CTA là gì? Hướng dẫn tạo lời kêu gọi hành động hiệu quả

Hiểu rõ CTA và cách áp dụng những nguyên tắc tạo lời kêu gọi hành động hiệu quả sẽ giúp bạn đạt được kết quả, mục tiêu như mong muốn.  
Storytelling là gì? Nghệ thuật kể chuyện với storytelling

Storytelling là gì? Nghệ thuật kể chuyện với storytelling

Khám phá nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn với storytelling để giúp bạn thành công đưa chiến dịch marketing của mình lên tầm cao mới.
Manifest là gì? Mở khóa sức mạnh tâm trí với manifestation

Manifest là gì? Mở khóa sức mạnh tâm trí với manifestation

Biết cách mở khóa sức mạnh tâm trí với luật hấp dẫn manifest sẽ giúp bạn đạt được những điều mà mình hằng mong muốn.
Celeb là gì? Những điều cần biết về celebrity marketing

Celeb là gì? Những điều cần biết về celebrity marketing

Khám phá cách tận dụng celeb trong marketing hiệu quả để giúp bạn đạt được mục tiêu kinh doanh và đưa thương hiệu lên tầm cao mới.
Tư duy phản biện là gì? Bí quyết rèn luyện tư duy phản biện

Tư duy phản biện là gì? Bí quyết rèn luyện tư duy phản biện

Tư duy phản biện là khả năng suy luận và đánh giá thông tin một cách logic để đưa ra lập luận chính xác khi đối mặt với vấn đề.  
Flex là gì? Giải mã lý do trend flex khuynh đảo mạng xã hội

Flex là gì? Giải mã lý do trend flex khuynh đảo mạng xã hội

Flexing không chỉ dừng lại trong việc khoe khoang mà còn tạo động lực và là nguồn cảm hứng để mọi người vượt qua giới hạn bản thân.