Kỹ năng là gì? Các loại kỹ năng quan trọng trong cuộc sống

Chắc hẳn rằng đã không ít lần bạn nghe qua hai từ kỹ năng bởi lẽ đây là một thuật ngữ được đề cập nhiều trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, xuất hiện tại trường học, nơi làm việc và cả ngay tại gia đình mình. Những người sở hữu kỹ năng tốt thường có thể đối mặt và vượt qua mọi thách thức trong đời sống hằng ngày một cách dễ dàng. Vậy thực chất, kỹ năng là gì? Có những loại kỹ năng nào quan trọng mà bạn nên trang bị? Hãy đồng hành cùng chúng tôi ngay trong bài viết này để khám phá những bí quyết phát triển kỹ năng cho bản thân nhanh chóng và hiệu quả nhất nhé!
 

Kỹ năng là gì? Các loại kỹ năng quan trọng trong cuộc sống
 

Kỹ năng là gì?

Kỹ năng (skill) là khả năng vận dụng kiến thức và sự hiểu biết của bản thân vào các tình huống thực tế để thực hiện hay giải quyết một vấn đề nào đó, chẳng hạn như trong lĩnh vực kỹ thuật, chuyên môn, các hoạt động liên quan đến cảm xúc, sinh tồn, giao tiếp,....

Còn theo nhà tâm lý học Liên Xô L.Đ.Lêvitôv, kỹ năng là quá trình thực hiện một động tác hoặc hoạt động phức tạp nào đó thông qua sự lựa chọn và áp dụng cách thức đúng, có tính đến các điều kiện cụ thể. 

Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau về kỹ năng nhưng chung quy lại, skill là khả năng vận dụng năng lực của một người để thích nghi, học hỏi hoặc giải quyết một hay nhiều vấn đề với mục tiêu tạo ra kết quả như mong đợi. Do đó mà những người sở hữu càng nhiều kỹ năng xuất sắc thì càng có khả năng đối mặt tốt với mọi vấn đề và đạt được thành công đáng kể trong lĩnh vực chuyên môn của họ.

Các loại kỹ năng thiết yếu trong cuộc sống

Nhận thức về vai trò quan trọng của skill là gì trong cuộc sống và công việc, các chuyên gia đã phân chia kỹ năng thành ba loại chính như sau: kỹ năng chuyên sâu, kỹ năng mềm và kỹ năng sống.

1. Kỹ năng sống

Kỹ năng sống là tập hợp các hành vi tích cực và khả năng thích nghi của con người để giải quyết hoặc đương đầu với các tình huống khó khăn trong cuộc sống. Thường thì các kỹ năng sống sẽ được thể hiện thông qua những trải nghiệm thực tế và cách bản thân bạn xử lý vấn đề phát sinh trong đời sống hàng ngày. Đặc biệt là trong các tình huống nguy hiểm, kỹ năng sống có thể giúp bạn tự bảo vệ và thoát khỏi những rủi ro không mong muốn.

Ví dụ về các kỹ năng sống: kỹ năng bơi lội, kỹ năng sinh tồn khi lạc trong rừng, thoát hiểm trong những tình huống nguy cấp, tự chăm sóc, vệ sinh và bảo vệ bản thân,....

2. Kỹ năng cứng

Kỹ năng cứng là sự hiểu biết, kiến thức hoặc kinh nghiệm thực tế mà con người đã tích lũy được trong một thời gian dài, đặc trưng bởi tính chuyên môn và kỹ thuật cao. Nói một cách khác, kỹ năng cứng thường ám chỉ đến kiến thức chuyên ngành, bằng cấp, trình độ và các chứng chỉ liên quan.

Nhìn chung, các kỹ năng này không thể được hình thành chỉ trong ngày một ngày hai mà phải trải qua những khoảng thời gian rèn luyện, học hỏi nhất định hoặc được đào tạo khi đi học, đi làm,.... Hơn nữa để sở hữu kỹ năng cứng, người ta thường phải đối mặt với các bài kiểm tra và kỳ thi nhằm đánh giá năng lực.

Ví dụ về các kỹ năng cứng như:

- Kỹ năng tin học văn phòng (Microsoft Word, Excel, PowerPoint,...).

- Kỹ năng thông thạo một hoặc một số ngôn ngữ nước ngoài (tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Nhật,...).

- Kỹ năng sử dụng và sửa chữa máy móc, thiết bị sản xuất.

- Kỹ năng lập trình (Java, Python, C++,...).

- Kỹ năng thiết kế đồ họa (tạo ra các hình ảnh, biểu đồ hoặc các sản phẩm đồ họa khác nhau bằng các công cụ như Adobe Illustrator, Photoshop,...).

- Kỹ năng quản lý dự án.

3. Kỹ năng mềm

Kỹ năng mềm là nhóm kỹ năng liên quan đến khía cạnh cảm xúc và trí tuệ, thể hiện khả năng vận dụng ngôn ngữ, thái độ, sự hòa nhập cùng hành vi ứng xử vào trong việc giao tiếp với người khác. Khác với kỹ năng cứng, kỹ năng mềm rất khó định lượng vì nó tập trung nhiều vào tính cách và khía cạnh cảm xúc hơn.

Thực tế chứng minh rằng kỹ năng mềm đóng một vai trò quan trọng trong công việc và chiếm đến 75% thành công của mỗi cá nhân. Các loại kỹ năng mềm có thể kể đén là kỹ năng giao tiếp, làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, thuyết trình, đàm phán, giải quyết vấn đề, xử lý tình huống, quản lý thời gian, lãnh đạo, thuyết phục,....
 

Kỹ năng là gì?
 

Tầm quan trọng của kỹ năng trong công việc và cuộc sống

Kỹ năng đóng một vai trò quan trọng giúp mỗi cá nhân đạt được thành công cả trong công việc lẫn cuộc sống. Chúng không chỉ hỗ trợ chúng ta thực hiện công việc hiệu quả mà còn góp phần nâng cao sự tự tin, tạo điều kiện thuận lợi để cạnh tranh và đồng thời là nguồn động lực giúp mọi người duy trì sự phát triển trong suốt cả cuộc đời.

1. Cải thiện khả năng làm việc

Kỹ năng đóng vai trò quan trọng giúp mỗi cá nhân nắm bắt và giải quyết tốt những vấn đề hay các thách thức cần phải đối mặt trong cả công việc lẫn cuộc sống:

- Kỹ năng cứng hỗ trợ xử lý nhiều tác vụ kỹ thuật đa dạng, làm cho mỗi người đều trở thành chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn của mình. 

- Kỹ năng mềm tăng cường khả năng làm việc hiệu quả với đồng nghiệp, đối tác, cấp trên và đồng thời cũng hỗ trợ phát triển năng lực lãnh đạo cho bản thân. 

- Kỹ năng sống giúp mỗi người tạo ra sự cân bằng trong cuộc sống, hướng tới những mục tiêu tốt hơn và tập trung vào chuyên môn của bản thân.

2. Gia tăng sự tự tin

Nếu sở hữu các loại kỹ năng, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn khi đối mặt với mọi tình huống khác nhau trong cuộc sống. Ví dụ, với kỹ năng giao tiếp xuất sắc, bạn sẽ có khả năng tự tin khi trò chuyện, chia sẻ ý kiến hoặc tham gia vào các cuộc tranh luận với người khác. Hoặc nếu sở hữu kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả, bạn cũng sẽ cảm thấy tự tin hơn khi đối mặt với những nhiệm vụ khó khăn bằng cách thực hiện phân chia các mốc thời gian sao cho linh hoạt để hoàn thành từng vấn đề một.

3. Tạo nên lợi thế cạnh tranh trong thị trường lao động

Kỹ năng là yếu tố quan trọng giúp mỗi cá nhân nổi bật trong xã hội và thị trường lao động bởi lẽ nhà tuyển dụng luôn đánh giá cao những ứng viên có kiến thức, kỹ năng phù hợp với công việc. Ví dụ như kỹ năng giao tiếp, thuyết phục, quản lý thời gian, làm việc nhóm hay độc lập,.... những kỹ năng này không chỉ giúp bạn xây dựng mạng lưới quan hệ mạnh mẽ mà còn tăng cường lợi thế cạnh tranh trên thị trường lao động ngày nay.

4. Động lực phát triển và học tập suốt đời

Kỹ năng không chỉ giúp bạn đạt được thành công trong hiện tại mà còn tạo nên động lực cho mỗi cá nhân duy trì ý thức tự phát triển và học tập suốt đời. Hơn nữa, sống trong thế giới liên tục chuyển động và phát triển không ngừng thì việc sở hữu những kỹ năng cần thiết sẽ giúp bạn nhanh chóng thích nghi và phát triển ở môi trường mới.
 

Skill là gì?
 

Bí quyết phát triển kỹ năng của bản thân nhanh chóng, hiệu quả

Để thành công trong sự nghiệp và cuộc sống, không chỉ cần có kiến thức chuyên môn mà bạn còn phải rèn luyện cho mình những kỹ năng cần thiết. Dưới đây là một số bí quyết phát triển kỹ năng, mang lại sự tự tin và thành công trong mọi lĩnh vực giúp bạn vươn lên thành phiên bản tốt nhất của chính mình, hãy cùng tìm hiểu nhé!

1. Hiểu rõ bản thân để nhận biết điểm mạnh / yếu

Để phát triển kỹ năng một cách hiệu quả, việc đầu tiên cần thực hiện là xác định rõ những skill hiện tại mà bạn đã sở hữu, bao gồm kỹ năng mềm, kỹ năng cứng và kỹ năng sống. Tiếp theo, hãy đánh giá bản thân để hiểu rõ điểm mạnh và hạn chế của mình, đồng thời tự đánh giá khả năng trong từng kỹ năng để tận dụng tối đa những gì đã có. Bạn nên đối chiếu với những dự án, nhiệm vụ và trải nghiệm cá nhân cũng như lắng nghe ý kiến phản hồi từ người khác để có cái nhìn toàn diện, khách quan về bản thân.

Mặt khác, bạn cũng cần dựa trên tính chất của công việc hoặc mục tiêu mà mình muốn hướng đến để suy xét về những kỹ năng cần thiết hoặc còn thiếu, từ đó đưa ra các kế hoạch phát triển bản thân phù hợp.

2. Đặt mục tiêu phát triển kỹ năng rõ ràng

Việc đặt mục tiêu phát triển kỹ năng rõ ràng sẽ giúp bạn có thể tập trung nguồn lực cá nhân vào những công việc cụ thể để đạt được kết quả như mong đợi. Tuy nhiên thì trong quá trình này, bạn cần lưu ý đến một vài yếu tố sau đây:

- Đảm bảo mục tiêu được mô tả chi tiết và rõ ràng, giúp bạn hiểu rõ hơn về những gì cần đạt được.

- Chỉ đề xuất mục tiêu mà bạn cảm thấy mình có khả năng đạt được.

- Xác định một thời gian cụ thể để hoàn thành mục tiêu để bạn dễ dàng quản lý thời gian và đảm bảo có sự cam kết.

- Thiết lập các chỉ số và tiêu chí đo lường để theo dõi tiến trình thực hiện.

Bằng cách này, việc đặt mục tiêu sẽ trở nên có hệ thống và bạn sẽ được tiếp thêm nguồn động lực để phát triển cũng như nâng cấp bản thân trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình.

3. Thực hành, trau dồi thường xuyên

Thực hành là cách nhanh chóng, hiệu quả nhất để làm chủ một kỹ năng bởi lẽ điều này sẽ mang lại cho bạn cái nhìn rõ ràng hơn về những tình huống trong thực tế, tăng cường sự tự tin và nâng cao khả năng sử dụng thành thạo các skill. 

Thông qua việc thực hành thường xuyên, bạn cũng sẽ có hiểu biết sâu sắc hơn về các khía cạnh khác nhau của kỹ năng, phát hiện ra những sai sót, điểm yếu cần được cải thiện và từ đó tìm cách tối ưu chúng. Ngoài ra, việc trau dồi kỹ năng đều đặn còn góp phần giúp bạn xây dựng thói quen tích cực và tăng cường sự kỷ luật cá nhân.

4. Tạo dựng các mối quan hệ có chung mục tiêu

Việc xây dựng một mạng lưới quan hệ đáng tin cậy, gồm những người có sự chung sở thích và mục tiêu, không chỉ mang lại cho bạn những cơ hội mới cùng sự hỗ trợ trong cả cuộc sống lẫn sự nghiệp mà còn là một phương pháp tuyệt vời để rèn luyện kỹ năng.

Theo đó, việc tham gia các nhóm hoặc hội thảo liên quan đến skill mà bạn muốn cải thiện là cách hiệu quả để tận dụng mạng lưới mối quan hệ. Bởi lẽ mạng lưới này sẽ mang đến cho bạn cơ hội để khám phá về nhiều lĩnh vực khác nhau, học hỏi từ chuyên gia, nhận được những chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm bổ ích của mọi người. Ngoài ra, mạng lưới mối quan hệ cũng tạo điều kiện cho việc thực hành kỹ năng thông qua quá trình nhận phản hồi và tiếp thu đánh giá từ những người có kinh nghiệm.
 

Kỹ năng
 

5. Học hỏi từ những người xung quanh

Người xưa có câu "học thầy không tày học bạn" nhấn mạnh sự quan trọng của việc học hỏi và tiếp thu kiến thức từ những người xung quanh. Tương tự thì quá trình trau dồi và nâng cao kỹ năng của con người cũng vậy.

Hãy tận dụng cơ hội học tập từ những người đi trước, những chuyên gia có kinh nghiệm, am hiểu sâu rộng và quan điểm đa dạng. Phương pháp này không chỉ mang lại kết quả nhanh chóng, hiệu quả mà còn thực tế với cuộc sống vì bạn sẽ được lắng nghe những lời khuyên chân thành và chia sẻ trực tiếp từ kinh nghiệm của họ.

6. Tìm kiếm một người cố vấn

Trong công việc, sự có mặt của một người tư vấn đóng vai trò quan trọng để bổ sung kiến thức và giúp bạn hiểu sâu hơn về những kỹ năng làm việc. Một người tư vấn đáng tin cậy không chỉ hỗ trợ bạn vượt qua những thách thức và khó khăn mà còn đưa ra cái nhìn khách quan về cách bạn thực hiện công việc.

Người tư vấn xuất sắc sẽ nói cho bạn nghe mọi điều mà bạn cần biết chứ không phải là những gì bạn muốn nghe. Họ có thể chia sẻ những trải nghiệm, quan điểm cá nhân, mở rộng tầm nhìn của bạn thông qua những khía cạnh mới mẻ và động viên bạn vượt qua rào cản của bản thân để phát triển.

7. Không ngại dấn thân và sẵn sàng học hỏi từ thất bại

Sai lầm hay thậm chí thất bại là những trải nghiệm tiêu cực không thể tránh khỏi trong cuộc sống. Tuy nhiên, quan trọng là bạn đừng nản lòng mà hãy rút ra bài học từ những sai lầm đó và sẵn lòng tự cải thiện. Điều này giúp mỗi người nâng cao khả năng chịu đựng, tăng sự sáng tạo, không ngại dấn thân và luôn phản hồi tích cực đối với thách thức.

8. Tham gia các khóa đào tạo kỹ năng

Khi tham gia vào các khóa học đào tạo phát triển kỹ năng, bạn sẽ cơ hội học hỏi kinh nghiệm, nhận được phản hồi và đánh giá từ những chuyên gia hàng đầu. Bên cạnh đó, các khóa đào tạo cũng cung cấp cho học viên một môi trường rèn luyện chuyên nghiệp, thực tế với đầy đủ tài liệu cần thiết và bạn không cần chuẩn bị thêm bất kỳ hành trang gì.

Ngoài ra, nếu không đủ thời gian di chuyển để tham gia các khóa học trực tiếp, bạn có thể tìm đến những chương trình đào tạo online hoặc tải xuống tài liệu học tập miễn phí trên mạng. Những nguồn tài liệu trực tuyến này có thể giúp bạn tích lũy kiến thức và rèn luyện kỹ năng một cách hiệu quả mà không phải tốn kém nhiều chi phí.
 

Khái niệm kỹ năng
 

Một số câu hỏi thường gặp về kỹ năng

Dưới đây, chúng ta sẽ cùng nhau giải đáp một số vấn đề thắc mắc thường gặp về kỹ năng để mọi người có cái nhìn rõ ràng và chi tiết hơn về khái niệm quen thuộc này.

1. Kỹ năng, khả năng và kiến thức có gì khác biệt?

Để xác định rõ ràng kỹ năng của mình thì điều quan trọng nhất là bạn cần phân biệt rõ giữa ba khái niệm: kỹ năng, khả năng và kiến thức.
 

Tiêu chí

Kiến thức (Knowledge)

Kỹ năng (Skills)

Khả năng (Abilities)

Định nghĩa

Là sự am hiểu của con người về một chủ đề hay lĩnh vực cụ thể nào đó.

Là khả năng giải quyết một nhiệm vụ hay công việc cụ thể bằng cách áp dụng kiến thức, kinh nghiệm và sự hiểu biết của bản thân.

Là tố chất tư duy sáng tạo, linh hoạt, có năng lực tự nắm bắt cũng như tiếp thu những thông tin mới ngoài các kiến thức và kỹ năng hiện tại.

Ví dụ cụ thể

Hiểu biết về nền văn hóa, toán học, lịch sử, khoa học hay một lĩnh vực cụ thể nào đó.

Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, quản lý thời gian, lãnh đạo, sử dụng công cụ, thiết kế,....

Phân tích, dự đoán, giải quyết một vấn đề khẩn cấp, thích nghi với môi trường mới.

Phương pháp

Học tập, tiếp thu kiến thức trường lớp, nghiên cứu và những trải nghiệm cá nhân.

Thiên phủ bẩm sinh, rèn luyện, thực hành, học tập, trải nghiệm cá nhân,,...

Thiên phú bẩm sinh của mỗi người nhưng vẫn có thể cải thiện bằng những trải nghiệm và rèn luyện theo thời gian.

Vai trò

Là nền tảng cốt lõi để xây dựng nên kỹ năng và khả năng

Phát triển dựa trên nền tảng kiến thức thông qua việc sử dụng sự am hiểu để thực hiện các tác vụ.

Áp dụng tri thức và kỹ năng để giải quyết tình huống và đạt được mục tiêu trong cuộc sống.

 

2. Sự khác nhau giữa kỹ năng cứng và kỹ năng mềm là gì?

Nếu như kỹ năng cứng bộc lộ sự "cứng cáp" ngay từ tên gọi thì kỹ năng mềm lại khác biệt hoàn toàn khi thiên về” tính mềm dẻo và linh hoạt”. Vì lẽ đó mà quá trình đào tạo và phát triển hai loại kỹ năng này cũng có sự khác biệt đáng kể. Để học và rèn luyện kỹ năng cứng, bạn sẽ mất một khoảng thời gian dài. Ngược lại với kỹ năng mềm, thời gian thường ngắn hơn và phụ thuộc vào trình độ cũng như khả năng của từng người. Để hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa hai khái niệm kỹ năng này thì bạn có thể tham khảo bảng so sánh dưới đây:
 

Tiêu chí

Kỹ năng cứng

Kỹ năng mềm

Định nghĩa

Là nhóm kỹ năng được xây dựng trên cơ sở kiến thức nhất định có thể được học thông qua quá trình đào tạo và chuyên môn hóa, đồng thời thường liên quan đến khả năng thực hiện một công việc cụ thể.

Là những kỹ năng liên quan đến khả năng làm việc và tương tác xã hội, thường thiên về khía cạnh cảm xúc, trí tuệ, bao gồm các yếu tố nhân cách, giao tiếp, quản lý thời gian, làm việc nhóm và tư duy giải quyết vấn đề.

Ví dụ

Kỹ năng lập trình, sử dụng công cụ và phần mềm, kiến thức kỹ thuật về máy móc, tiếng Anh chuyên ngành, thiết kế đồ họa,....

Kỹ năng làm việc nhóm, lãnh đạo, giao tiếp hiệu quả, giải quyết vấn đề, quản lý thời gian, khả năng sự linh hoạt, sáng tạo,....

Hình thức học

Thường được tích lũy thông qua học viện, các khóa đào tạo, chứng chỉ chuyên ngành hoặc trải nghiệm thực tế khi đi làm.

Thường được học qua tương tác xã hội, kinh nghiệm làm việc, thu nhận phản hồi từ người khác và quá trình tự phát triển cá nhân.

Đo lường

Được đo lường bằng các bằng cấp, chứng chỉ, bài kiểm tra và kỹ năng định lượng.

Khó đo lường một cách chính xác nhưng thường được đánh giá dựa trên sự quan sát, phản hồi từ người khác hay các phương pháp đánh giá chủ quan khác.

Tính bổ sung

Cần được liên tục cập nhật và phát triển không ngừng để theo kịp tiến độ phát triển của ngành.

Có thể được cải thiện và phát triển qua việc học tập, rèn luyện và trải nghiệm thực tiễn.


3. Kỹ năng mềm hay kỹ năng cứng quan trọng hơn?

Kỹ năng cứng và kỹ năng mềm đều là những yếu tố quan trọng cốt lõi quyết định sự thành công của con người trong cả công việc lẫn cuộc sống. Tuy nhiên, tùy thuộc vào ngành nghề, lĩnh vực và vị trí công việc, mức độ quan trọng của từng loại kỹ năng có thể không giống nhau.

Như đã nói ở trên thì kỹ năng cứng thường liên quan đến những hiểu biết chuyên sâu, kinh nghiệm và kỹ thuật, được đánh giá thông qua các tiêu chí cụ thể như bằng cấp, chứng chỉ hoặc thực tế công việc. 

Còn kỹ năng mềm thường thiên về cảm xúc và trí tuệ, bao gồm các khả năng xã hội, tư duy sáng tạo, quản lý thời gian, giao tiếp, thuyết phục, đàm phán,.... Những skill này giúp cá nhân làm việc hiệu quả với người khác, thích nghi tốt trong môi trường làm việc biến động cũng như góp phần hỗ trợ xây dựng mối quan hệ tích cực với đồng nghiệp, khách hàng và đối tác kinh doanh.
 

Các kỹ năng
 

Như vậy qua bài viết này, Phương Nam 24h đã chia sẻ đến bạn khái niệm kỹ năng là gì và các loại kỹ năng quan trọng trong cuộc sống. Hi vọng rằng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ tầm quan trọng của kỹ năng và nắm vững được một số bí quyết phát triển kỹ năng cho bản thân một cách nhanh chóng, hiệu quả. Hãy dành chút thời gian để xây dựng cũng như trau dồi những kỹ năng phù hợp cho mình để gặt hái thành công trong cả công việc và cuộc sống nhé!

Nội dung liên quan

Tin Tổng hợp khác

Tư duy phản biện là gì? Bí quyết rèn luyện tư duy phản biện

Tư duy phản biện là gì? Bí quyết rèn luyện tư duy phản biện

Tư duy phản biện là khả năng suy luận và đánh giá thông tin một cách logic để đưa ra lập luận chính xác khi đối mặt với vấn đề.  
Flex là gì? Giải mã lý do trend flex khuynh đảo mạng xã hội

Flex là gì? Giải mã lý do trend flex khuynh đảo mạng xã hội

Flexing không chỉ dừng lại trong việc khoe khoang mà còn tạo động lực và là nguồn cảm hứng để mọi người vượt qua giới hạn bản thân.  
Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Thế hệ Gen Z là một cộng đồng trẻ trung, sôi nổi, nhiệt huyết và đầy năng lượng, luôn mang trong mình những tư tưởng bức phá táo bạo.  
Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Không phải ai sinh ra cũng tự nhiên sở hữu khả năng thuyết trình xuất sắc, tuy nhiên có nhiều phương pháp giúp bạn rèn luyện kỹ năng này. 
KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

Hiểu rõ KOL là gì cũng như sự khác biệt giữa KOL và KOC sẽ giúp bạn chọn được hình thức tiếp thị phù hợp, hiệu quả cho doanh nghiệp.  
Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định không chỉ là khả năng lựa chọn mà còn liên quan chặt chẽ đến quá trình tư duy, xử lý thông tin và phân tích tình huống.