Kỹ năng quan sát là gì? Bí quyết rèn luyện kỹ năng quan sát

Quan sát là một trong những kỹ năng mềm vô cùng quan trọng, đề cập đến khả năng ghi nhận môi trường xung quanh để có thể rút ra những phân tích, thấu hiểu. Thế nên sẽ không sai khi nói rằng kỹ năng này cần sử dụng đến cả yếu tố chuyên môn và cá nhân, vì thông qua đó cho phép bạn có sự tương tác hiệu quả với môi trường và những người xung quanh. Chính vì thế, việc phát triển kỹ năng quan sát luôn rất được mọi người chú trọng. Tuy nhiên, trước đó thì bạn cần phải biết được kỹ năng quan sát là gì và bí quyết nào để có thể rèn luyện?
 

Kỹ năng quan sát là gì? Bí quyết rèn luyện kỹ năng quan sát
 

Kỹ năng quan sát là gì?

Quan sát có nghĩa là nhìn nhận sự vật, sự việc, nhưng liệu rằng kỹ năng quan sát có thực sự chỉ đơn giản như vậy không? Thực chất khi đã có sự nhìn nhận một cách rõ ràng và chi tiết, bạn còn cần phải dựa và đó để đưa ra phân tích nhằm phục vụ cho một mục đích rõ ràng. Nếu như bản năng quan sát thông thường chỉ nhìn nhận một cách ngẫu nhiên thì kỹ năng này lại đòi hỏi bạn phải nhìn nhận một cách có chủ đích, ghi nhớ rồi xâu chuỗi những điều liên quan lại với nhau để đưa ra kết luận chính xác hoặc giải quyết vấn đề nhanh chóng, hiệu quả.

Quan sát là một kỹ năng mềm rất quan trọng, dù cho ở bất kỳ lĩnh vực nghiên cứu, khoa học, y tế, công nghệ,.... Bởi vì khi có được điều này, bạn sẽ nhìn nhận ra bản chất vấn đề nhanh hơn, từ đó đưa ra phương pháp thực hiện phù hợp. Nói tóm lại, quan sát không chỉ đơn thuần phụ thuộc vào thị giác mà còn là rất nhiều yếu tố khác, góp phần giúp chúng ta phát triển bản thân tốt hơn.
 

Kỹ năng quan sát là gì?
 

Tầm quan trọng của kỹ năng quan sát

Chúng ta vẫn thường hay nói rằng trong thời buổi hiện nay, bên cạnh kỹ năng cứng thì các kỹ năng mềm cũng đều vô cùng quan trọng và cần được rèn luyện thường xuyên, tất nhiên trong đó có cả khả năng quan sát. Tuy nhiên, bạn có thật sự hiểu hết các giá trị mà kỹ năng này sẽ mang đến không?

1. Dễ dàng kết nối với mọi người

Tầm quan trọng của kỹ năng quan sát đầu tiên mà chúng tôi muốn nói đến ở đây đó chính là dễ dàng kết nối với mọi người. Trong quá trình giao tiếp, nhờ có kỹ năng này mà bạn có thể hiểu được tâm tư, tình cảm của đối phương thông qua những cử chỉ, biểu cảm và hành động, thấu hiểu được trạng thái cảm xúc của họ để từ đó đưa ra các ứng xử sao cho phù hợp. Thông qua đó mà khả năng kết nối, giao tiếp trở nên hiệu quả hơn. Đây cũng chính là tiền đề giúp cho các mối quan hệ của bạn được phát triển bền vững.

2. Quan sát đóng vai trò quan trọng khi giải quyết vấn đề

Giải quyết vấn đề thường bắt đầu bằng việc xác định nguồn gốc và khả năng quan sát sẽ cho phép bạn chú ý đến các chi tiết mà người khác có thể đã bỏ sót. Có thể rằng, nhờ vậy mà bạn sẽ khám phá ra một điều gì đó thật mới lạ, thú vị, một sự thật khi có thêm các kết nối logic.

Ví dụ như trước đây, tàu cao tốc của Nhật Bản mới phát triển có tiếng ồn rất lớn, đặc biệt là khi ra khỏi đường hầm, làm ảnh hưởng đến thiên nhiên, hành khách và cư dân sống xung quanh đó. Theo như các nghiên cứu thì một phần nguyên nhân dẫn đến điều này đó là vì hình dáng của đoàn tàu. Bởi khi đi vào đường hầm, không khí sẽ được tạo ra trước mũi tàu. Khí nén đó hình thành sóng siêu âm và khi rời đường hầm sẽ tạo ra tiếng động nghe giống như tiếng khẩu súng ngắn bị bóp cò.

Người quản lý của nhóm phát triển kỹ thuật đã dựa trên những quan sát về chim bói cá trong việc có thể lặn sạch xuống nước nhờ chiếc mỏ dài, sắc và nhọn. Đặc điểm đó đã cho phép giảm tác động khi chạm nước. Dòng nước cứ từ từ trượt qua chiếc mỏ mà không bị đẩy đi. Chính vì thế, chiếc mỏ chim bói cá đã tạo thành nguồn cảm hứng cho việc thiết kế mũi tàu. Và khi đưa vào thử nghiệm, thiết kế mới này đã chạy nhanh hơn, tiếng ồn cũng được giảm đi đáng kể. Từ ví dụ về kỹ năng quan sát này, có thể khẳng định rằng nhờ đó mà các vấn đề sẽ được giải quyết tốt nhất.
 

Tầm quan trọng của kỹ năng quan sát
 

3. Cải thiện trí tuệ cảm xúc

Khả năng đánh giá, điều chỉnh cảm xúc, thấu cảm với mọi người được gọi chung là trí tuệ cảm xúc và điều này sẽ có được thông qua khả năng quan sát của bạn. Bằng cách xác định trạng thái cảm xúc của đối phương, bạn sẽ có sự nhận thức đúng đắn để đồng cảm và bắt nhịp tốt với cảm xúc của người khác.

4. Hỗ trợ tư duy phản biện

Tư duy phản biệt được hiểu chính là khả năng phân tích các sự việc, sự kiện rồi đưa ra kết luận. Vậy nên, trong trường hợp này thì kỹ năng quan sát là điều vô cùng quan trọng. Ví dụ như người tuyển dụng có thể dựa vào các tín hiệu phi ngôn ngữ của người phỏng vấn khi trả để biết được rằng họ có đang cảm thấy thoải mái hay không? Có trung thực không? Mức độ quan tâm đến vị trí này là thế nào? Từ đó đưa ra những phản ứng, câu hỏi, lời hồi đáp tiếp theo.

5. Giúp quá trình làm việc nhóm diễn ra suôn sẻ

Làm việc nhóm chính là mọi người cùng nhau cố gắng thực hiện công việc nhằm đạt được mục tiêu chung. Để đạt kết quả tốt nhất, bạn cần phải vận dụng khả năng quan sát trong giao tiếp của mình để nhìn ra được lĩnh vực vượt trội của mỗi một thành viên trong nhóm. Từ đó, tận dụng điểm mạnh cũng như có nhận thức về phản ứng cảm xúc của họ khi được đối đãi trong các tình huống để đảm bảo rằng họ sẽ có những đóng góp tích cực cho nhóm, hạn chế các tranh cãi, hiểu nhầm.
 

Quan sát
 

Một số kỹ năng quan sát đối phương bạn cần nằm lòng

Việc quan sát đối phương không phải chỉ qua hành động mà họ làm mà còn là quan sát thông qua ánh mắt, nét mặt. hơi thở. Điều đó cũng có nghĩa là bạn cần phải có cái nhìn đa chiều mới có thể đưa ra kết luận mang tính chính xác.

1. Quan sát ánh mắt

Không sai khi nói rằng “đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn”, bởi vì thông qua ánh mắt bạn cũng có thể phần nào đoán ra được cảm xúc của đối phương. Đó có thể là sự vui vẻ, thân hiện hay không thoải mái. Tuy nhiên, để biết được điều này thì đòi hỏi bạn cần phải vận dụng khả năng quan sát cũng như biết một số mẹo cụ thể.

Ví dụ như khi đối phương đang cảm thấy bực tức thì họ sẽ có biểu hiện chau mày, mí mắt khép và mắt trợn trừng. Nếu như bạn thấy mí mắt của đối phương mở to, hai chân mày sát nhau thì có thể rằng họ đang lo sợ một điều gì đó. Còn khi chân mày của họ chau lại, mi trên thả lỏng thì có nghĩa rằng đối phương đang coi thường bạn.

2. Quan sát qua nét mặt

Nét mặt con người là nơi thể hiện cảm xúc vui, buồn hay khó chịu rõ ràng nhất. Bạn có thể hiểu rằng họ sẽ cười khi cảm thấy vui, còn nếu khóc là đang buồn hoặc còn có một số biểu cảm khác. Nếu như nói vậy thì có lẽ ai cũng nghĩ rằng việc quan sát là vô cùng đơn giản và chắc hẳn rằng ai trong chúng ta cũng dễ dàng nhận biết được để hiểu về tâm tư, tình cảm của một người.

Tuy nhiên, cũng có những biểu cảm trên khuôn mặt ở dạng cấp cao hơn, như bạn có bao giờ nghe đến đến câu nói “bật khóc vì hạnh phúc chưa”? Đó là loại cảm xúc vui mừng đến tột độ, là một minh chứng rằng không phải lúc nào khóc cũng là buồn. Chính vì thế, kỹ năng quan sát trong trong giao tiếp ở những tình huống như thế này cũng cần phải được vận dụng nhiều hơn, xét đến cả các biểu cảm khác cũng như tình huống dẫn đến phản ứng cảm xúc.
 

Kỹ năng quan sát
 

3. Quan sát hơi thở

Bạn có tin rằng chúng ta có thể quan sát trạng thái cảm xúc của đối phương thông qua hơi thở không? Hơn hết, cách quan sát này lại còn mang đến kết luận khá chính xác để bạn dựa vào đó mà biết cách phản hồi sao cho phù hợp. Ví dụ như nếu hơi thở của đối phương tăng lên thì có nghĩa là họ đang cảm thấy lo lắng và căng thẳng về vấn đề mới xảy ra.

4. Quan sát qua cử chỉ, hành động

Quan sát dựa trên cử chỉ, hành động cũng là cách để bạn phần nào xác định được tình cảm và suy nghĩ của đối phương. Tất nhiên, để nhận biết điều này một cách chính xác thì bạn cần phải học hỏi và thực hiện quan sát dựa trên một số biểu hiện cụ thể. Ví dụ như khi họ cảm thấy chán thì sẽ ngồi chống cằm. Hay khi đối phương khoanh tay thì có nghĩa là họ chưa thực sự mở lòng để giãi bày tâm sự. Còn khi họ đưa tay ra sau gáy thì có thể rằng họ đang nói dối.

Hay những hành động bất ngờ của đối phương cũng đều mang một ý nghĩa cụ thể. Ví dụ như khi cuộc trò chuyện của hai người đang diễn ra, nhưng đối phương bất chợt nhìn đồng hồ thì có nghĩa rằng họ cần làm điều gì đó ngay lập tức mà không thể nói chuyện tiếp được với bạn. Hoặc khi bạn đang kể chuyện mà đối phương lại thay đổi thế ngồi thì hành động này có thể rằng họ cảm thấy hào hứng vì điều được nghe, hoặc cũng có thể rằng họ đang cảm thấy chán.

Nói chung, bằng cách sử dụng kỹ năng quan sát trong công việc cũng như trong đời sống dựa vào ánh mắt, khuôn mặt, hơi thở, cử chỉ và hành động sẽ giúp bạn đưa ra được kết luận đúng đắn về trạng thái hiện tại của đối phương. Tùy từng trường hợp mà bạn có thể vận dụng khả năng quan sát theo mỗi cách khác nhau hoặc kết hợp chúng lại nhằm đưa ra được những phản hồi cũng như cách giao tiếp phù hợp nhất.

Khả năng quan sát

Những phương pháp rèn luyện kỹ năng quan sát hiệu quả

Chúng ra sinh ra không có ai là hoàn hảo, có những người giỏi về kỹ năng chuyên môn, nhưng cũng có người nổi trội hơn về kỹ năng sống. Chính vì thế, mỗi người đều cần phải luôn cố gắng trau dồi bản thân mình nhiều hơn, để ngày một hoàn thiện những điều còn đang thiếu sót. Có như vậy thì chúng ta mới có thể vững bước trong sự nghiệp cũng như cuộc sống. Vậy nên, nếu như bạn còn đang yếu về kỹ năng quan sát trong kinh doanh, cuộc sống thường nhật thì hãy cố gắng rèn luyện bằng những phương pháp sau:

1. Để ý những chi tiết nhỏ

Đôi khi, con người ta chỉ để ý đến những chi tiết lớn, tổng quát mà không biết rằng mấu chốt lại nằm ở các chi tiết nhỏ. Giống như con bạn có thể nói rằng cơ thể chúng cảm thấy đau nhức. Nếu như chỉ nhìn qua bạn sẽ không thấy có điều gì bất thường, bởi vì vết thương nằm ở phía trong mà không ai để ý. Đó có thể là sự sưng nhẹ ở cổ tay, nhưng thực chất là con bạn đã bị bong gân.

Chỉ một ví dụ đơn giản này có lẽ cũng đủ để bạn hiểu rằng bằng việc chú ý đến các tiểu tiết, bạn sẽ trở thành người quan sát tốt hơn. Tại nơi làm việc, dường như các chi tiết nhỏ thường xuyên bị bỏ qua. Nhưng chỉ cần bạn có sự nhìn nhận một cách chu đáo thì có thể sẽ khám phá ra mấu chốt quan trọng để đưa ra kết luận chính xác, giải quyết vấn đề trong công việc.

Vậy nên, khi đã quan sát thì bạn cần phải thu thập tất cả mọi thứ có liên quan hoặc có khả năng sẽ hướng đến mục đích chính. Hãy để ý chi tiết nhỏ nhiều hơn và bạn sẽ thấy sự khác biệt rất lớn.

2. Loại bỏ các yếu tố gây phiền nhiễu

Mức độ tập trung của bản thân có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng quan sát. Các nhà nghiên cứu nói rằng, nếu như bạn bị quấy nhiễu thì cần phải mất đến 15 phút mới có thể lấy lại sự tập trung. Do đó, hãy cố gắng loại bỏ các yếu tố khiến cho việc quan sát của bản thân bị ảnh hưởng.

Cách rèn luyện khả năng quan sát ở đây là bạn hãy cố gắng loại bỏ hết những thứ phiền hà không cần thiết như âm thanh phát ra nhạc, tiếng chuông điện thoại, vật thể gây ra tiếng ồn,.... Khi đó, bạn sẽ có sự tập trung cao độ hơn trong quá trình quan sát để có thể nhìn nhận ra được nhiều điều mới lạ, thú vị trong đó.
 

Cách rèn luyện kỹ năng quan sát
 

3. Tập trung vào phút giây hiện tại

Quan sát liên quan đến việc tiếp nhận các chi tiết trong một bối cảnh cụ thể. Bận tâm với những lo lắng liên quan đến các sự kiện trong tương lai, những sự kiện đã xảy ra trong quá khứ hoặc những thứ khiến bạn mất tập trung có thể cản trở khả năng nhận biết những gì đang diễn ra xung quanh bạn. Nếu bạn muốn củng cố kỹ năng quan sát của mình, hãy cố gắng loại bỏ tất cả các yếu tố gây xao nhãng và tập trung ở thời điểm hiện tại.

4. Khả năng nhẫn nại là rất quan trọng

Biết cách nhẫn nại là điều vô cùng quan trọng khi bạn tham gia vào một cuộc giao tiếp với người lạ hoặc bước vào môi trường mới. Khi đó, bạn có thể quan sát chi tiết về cử chỉ, hành động của đối phương hay nhẫn nại trò truyền nhằm khám phá ra thêm nhiều điều mới mẻ. Đôi khi, việc quá vội vàng sẽ khiến bạn bỏ qua chi tiết đắt giá.

5. Ghi chép nhiều hơn

Trong quá trình quan sát, bạn hãy cố gắng nhìn nhận một cách có ý thức các chi tiết cụ thể và ghi chúng vào bộ nhớ. Điều đó sẽ cho phép bạn đạt được mức độ nhận thức sâu hơn về một chủ đề. Ví dụ như quan sát ao cá, bạn có thể bắt đầu bằng cách đếm xem nhìn thấy bao nhiêu con cá. Từ đó, xác định số cá thay đổi hay không và tìm hiểu lý do trong trường hợp số lượng thay đổi. Khi cần đến sự quan sát nhiều hơn, bạn nên ghi chú các chi tiết ngoại hình của từng con cá để phân biệt giữa chúng và xác định xem có nhìn thấy cùng một con cá hàng ngày hay không.

Đây là một cách rèn luyện khả năng quan sát của bạn bạn trong việc tự động chú ý đến các chi tiết. Bằng cách này, tâm trí sẽ luôn ở chế độ quan sát và bạn có thể ngạc nhiên khi khám phá ra những chi tiết mà mình nhớ được từ môi trường xung quanh.
 

Kỹ năng quan sát trong giao tiếp
 

6. Thực hiện các bài tập quan sát

Bài tập quan sát là các hoạt động được thiết kế để kiểm tra và xây dựng khả năng nhận biết, nhớ lại hoặc kết nối các chi tiết của bạn. Chúng thường liên quan đến hình ảnh, video, sự sắp xếp kèm theo một hoặc một số câu hỏi. Ví dụ như bạn có thể vào trong một căn phòng chứa các đồ vật, nhìn một lượt xung quanh. Sau đó, đi ra ngoài và ghi lại hết tất cả các món đồ trong căn phòng đó mà mình nhớ được. Cách này sẽ giúp cho bạn rèn luyện trí não về khả năng chú ý, ghi nhớ rất hiệu quả.

7. Đa giác quan

Quan sát bằng mắt sẽ không mang tính chính xác cao, bởi đó chỉ là cái nhìn từ một phía mà bên cạnh đó, bạn còn cần phải kết hợp cùng với các giác quan khác như: tai, mắt, mũi,.... Điều này sẽ giúp cho bạn có được cái nhìn, cảm nhận đa chiều hơn, để hiểu được tối đa sự vật, hiện tượng cho mục đích của mình.

Cụ thể, bạn có thể sử dụng tai để nghe, tay để chạm vào, mũi để ngửi và trái tim để cảm nhận. Nói chung, quan sát là một bài tập cần sử dụng đến đa giác quan, bởi vì như đã có chia sẻ ở trên thì chúng ta cần phải quan sát đối phương qua rất nhiều yếu tố. Nhờ đó mà bạn sẽ hiểu hơn về một người, tình huống hoặc sự việc đang diễn ra.

8. Không phán xét

Để trở thành một người quan sát tốt, bạn không nên dựa vào cảm xúc của cá nhân hoặc đưa ra lời phán xét bởi vì điều đó sẽ tạo ra sự thiên vị. Trong một tình huống bất kỳ nào đó, khi có sự xen lẫn giữa cảm xúc cá nhân sẽ khiến cho sự việc bị bóp méo.

Đây là một tình trạng rất thường xuyên xảy ra trên thực tế, bởi có nhiều người sẽ đánh giá sự vật, hiện tượng hoặc một đối tượng cụ thể qua tình cảm của bản thân hoặc qua hình thức. Vậy nên, để đánh giá chính xác nhất thì bạn cần phải dựa trên nhiều yếu tố khác nhau, không bỏ qua bất kỳ một chi tiết nào, liên kết những điều mình quan sát được rồi mới đưa ra kết luận.
 

Kỹ năng quan sát trong công việc
 

Trên đây là những chia sẻ của đội ngũ biên tập viên Phương Nam 24h để bạn hiểu hơn về kỹ năng quan sát là gì và cách rèn luyện. Đây là một trong những kỹ năng mềm vô cùng quan trọng mà sẽ giúp bạn đưa ra được sự nhìn nhận chính xác về một người, một vấn đề, đưa ra phương án giải quyết đúng đắn. Vậy nên đừng quên rèn luyện thường xuyên để không ngừng nâng cấp bản thân mình mỗi ngày nhé.

Nội dung liên quan

Tin Tổng hợp khác

Trương Mỹ Lan là ai? Chi tiết tiểu sử bà Trương Mỹ Lan

Trương Mỹ Lan là ai? Chi tiết tiểu sử bà Trương Mỹ Lan

Trương Mỹ Lan đang là một cái tên gây chấn động dư luận trong thời gian gần đây bởi vụ án “rút ruột” ngân hàng SCB với số tiền khổng lồ.
DISC là gì? Bóc tách 4 nhóm tính cách DISC và 8 sự kết hợp

DISC là gì? Bóc tách 4 nhóm tính cách DISC và 8 sự kết hợp

DISC không chỉ giúp cá nhân nâng cao nhận thức về bản thân mà còn góp phần vào thành công của tổ chức trong việc đánh giá nhân lực.  
Top 17 công việc làm thêm tại nhà uy tín, thu nhập cao

Top 17 công việc làm thêm tại nhà uy tín, thu nhập cao

Làm thêm tại nhà đang là xu hướng được nhiều người ưa chuộng, đặc biệt những ai muốn tận dụng thời gian rảnh để kiếm thêm thu nhập.  
Sở trường là gì? Sở đoản là gì? Cách tìm sở trường, sở đoản

Sở trường là gì? Sở đoản là gì? Cách tìm sở trường, sở đoản

Sở trường và sở đoản là những yếu tố bạn cần xác định để có thể hiểu được thiên hướng của bản thân và phát triển sự nghiệp về lâu về dài.
Mind map là gì? Cách tạo sơ đồ tư duy mind map hiệu quả

Mind map là gì? Cách tạo sơ đồ tư duy mind map hiệu quả

Mind map không chỉ là công cụ tổ chức thông tin hữu ích mà còn mở ra khả năng sáng tạo và kích thích hoạt động tư duy của não bộ.   
Tiềm năng là gì? Bí quyết khai phá tiềm năng của bản thân

Tiềm năng là gì? Bí quyết khai phá tiềm năng của bản thân

Tiềm năng giống như một kho báu ẩn sau lớp bùn đất, nếu được khai thác và phát triển hiệu quả thì sẽ trở thành tài nguyên vô cùng quý giá.