Nghệ thuật giao tiếp chính là một trong những kỹ năng mềm quan trọng trong cuộc sống và công việc hàng ngày. Không chỉ giúp mọi người kết nối với nhau mà đây còn là chìa khóa cho sự thành công. Có thể ban đầu bạn không giỏi về cách giao tiếp nhưng cũng đừng lo lắng về điều này. Không phải ai cũng giỏi mọi thứ mà cần có sự học hỏi, tiếp thu và thay đổi từng ngày. Vậy nên, hãy tìm hiểu kỹ năng giao tiếp là gì và 13 mẹo cải thiện giúp bạn thành công để không ngừng tiến bộ, mở ra cho mình thêm nhiều cơ hội mới.
- Kỹ năng giao tiếp là gì?
- Các hình thức giao tiếp phổ biến
- Tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp
- Cách cải thiện kỹ năng giao tiếp, ứng xử thông minh để ai cũng yêu quý
- 1. Lựa chọn đúng phương thức giao tiếp
- 2. Nói chuyện rành mạch, không lòng vòng
- 3. Chú ý âm lượng và âm sắc của giọng nói
- 4. Không "thao thao bất tuyệt"
- 5. Chú ý tới các tín hiệu phi ngôn ngữ
- 6. Nhớ tên người đang giao tiếp
- 7. Đồng cảm - Nghệ thuật giao tiếp đỉnh cao
- 8. Tìm ra điểm chung
- 9. Biết cách lắng nghe
- 10. Làm chủ cảm xúc
- 11. Chú ý trong cách sử dụng ngôn từ
- 12. Giao tiếp chân thành
- 13. Quan sát, ghi nhận góp ý và cải thiện mỗi ngày
- Những kỹ năng giao tiếp cơ bản không thể bỏ qua
- Một số lưu ý quan trọng khi giao tiếp
- Cách làm nổi bật kỹ năng giao tiếp trong CV và phỏng vấn xin việc
Kỹ năng giao tiếp là gì?
Chắc hẳn ai cũng thường xuyên thực hiện các hoạt động giao tiếp mỗi ngày, đây là một hoạt động diễn ra với mục đích để mọi người trao đổi thông tin với nhau. Trong đó, khái niệm kỹ năng giao tiếp sẽ bao gồm việc truyền đạt thông điệp, lắng nghe tích cực, nhận phản hồi giữa người nói và người nghe nhằm đạt được một mục đích giao tiếp nhất định.
Với công nghệ phát triển như hiện nay đã một phần mang đến sự đa dạng trong giao tiếp. Mọi người có thể trò chuyện với nhau theo nhiều hình thức, từ trực tiếp bằng lời nói cho đến gián tiếp thông qua điện thoại, email, tin nhắn,.... Điều này đóng một phần lớn đối với sự phát triển của xã hội cũng như mở ra cơ hội trong công việc cho nhiều người.
Các hình thức giao tiếp phổ biến
Hoạt động giao tiếp diễn ra mỗi ngày xung quanh chúng ta và bằng nhiều hình thức khác nhau. Điều này cũng góp một phần giúp cho các hoạt trao đổi, hội thoại được thực hiện dễ dàng, để người nói nhanh chóng truyền đạt thông tin và đồng thời người nghe cũng nắm bắt một cách tốt hơn, từ đó hai bên có thể đưa ra những phản hồi đúng đắn nhất. Cụ thể, các hình thức giao tiếp thường được sử dụng sẽ bao gồm:
- Giao tiếp trực tiếp bằng ngôn ngữ nói.
- Giao tiếp phi ngôn ngữ, đó có thể là thông qua nét mặt, giọng nói hoặc ngôn ngữ cơ thể.
- Giao tiếp bằng ngôn ngữ viết, ký hiệu hay những con số.
- Giao tiếp trực quan bằng hình ảnh, bản vẽ, phác thảo, biểu đồ, đồ thị,....
Tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp
Có thể bạn cho rằng việc giao tiếp diễn ra hàng ngày, quá quen thuộc nên chỉ là một hoạt động bình thường. Tuy nhiên, đây là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm, bởi vì bạn vẫn chưa thực sự hiểu về vai trò của kỹ năng giao tiếp.
Giao tiếp là một trong các kỹ năng sống quan trọng mà ai cũng cần rèn luyện. Mỗi ngày bạn sẽ cần phải thực hiện các hoạt động, công việc khác nhau và hầu như đều tiếp xúc với một số lượng người nhất định, có thể là ít hoặc nhiều. Ví dụ như đó là những cuộc trao đổi với đồng nghiệp, cuộc họp với sếp hay đơn giản là những giao tiếp thông thường giữa mọi người với nhau.
Nếu như lúc này, bạn trò chuyện một cách chủ quan hay không chú tâm vào câu chuyện, không để ý đến cảm xúc của những người đối diện thì khi điều này lặp lại nhiều lần sẽ rất dễ gây ra thiện cảm xấu với mọi người. Điều này cũng đồng thời làm cho mối quan hệ của bạn với họ trở nên xấu đi. Hay khi bạn đi gặp khách hàng để thuyết phục hoặc bàn bạc về hợp đồng, chỉ cần cách nói chuyện không phù hợp cũng có thể làm cho việc ký kết này trở nên khó khăn hơn rất nhiều và đôi khi còn dẫn đến thất bại.
Vậy nên, có thể thấy rằng giao tiếp là một trong những kỹ năng rất quan trọng và cần được chúng ta rèn luyện thường xuyên. Thông qua đó, bạn sẽ là người chủ động trong mọi cuộc trò chuyện, giúp cho người đối diện cảm thấy mình được tôn trọng, quan tâm. Điều này cũng chính là tiền đề vững chắc để bạn tạo ấn tượng tốt, xây dựng mối quan hệ và truyền đạt thông tin hiệu quả.
Cách cải thiện kỹ năng giao tiếp, ứng xử thông minh để ai cũng yêu quý
Bạn cần thường xuyên cải thiện và học cách giao tiếp tốt để bản thân được hoàn thiện hơn, giúp ích cho công việc và cuộc sống. Vậy có những cách nào để cải thiện kỹ năng này?
1. Lựa chọn đúng phương thức giao tiếp
Sử dụng đúng phương thức giao tiếp sẽ giúp cho thông tin được truyền tải một cách nhanh hơn, cũng như tạo môi trường thuận lợi để người nghe tiếp thu nội dung chính xác nhất. Hiện nay, có nhiều phương thức khác nhau, ví dụ như: gặp mặt, gọi điện thoại, gửi email, nhắn tin,.... Mỗi phương thức giao tiếp đều có những ưu và nhược điểm, phù hợp trong từng tình huống cụ thể. Chính vì vậy, bạn cần xem xét về tình huống truyền đạt thông tin, khả năng tiếp nhận của đối tượng để chọn cách chia sẻ tốt nhất.
Ví dụ, nếu bạn muốn gửi hồ sơ ứng tuyển vào vị trí của một công ty có thể sử dụng email. Đây là cách nhanh và hiệu quả để nhà tuyển dụng có được thông tin ứng tuyển của bạn, xem xét có phù hợp với vị trí công việc hay không để nhanh chóng sắp xếp một buổi phỏng vấn. Còn trong công việc hàng ngày, bạn có thể thực hiện hoạt động giao tiếp với đồng nghiệp thông qua lời nói. Đây là cách nhanh và hiệu quả để bạn truyền đạt hay phản hồi thông tin.
2. Nói chuyện rành mạch, không lòng vòng
Khi được hỏi về một điều gì đó, bạn hãy trả lời một cách thẳng thắn, không vòng vo đi ra ngoài vấn đề đang được đề cập. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải suy nghĩ kỹ trước mỗi lời nói của mình, hãy trả lời một cách trực tiếp để chứng minh sự tư tin của bản thân cũng như thể hiện sự tôn trọng với đối phương.
3. Chú ý âm lượng và âm sắc của giọng nói
Khi bạn nói chuyện, điều quan trọng là người nghe phải hiểu thông tin được truyền tới một cách rõ ràng. Chính vì vậy, hãy điều chỉnh âm lượng của giọng nói phù hợp với bối cảnh để có một cuộc giao tiếp thật hiệu quả. Ví dụ như đang trong quá trình làm việc, bạn muốn giao tiếp với đồng nghiệp bên cạnh thì nên nói với âm lượng vừa phải đủ để hai người nghe thấy. Điều này sẽ tránh làm ảnh hưởng và gây mất tập trung cho những người xung quanh.
Bên cạnh đó, một khía cạnh khác mà bạn cũng cần qua tâm đó chính là điều chỉnh âm sắc. Điều này liên quan đến cách giọng điệu của bạn chuyển động lên xuống, cao độ, khoảng cách giữa các cụm từ. Việc điều chỉnh âm sắc phù hợp sẽ tạo hiệu quả rất tốt khi truyền đạt cảm xúc, đồng thời cung cấp cho người nghe những hiểu biết sâu sắc về thông điệp của bạn.
4. Không "thao thao bất tuyệt"
Trong quá trình giao tiếp, không nên chỉ thao thao bất tuyệt để chứng minh rằng mình là người hiểu biết. Điều đó sẽ chỉ làm cho người nghe cảm thấy họ không được quyền chia sẻ và thậm chí là bị áp đặt trong cuộc trò chuyện này. Thực chất của quá trình giao tiếp là sự trao đổi thông tin giữa hai bên về những suy nghĩ và quan điểm. Vậy nên, nếu bạn vô tình nói quá nhiều, không cho đối phương có cơ hội được trình bày sẽ chỉ làm cho cuộc trò chuyện nhanh chóng đi đến kết thúc và không có các cuộc đối thoại sau đó nữa.
5. Chú ý tới các tín hiệu phi ngôn ngữ
Kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống không chỉ bằng lời nói trực tiếp mà còn bao gồm cả những tín hiệu phi ngôn ngữ như: nét mặt, cử chỉ, chuyển động cơ thể, ánh mắt. Khi bạn đang lắng nghe đối phương nói, hãy chú ý đến cả những tín hiệu phi ngôn ngữ mà họ phát ra. Điều đó sẽ giúp bạn có thể hiểu hơn về câu chuyện cũng như biết cách đưa ra thái độ và cách ứng xử phù hợp trong tình huống này. Đồng thời, chính bạn cũng có thể là sử dụng dụng loại ngôn ngữ này kết hợp với lời nói thể biểu thị trực quan và sâu sắc hơn về cảm nhận của cá nhân.
6. Nhớ tên người đang giao tiếp
Khi giao tiếp với một ai đó, điều quan trọng là bạn phải biết được tên của họ. Đây giống như một sự tôn trọng mà bạn dành cho đối phương, tăng tính kết nối trong câu chuyện. Ví dụ, thay vì nói “rất vui được gặp chị” thì bạn có thể gọi tên người đó để thể hiện sự thân mật như “rất vui được gặp chị Thư”. Như vậy, người nghe cũng sẽ cảm thấy có thiện cảm với bạn hơn và giúp cho cuộc giao tiếp khởi đầu tốt đẹp hơn.
7. Đồng cảm - Nghệ thuật giao tiếp đỉnh cao
Sự đồng cảm không chỉ là bạn hiểu mà quan trọng hơn hết đó chính là có thể chia sẻ cảm xúc với người khác. Đây là một trong những yếu tố quan trọng của kỹ năng giao tiếp ứng xử dù là trong cuộc trò chuyện giữa hai người hay trong một nhóm. Dù là đang trong trường hợp nào thì bạn cần phải hiểu được cảm xúc của đối phương là gì để lựa chọn cách phản hồi sao cho phù hợp.
Ví dụ về kỹ năng giao tiếp có thể là khi đối phương đang nói chuyện trong trạng thái thất vọng, sự đồng cảm của bạn sẽ giúp họ cảm thấy như được an ủi phần nào. Hoặc khi có ai đó mang đến năng lượng, tích cực dành cho bạn cũng sẽ giúp bạn tự tin thực hiện các ý tưởng và dự án của mình.
8. Tìm ra điểm chung
Mục đích của cuộc trò chuyện là để mọi người có thể hiểu nhau hơn, chia sẻ những suy nghĩ và cảm xúc xúc của mình. Hơn thế nữa, sẽ thật tuyệt vời nếu mọi người có điểm chung, điều này sẽ góp phần làm hội thoại được diễn ra một cách sôi nổi hơn. Đồng thời, điểm chung này cũng là sợi dây gắn kết mọi người lại với nhau.
Ví dụ, khi bạn tìm gặp một khách hàng và muốn thuyết phục họ ký hợp đồng. Để tạo thiện cảm từ ban đầu không phải là điều đơn giản và bạn không nên chỉ liên tục nói về hợp đồng. Thay vào đó, có thể bắt đầu bằng những lời hỏi thăm để cuộc hội thoại trở nên thoải mái. Hơn hết, nếu bạn và khách hàng có điểm chung, có thể là cùng quê hương thì đây còn là một lợi thế rất lớn khi có một mối liên kết. Nhờ đó, họ cũng sẽ có thiện cảm với bạn hơn và dễ dàng bước tiếp vào cuộc trao đổi kinh doanh.
9. Biết cách lắng nghe
Kỹ năng giao tiếp không chỉ là lời nói mà bên cạnh đó bạn còn phải học cách lắng nghe, chú ý đến đối phương, cách tương tác với họ, đặt những câu hỏi hay trả lời lại. Đây thật sự là một điều vô cùng quan trọng để thể hiện sự tôn trọng với những người trong cuộc hội thoại. Đồng thời, cũng giúp bạn hiểu hơn về người mà mình đang giao tiếp. Đặc biệt, khi lắng nghe, hãy tập trung vào người nói và không nên bị phân tâm bởi điện thoại hay máy tính.
Trong quá trình lắng nghe, bạn có thể chú ý đến giọng nói, nét mặt và ngôn ngữ cơ thể của người nói. Đừng chỉ suy nghĩ đến việc mình sẽ phản hồi như thế nào mà bên cạnh đó hãy tập trung vào cách nói chuyện của họ. Nếu như bạn muốn làm rõ thông tin để giải quyết vấn đề gì, hãy đặt câu hỏi nhằm xác định những gì bạn đang hiểu là đúng, giúp cho cuộc hội thoại được diễn ra một cách chất lượng và chính xác.
10. Làm chủ cảm xúc
Đỉnh cao của kỹ năng giao tiếp mà bạn nên rèn luyện đó chính là làm chủ cảm xúc của mình bằng sự cảm thông và thấu hiểu. Điều này cũng đồng nghĩa với việc không những bạn nên thấu hiểu cảm xúc của người nói mà đồng thời cũng phải điều khiển cảm xúc của bản thân sao cho phù hợp với hoàn cảnh và tình huống. Thông qua đó, bạn có được thiện cảm từ đối phương và nhanh chóng đạt được mục đích giao tiếp.
11. Chú ý trong cách sử dụng ngôn từ
Để quá trình giao tiếp được diễn ra hiệu quả, bạn cũng nên chú ý đến cách phát âm và lựa chọn từ ngữ sao cho phù hợp. Ví dụ như khi nói chuyện với người lớn tuổi hơn, nên sử dụng từ ngữ kính trọng, còn nếu nói chuyện với các em nhỏ thì có thể chọn cách giao tiếp vui vẻ, thân thiện. Ngược lại, nếu như bạn nói một cách rụt rè, thiếu tự tin, nói quá nhỏ hoặc quá lớn, quá nhanh,... thì cũng đều sẽ ảnh hưởng đến cuộc trò chuyện, làm cho người nghe khó nắm bắt thông điệp. Vậy nên, hãy chú ý về ngôn ngữ mà mình sử dụng để phù hợp trong từng tình huống cụ thể.
12. Giao tiếp chân thành
Giao tiếp một cách chân thành, trung thực và tử tế sẽ nuôi dưỡng lòng tin với những người xung quanh. Hãy giao tiếp với đối phương bằng thái độ tích cực, giữ tinh thần luôn cởi mở và có thể đặt các câu hỏi để cuộc hội thoại rõ ràng hơn. Ngoài ra, chỉ cần những cử chỉ nhỏ như: hỏi đối phương cảm thấy thế nào, mỉm cười hoặc khen ngợi họ khi hoàn thành tốt công việc cũng đều sẽ thúc đẩy mối quan hệ của bạn với những người xung quanh.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể rèn luyện sự chân thành bằng cách ghi nhớ những chi tiết nhỏ của đồng nghiệp, bạn bè từ đời sống hàng ngày hoặc trong những cuộc giao tiếp trước đó. Ví dụ như bạn có thể tổ chức một bữa tiệc sinh nhật bất ngờ cho người bạn cùng phòng của mình. Điều này sẽ giúp cho mối quan hệ của cả hai càng trở nên thân thiết và gắn kết hơn.
13. Quan sát, ghi nhận góp ý và cải thiện mỗi ngày
Không phải ai cũng có được kỹ năng giao tiếp tốt ngay từ ban đầu. Điều quan trọng đó chính là bạn cân phải không ngừng học hỏi, tiếp thu những nhận xét và đánh giá để cải thiện bản thân mình. Nếu có một ai đó góp ý về cách giao tiếp của bạn, đừng cảm thấy tự ái hay khó chịu bởi vì đây chính là lời khuyên chân thành để bạn trở nên tốt hơn. Khi bạn có thái độ ghi nhận và không ngừng cải thiện mỗi ngày, chắc chắn kỹ năng giao tiếp cơ bản sẽ trở nên tốt hơn, giúp ích rất nhiều cho công việc và cuộc sống.
Những kỹ năng giao tiếp cơ bản không thể bỏ qua
1. Kỹ năng đặt câu hỏi
Đặt câu hỏi không khó, nhưng đặt làm sao thật khéo léo để có được thông tin một cách đơn giản, đồng thời không để người nghe cảm thấy bạn không tập trung trong cuộc trò chuyện thì đòi hỏi cần phải có kỹ năng. Đó còn được gọi là kỹ năng đặt câu hỏi. Cụ thể, trong cuộc giao tiếp, bạn nên có sự quan sát và lắng nghe để biết khi nào nên đưa ra câu hỏi thì tốt nhất. Đặc biệt, câu hỏi đặt ra cũng cần phải phù hợp, không hỏi về những điều quá riêng tư, lên quan đến vấn đề cá nhân hoặc những bí mật trong công việc.
2. Kỹ năng thuyết trình
Mục đích của giao tiếp là trao đổi để hiểu nhau, đưa ra các thỏa thuận hoặc sự hợp tác giữa hai bên. Chính vì vậy, kỹ năng thuyết trình cũng là điều quan trọng, đặc biệt là đối với công việc. Nếu bạn có khả năng thuyết phục, tư vấn, thuyết trình sẽ giúp cho những cuộc đàm phát được diễn ra nhanh chóng và có kết quả tốt. Kỹ năng này đòi hỏi bạn phải có nhiều kinh nghiệm, liên tục thực thành, kết hợp giữa thiên phú bản thân với những điều mà mình học được từ trải nghiệm thực tế và không ngừng cải thiện.
3. Kỹ năng thuyết phục
Kỹ năng thuyết phục sẽ giúp cho đối phương đồng ý với những yêu cầu, gợi ý mà bạn đưa ra, giúp cho cuộc giao tiếp đạt được kết quả tốt. Đây cũng là một kỹ năng quan trọng bạn cần phải rèn luyện thường xuyên. Khi kết hợp giữa những hiểu biết vốn có, lời nói logic thì chắc chắn bạn sẽ dễ dàng thuyết phục đối phương hơn. Từ đó, nhanh chóng đạt được mục đích của cuộc giao tiếp.
4. Kỹ năng xử lý tình huống
Sẽ có những tình huống bất ngờ xảy ra trong cuộc sống hoặc công việc hàng ngày mà đôi khi bạn không thể lường trước được. Trong trường hợp này thì nếu như bạn có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ nhanh chóng ứng biến vấn đề. Kỹ năng này đòi hỏi bạn phải có sự phân tích vấn đề, từ đó đưa ra quyết định phù hợp để giảm thiểu rủi ro đối với sự việc đang xảy ra. Đặc biệt, đây là một trong những kỹ năng cần có của một nhân viên chăm sóc khách hàng.
Ví dụ, một khách hàng đặt mua sản phẩm online nhưng shop của bạn lại gửi nhầm cho họ một sản phẩm khác. Khách hàng sẽ nhanh chóng phản hồi lại về vấn đề này. Khi đó, bạn sẽ cần dùng đến kỹ năng giao tiếp bằng cách liên lạc với họ qua điện thoại hoặc tin nhắn về lỗi này nhanh nhất có thể.
Trước tiên, hãy xin lỗi họ về sai sót của cửa hàng, đồng thời khắc phục sự cố bằng cách ngay đổi lại sản phẩm cho khách hàng trong thời gian nhanh nhất. Đồng thời, cũng đừng quên cảm ơn họ đã mua sản phẩm và mong được tiếp tục ủng hộ. Lúc này, với kỹ năng giao tiếp và xử lý tình huống khéo léo, bạn sẽ dễ dàng tạo được ấn tượng tốt với khách hàng. Dù đã gửi nhầm sản phẩm nhưng vì được xử lý nhanh chóng với thái độ chân thành thì chắc chắn họ cũng không ngần ngại tiếp tục ủng hộ công việc kinh doanh của bạn.
5. Kỹ năng làm việc nhóm
Để phát triển kỹ năng giao tiếp thì chắc chắn không thể bỏ qua cơ hội rèn luyện và củng cố thông qua quá trình làm việc nhóm. Cách bạn làm việc, phối hợp với những người xung quanh, lắng nghe, trình bày ý kiến của bản thân, thuyết phục họ đều là những hành động góp phần nâng cao các kỹ năng mềm, trong đó có cả kỹ năng giao tiếp.
6. Kỹ năng phản hồi
Giao tiếp cũng chính là sự phản hồi, giúp cho câu chuyện được diễn ra theo chiều hướng tích cực và đạt hiệu quả nhất. Sự phản hồi này không chỉ bằng lời nói mà còn có thể thông qua ngôn ngữ cơ thể, hành động cụ thể. Điều quan trọng đó chính là bạn cần có sự phản ứng phù hợp trong từng tình huống cụ thể. Phản hồi khéo léo là một trong những kỹ năng làm việc tích cực trong doanh nghiệp và cả trong đời sống hằng ngày.
Một số lưu ý quan trọng khi giao tiếp
Có một số lỗi mà nhiều người thường mắc phải trong quá trình giao tiếp. Điều quan trọng là nên nhận ra những lỗi đó là gì để không ngừng cải thiện, giúp cho các cuộc hội thoại đạt hiệu quả tốt hơn. Cụ thể, một số lưu ý bạn cần biết khi giao tiếp như:
- Lắng nghe người đối diện nói chuyện, không nên cắt ngang lời họ. Nếu trong trường hợp cần phải cắt ngang thì hãy nói “xin phép” hoặc “xin lỗi” trước để thể hiện thái độ tôn trọng.
- Tránh nói những lời chê bai, xúc phạm người khác, đặc biệt là không nên nói về các chủ đề nhạy cảm, phân biệt tôn giáo, chủng tộc.
- Tránh nói ngập ngừng, vòng vo vì như vậy sẽ rất mất thời gian và đôi khi còn làm cho người nghe cảm thấy khó chịu.
- Chú ý lắng nghe câu chuyện, không xem đồng hồ, xem điện thoại,....
- Không nheo mắt hay nhìn chằm chằm đối phương, nụ cười không chân thật.
- Tránh gãi đầu, gãi cổ hoặc cử động quá nhiều khi giao tiếp.
- Nếu là chuyện đối phương không muốn nghe hoặc nhắc đến thì không nên tiếp tục nói.
- Sử dụng từ ngữ phù hợp với từng hoàn cảnh.
- Hãy tập trung nói về chủ đề mà mọi người đang đề cập đến.
- Không nói chuyện quá to, hãy điều chỉnh âm lượng giọng nói cho phù hợp.
- Nếu chưa hiểu điều gì thì nên hỏi lại.
- Giao tiếp tốt không có nghĩa là luôn đồng ý với mọi yêu cầu, điều quan trọng là bạn cần nắm rõ kỹ năng từ chối để biết cách sử dụng câu từ, thái độ khéo léo, phù hợp và không làm mất lòng hay gây ra sự khó chịu cho người khác.
- Tạo không khí hội thoại thân mật thông qua cử chỉ, lời nói và ánh mắt.
- Không nên quá nóng nảy, hấp tấp hay vội vàng, hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi nói.
Cách làm nổi bật kỹ năng giao tiếp trong CV và phỏng vấn xin việc
1. Làm nổi bật kỹ năng giao tiếp trong CV
CV chính là một minh chứng tốt nhất để bạn chứng minh kỹ năng giao tiếp của mình. Điều đó được thể hiện bằng cách bạn thiết kế CV theo một cấu trúc phù hợp, đặc biệt hơn hết là không được mắc lỗi ngữ pháp và lỗi chính tả. Bên cạnh đó, nếu mô tả công việc yêu cầu bạn phải có kỹ năng giao tiếp cao thì bạn cũng có thể thể hiện về điều này trong một số mục của CV như: kinh nghiệm, kỹ năng mềm. Nhờ vậy, bạn sẽ nhanh chóng tạo được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng giữa hàng trăm CV khác.
2. Thư xin việc
Bạn có thể tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng và thể hiện kỹ năng giao tiếp của mình trên thư xin việc. Cũng giống như CV thì đây thư xin việc sẽ góp phần giúp bạn tạo được ấn tượng đầu tiên tốt đẹp Hãy trình bày những nội dung trong đây một cách ngắn gọn, đầy đủ, không mắc lỗi và thể hiện được sự phù hợp của bản thân với vị trí mà mình đang ứng tuyển.
3. Kỹ năng giao tiếp trong buổi phỏng vấn
Phỏng vấn chính là thời điểm tuyệt vời để bạn làm nổi bật kỹ năng giao tiếp của mình. Bên cạnh đó, lúc này bạn cũng cần kết hợp với các kỹ năng khác như thuyết phục, đặt câu hỏi,... để buổi phỏng vấn được diễn ra một cách thuận lợi và tốt nhất. Đồng thời, cũng hãy chú ý đến các tín hiệu phi ngôn ngữ để thể hiện sự tự tin của bản thân cũng như sẵn sàng cho vị trí của công ty.
Ngoài ra, hãy tránh các hành động làm cho nhà tuyển dụng cảm thấy bạn không tập trung như: nhìn đồng hồ, cúi gằm mặt, nhìn vào điện thoại,.... Tất cả những gì bạn thể hiện trong buổi phỏng vấn đều được họ quan sát một cách kỹ lưỡng và thể hiện thái độ của bản thân đối với công việc này, Vậy nên, hãy cố gắng để tạo ấn tượng tốt nhất cho bản thân.
Có thể nói, kỹ năng mềm rất quan trọng trong cuộc sống và công việc hiện nay. Trong đó, kỹ năng giao tiếp có vai trò to lớn để truyền đạt, tiếp nhận thông tin. Chính vì vậy, bạn cần không ngừng cải thiện kỹ năng này để hoàn thiện bản thân ngày một tốt hơn. Trên đây là những chia sẻ của đội ngũ biên tập viên Phương Nam 24h để bạn hiểu hơn về khái niệm và vai trò của kỹ năng giao tiếp. Đồng thời còn có cả những cách cải thiện và làm nổi bật kỹ năng khi đi xin việc, phỏng vấn. Đây là mắt xích quan trọng và chỉ cần nghiêm túc, không ngừng rèn luyện thì chắc chắn bạn sẽ tìm thấy những cơ hội và mối quan hệ đáng quý cho mình.