Bán hàng là một ngành nghề rất phổ biến và được nhiều người lựa chọn hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể dễ dàng phát triển và thành công với lĩnh vực này. Bởi vì thực chất thì bán hàng rất khó khăn và cần có nhiều kỹ năng quan trọng cần thiết mới có thể dẫn đầu đối thủ. Một chiến lược cốt lõi bạn cần tạo ra ở đây đó chính là dựa vào thế mạnh của nhân viên trong việc cộng tác với khách hàng để làm hài lòng họ, mang đến kết quả như mong muốn. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hé lộ 14 kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp tuyệt đỉnh cho sales để bạn có thể sử dụng cho công việc của mình.
- 1. Kỹ năng giao tiếp tốt
- 2. Nhận diện khách hàng tiềm năng
- 3. Bán hàng đỉnh cao nhờ nắm bắt nhu cầu khách hàng
- 4. Vận dụng nghệ thuật đàm phán, thương lượng đỉnh cao
- 5. Khéo léo trong cách đặt câu hỏi
- 6. Biết cách lắng nghe - Kỹ năng để trở thành người bán hàng giỏi
- 7. Hiểu rõ sản phẩm / dịch vụ mình cung cấp
- 8. Linh hoạt khi giải quyết vấn đề
- 9. Giúp khách hàng tránh xa các trở ngại
- 10. Kỹ năng xây dựng mối quan hệ
- 11. Sự đồng cảm - Kỹ năng bán hàng tuyệt đỉnh
- 12. Kỹ năng chốt sale giúp bán hàng hiệu quả
- 13. Kỹ năng hợp tác và làm việc nhóm
- 14. Quản lý thời gian - Kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp
1. Kỹ năng giao tiếp tốt
Nhân viên bán hàng dành phần lớn thời gian trong công việc của họ để giao tiếp với khách hàng. Đây cũng chính là một trong những kỹ năng cơ bản và quan trọng nhất để có thể thuyết phục họ mua sản phẩm. Trong đó, bạn phải hiểu rằng ngữ điệu và cách chào hàng rất quan trọng. Để mang đến sự nhất quán, điều bạn cần làm đó chính là tập trung vào các khía cạnh hiểu rõ ý nghĩa của kỹ năng giao tiếp là gì trong bán hàng, ví dụ như:
- Kể chuyện: Một câu chuyện về sản phẩm, dịch vụ sẽ là cách hiệu quả để cuộc giao tiếp trở nên thu hút hơn. Thông qua đó, bạn có thể lồng ghép vào đó những lợi ích cũng như giải quyết một cách khéo léo những vấn đề mà khách hàng đang gặp phải bằng việc mua sản phẩm.
- Chỉ số cảm xúc (EQ): Chỉ số này được định nghĩa là khả năng nhận thức cũng như hiểu được cảm xúc của người khác. Trong bán hàng, EQ cao sẽ cho phép người nhân viên tương tác với khách hàng một cách tốt hơn thông qua việc hiểu được cảm xúc mà họ đang trải qua.
Bán hàng là một ngành đòi hỏi có sự nhanh nhạy và khéo léo, đặc biệt hãy không ngừng trau dồi kỹ năng giao tiếp. Đây chính là “chìa khóa” quan trọng để bạn có thể kết nối dễ dàng hơn với khách hàng. Từ đó mới đưa ra được những lời thuyết phục, lôi kéo và thu hút khách hàng mới để họ lựa chọn sản phẩm của mình bằng cách cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ phù hợp.
2. Nhận diện khách hàng tiềm năng
Một trong những điều mà các nhân viên bán hàng thường xuyên gặp phải và rất dễ làm cho quá trình chốt deal không thành công đó chính là nhắm sai khách hàng tiềm năng. Điều này sẽ chỉ làm cho thời gian bạn bỏ ra là vô nghĩa mà không mang lại kết quả gì cho doanh nghiệp. Chính vì vậy, người bán hàng nào cũng cần phải trang bị cho mình kỹ năng nhận diện khách hàng tiềm năng cũng như phân loại các nhóm khách hàng thường gặp. Tùy thuộc vào từng ngành nghề mà khách hàng của bạn sẽ có những đặc điểm khác nhau. Bạn có thể dựa vào đó để xác định chính xác đâu mới là những khách hàng mà mình nên dành nhiều thời gian quan tâm để tìm ra ra các cách tiếp cận và bán hàng hiệu quả.
Để xác định được khách hàng tiềm năng thì bạn cần phải thực sự hiểu rõ về nhóm đối tượng này bằng cách xây dựng cho mình một danh sách các đặc điểm nhận dạng cụ thể. Bạn nên biết được một số thông tin cơ bản về nhóm khách hàng tiềm năng của mình như: giới tính, độ tuổi, mức thu nhập, sở thích, nơi sống,... cũng như làm cách nào để tiếp cận và xây dựng mối quan hệ với họ.
3. Bán hàng đỉnh cao nhờ nắm bắt nhu cầu khách hàng
Một trong những kỹ năng bán hàng hiện đại quan trọng mà nhân viên kinh doanh cần có đó chính là hiểu được nhu cầu của khách hàng. Bạn có thể thực hiện điều này bằng cách đặt bản thân mình vào vị trí của khách hàng để hiểu được họ đang mong muốn gì khi mua một sản phẩm? Đó có thể là lợi ích mà sản phẩm mang lại, hoặc một số khách hàng lựa chọn mua sản phẩm có thể chỉ vì thương hiệu. Hay có thể điều khách hàng quan tâm là cách sử dụng sản phẩm như thế nào chứ không phải những thông tin liên quan đến thành phần, xuất xứ.
Nhu cầu mua sắm của mỗi người là không giống nhau và có thể khách hàng sẽ không chia sẻ về điều này với bạn. Vậy nên, là một nhân viên bán hàng chuyên nghiệp, bạn phải biết cách tự tìm ra những nhu cầu này bằng cách quan sát cử chỉ, lời nói, hành động cũng như những chia sẻ của khách hàng. Từ đó, cung cấp đến khách hàng những thông tin mà họ đang quan tâm.
4. Vận dụng nghệ thuật đàm phán, thương lượng đỉnh cao
Trong bán hàng, nghệ thuật đàm phán là điều vô cùng quan trọng. Bởi vì sau khi trình bày những công dụng, lợi ích và một đề xuất chiêu hàng hiệu quả, tiếp đến bạn cần phải hướng khách hàng của mình đi vào quá trình thương lượng. Điều quan trọng ở đây chính là bạn cần xác định mục tiêu mà mình mong muốn đạt được là gì cũng như những tình huống có thể xảy ra trong quá trình diễn ra cuộc đàm phán. Bạn cần phải dẫn dắt làm sao để cuộc đàm phán mang đến lợi ích chung cho cả khách hàng và doanh nghiệp.
Một nhân viên bán hàng có kỹ năng thương lượng, đàm phán tốt sẽ hỗ trợ rất nhiều trong việc đẩy nhanh quá trình chốt giao dịch. Kỹ năng đàm phán giỏi không có nghĩa là bạn dễ dàng chấp nhận sự phản đối của khách hàng mà phải chuẩn bị sẵn các đề xuất, đưa ra thêm nhiều lựa chọn. Điều này nhằm mục đích làm cho khách hàng có sự cân nhắc lại về lời đề nghị và tất nhiên giải pháp thay thế này cũng phải có lợi cho cả hai bên.
5. Khéo léo trong cách đặt câu hỏi
Có đôi khi, ngay cả chính khách hàng cũng không thực sự hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của bản thân là gì. Trong trường hợp này, bạn có thể áp dụng kỹ năng bán hàng hiệu quả bằng cách khéo léo đặt ra những câu hỏi để khai thác thông tin cần thiết. Thông qua đó, không những bạn có thể hiểu hơn về nhu của khách hàng mà ngay chính họ cũng nhận ra được mong muốn của mình.
Các câu hỏi được đặt ra cũng nên có sự cân nhắc và chọn lọc kỹ lưỡng. Đặc biệt, bạn nên chú ý đến tần suất đặt câu hỏi của mình, không nên để khách hàng cảm thấy khó chịu vì bị hỏi quá nhiều. Thay vào đó, đối với mỗi câu trả lời mà khách hàng đưa ra, bạn có thể nêu lên những gợi ý liên quan đến sản phẩm, dịch vụ. Điều này sẽ giúp cho khách hàng có được những thông tin, suy nghĩ ban đầu về việc nhận biết nhu cầu thực sự. Đồng thời, quá trình giao tiếp giữa hai bên được diễn ra cân bằng thay vì chỉ là bạn hỏi và khách hàng trả lời. Bởi vì điều đó sẽ làm cho cuộc hội thoại trở nên nhàm chán và khiến khách hàng muốn nhanh chóng rời đi thay vì tìm hiểu sản phẩm.
6. Biết cách lắng nghe - Kỹ năng để trở thành người bán hàng giỏi
Kỹ năng lắng nghe là gì và có tầm quan trọng thế nào với bán hàng? Lắng nghe là việc hoàn toàn tập trung vào các vấn đề, nỗi lo và ý tưởng của khách hàng tiềm năng mà không bị gián đoạn. Bằng cách này, bạn sẽ có thể hiểu rõ được những nhu cầu của khách hàng.
Đôi khi, có thể bạn sẽ theo đuổi quá trình giao dịch bằng nhiều ý tưởng hoặc giải pháp, làm cho bản thân trở nên hăng hái và có phần áp đảo trong cuộc trò chuyện. Cho dù bạn truyền đạt các tính năng của sản phẩm hoặc lợi ích của dịch vụ kiên trì thế nào đi chăng nữa, nhưng điều đó cũng sẽ không mang lại hiệu quả tốt nếu như khách hàng của bạn không cảm thấy họ được lắng nghe.
Vậy nên, chìa khóa mà các nhân viên kinh doanh nên biết đó chính là tạo cho khách hàng có cảm giác được kết nối và mang đến sự tin tưởng cao hơn. Chỉ như vậy, họ mới cảm thấy mình được quan tâm, tôn trọng và điều đó cũng giúp khách hàng có cái nhìn thiện cảm hơn về sản phẩm, dịch vụ của bạn. Biết cách lắng nghe với thái độ chân thành cũng là một trong những kỹ năng làm việc tích cực mà bất kỳ ai cũng nên nằm lòng.
7. Hiểu rõ sản phẩm / dịch vụ mình cung cấp
Là một người bán hàng chuyên nghiệp, bạn phải có kiến thức sâu rộng về sản phẩm hoặc dịch vụ mà mình đang cung cấp để có được những lời quảng cáo chiêu hàng hiệu quả. Đây là một trong các kỹ năng bán hàng đỉnh cao mà mọi nhân viên sale cần có để nhanh chóng trả lời các câu hỏi, thắc mắc của khách hàng cũng như đưa ra giải pháp phù hợp khi thương lượng.
Một nhân viên bán hàng có sự thu hút, kỹ năng giao tiếp tốt nhưng nếu như không có kiến thức cốt lõi về sản phẩm, dịch vụ thì mọi thứ khác đều sẽ trở nên vô nghĩa. Ví dụ, khi khách hàng đặt một câu hỏi liên quan đến sản phẩm, nhưng ngay cả người bán lại không thể trả lời được thì chắc chắn không một ai có thể đặt niềm tin của mình vào sản phẩm và doanh nghiệp. Kết quả là toàn bộ quá trình bán hàng sẽ đi vào ngõ cụt và điều đó cũng đồng nghĩa với việc bạn đã mất đi một khách hàng tiềm năng. Bán hàng là công việc đòi hỏi bạn phải làm chủ sản phẩm, dịch vụ của mình mới có thể tiết kiệm thời gian và mang lại hiệu quả.
8. Linh hoạt khi giải quyết vấn đề
Là một nhân viên bán hàng chuyên nghiệp, bạn cần phải có được kỹ năng giải quyết vấn đề linh hoạt, nhanh chóng và hiệu quả. Vậy kỹ năng giải quyết vấn đề là gì và có tầm quan trọng thế nào với các saler?
Trong quá trình bán hàng, chắc chắn bạn sẽ gặp phải rất nhiều tình huống bất ngờ xảy ra, đó có thể là khách hàng chê sản phẩm, phàn nàn về những vấn đề mà họ gặp phải trong quá trình sử dụng sản phẩm tương tự trước đây hay đơn giản là họ bỗng thay đổi nhu cầu trước khi quyết định thanh toán chẳng hạn. Vô vàn vấn đề có thể xảy đến bất ngờ và nếu không có sự khéo léo trong cách giải quyết, có thể những vấn đề này sẽ ngày càng trở nên tồi tệ hơn và khiến bạn mất đi một khách hàng tiềm năng.
Vậy nên, trước khi đưa ra một quyết định nào đó, điều bạn cần làm đó chính là lắng nghe những vấn đề mà khách hàng của mình gặp phải. Trong trường hợp này, có thể khách hàng đang bị kích động nên điều bạn cần làm là giúp họ bình tĩnh trở lại. Đồng thời, phải làm cho khách hàng cảm thấy bạn đang thật sự lắng nghe và thấu hiểu vấn đề.
Từ đó, dựa trên những điều này mà bạn cần bình tĩnh và nhanh chóng đưa ra hướng giải quyết sao cho phù hợp. Cần xác định rằng hướng giải quyết này phải mang đến sự toàn vẹn cho cả hai bên, vừa giúp khách hàng an tâm, cảm thấy mua sản phẩm của bạn là quyết định đúng đắn. Chính vì lẽ đó, khả năng giải quyết vấn đề linh hoạt không chỉ là kỹ năng cần có của nhân viên chăm sóc khách hàng mà còn rất cần thiết với các saler.
9. Giúp khách hàng tránh xa các trở ngại
Một trong những điều khiến cho quyết định mua hàng bị chậm trễ đó chính là vì những trở ngại mà khách hàng sẽ gặp phải. Điều đó có thể liên quan đến việc giao hàng, quá trình đặt mua sản phẩm hay về giá cả. Lúc này, bạn cần nhanh nhạy nhìn ra vấn đề và giúp khách hàng loại bỏ những trở ngại đó bằng kỹ năng tư vấn bán hàng của mình.
Ví dụ, khi khách hàng không để đến trực tiếp cửa hàng mua sản phẩm thì bạn có thể hướng dẫn họ cách đặt hàng online và sẽ giao đến tận nhà. Hay khi khách hàng cảm thấy quy trình mua hàng diễn ra quá phức tạp thì bạn nên xem xét lại và rút gọn các bước để khách hàng có thể nhanh chóng đi đến bước thanh toán cuối cùng. Đối với vấn đề về giá cả, nếu sản phẩm quá đắt và không có khả năng chi trả thì bạn cũng có thể nhanh chóng gợi ý về một sản phẩm khác có chức năng tương tự nhưng giá thành thấp hơn phù hợp với ngân sách mà khách hàng có thể bỏ ra.
Còn trong trường hợp bạn không thể giải quyết được trở ngại của khách hàng thì hãy kết thúc cuộc trò chuyện một cách thân thiện nhất và có thể hẹn họ sử dụng sản phẩm của mình vào một dịp khác. Dù không bán được sản phẩm nhưng cho đến cuối cùng, bạn cũng phải luôn giữ được sự thân thiện và vui vẻ với khách hàng để tạo thiện cảm tốt. Bởi vì biết đâu trong tương lai, họ sẽ chính là những khách mua hàng của bạn.
10. Kỹ năng xây dựng mối quan hệ
Xây dựng mối quan hệ là khi bạn tìm thấy những điểm chung giữa mình và khách hàng mà không liên quan đến kinh doanh để tạo ra sự liên kết thân thiết. Mục tiêu của việc xây dựng môi quan hệ chỉ đơn giản là tạo dựng niềm tin đối với khách hàng nhưng đây lại là một trong những kỹ năng mềm quan trọng mà một người bán hàng cần có.
Đó có thể là những câu chuyện, sở thích chung giữa hai người, ví dụ như: mua sắm, mỹ phẩm, nấu ăn,.... Tuy nhiên, những điều này đều sẽ góp phần to lớn trong việc tạo sự tin tưởng của khách hàng dành cho người bán và cũng là yếu tố quan trọng trong việc đưa ra quyết định mua hàng.
11. Sự đồng cảm - Kỹ năng bán hàng tuyệt đỉnh
Sự đồng cảm sẽ giúp bạn hiểu được cảm xúc mà khách hàng của mình hiện đang có, để từ đó có những điều chỉnh phù hợp trong cả thái độ và lời nói. Đây là một trong những kỹ năng của nhân viên kinh doanh cần rèn luyện hàng ngày và là một trong những nguyên tắc bàng trong bán hàng của Jack Ma. Để có thể nhanh nhạy nắm bắt tâm lý khách hàng và hiểu về nỗi đau, nỗi sợ hãi của họ không phải điều đơn giản. Khi đã có được sự đồng cảm với khách hàng, bạn có thể tạo ra các kết nối cảm xúc và xây dựng mối quan hệ lâu dài với họ.
Hiện nay, hành vi mua hàng của người tiêu dùng ngày càng trở nên phức tạp hơn rất nhiều. Bên cạnh việc lựa chọn sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu, họ còn cân nhắc xem thái độ của nhân viên. Hay nói đơn giản là khách hàng sẽ không mua một sản phẩm nếu người bán không chú ý đến cảm xúc và ý kiến của họ.
Khi khách hàng đã chia sẻ về "nỗi đau" của mình, một nhân viên bán hàng chuyên nghiệp không chỉ thông cảm mà còn cần hiểu sâu sắc những cảm xúc đó. Đồng thời, bạn cần tôn trọng những gì khách hàng đang phải trải qua và cân nhắc thật kỹ lưỡng về những phản hồi hay giải pháp sẽ đưa ra. Tất nhiên, đây cũng là một trong những điều giúp cho quyết định mua hàng được diễn ra nhanh chóng hơn.
12. Kỹ năng chốt sale giúp bán hàng hiệu quả
Sau một quá trình tư vấn thì cũng đã đến lúc bạn nên vận dụng kỹ năng chốt sale của mình để việc mua sắm của khách hàng đi đến những bước cuối cùng. Để thực hiện được điều này thì bạn cần trang bị cho mình một vài kỹ năng chốt sale hiệu quả như:
- Cung cấp thông tin ngắn gọn, dễ hiểu về sản phẩm, dịch vụ để khách hàng không cảm thấy khó khăn trong quá trình ra quyết định.
- Sử dụng sự nhạy bén của mình để nhận ra thời điểm thích hợp nhất chốt sale.
- Thái độ tư vấn nhiệt tình và thân thiện để khách hàng luôn có thiện cảm tốt về bạn cũng như sản phẩm của bạn.
- Đưa ra chương trình ưu đãi, quà tặng hấp dẫn để kích thích quá trình ra quyết định nhanh chóng của khách hàng.
- Nếu khách hàng còn cảm thấy băn khoăn, có thể để khách hàng trải nghiệm thử sản phẩm để họ hiểu được giá trị cũng như những lợi ích sẽ nhận được.
- Đưa ra những quyền lợi tích cực cho khách hàng khi họ mua sản phẩm, dịch vụ.
- Khi khách hàng đồng ý mua hàng thì bạn cũng chỉ mới thành công 50%, công đoạn cuối cùng và không kém phần quan trọng đó chính là hỗ trợ khách hàng thanh toán và nhận sản phẩm.
13. Kỹ năng hợp tác và làm việc nhóm
Có thể bạn sẽ không phải là người trực tiếp làm việc với khách hàng cuối cùng mà cần quan một bên trung gian khác. Trong trường hợp này, kỹ năng hợp tác và làm việc nhóm hiệu quả chính là một trong những điều quan trọng để quy trình làm việc trở nên dễ dàng hơn, giúp bạn bán thêm được nhiều sản phẩm và nâng cao doanh số cho doanh nghiệp.
Đặc biệt là đối với nhân viên kinh doanh B2B (Business to Business) thì đòi hỏi sự hợp tác và làm việc chung càng là điều quan trọng. Thông thường, để những khách hàng này đưa ra quyết định thì có thể bạn cần đến một thời gian dài thường xuyên chăm sóc cũng như cung cấp thông tin.
Nếu chỉ thực hiện một mình thì điều đó có thể sẽ rất khó khăn và làm cho bạn không có thời gian đi tìm kiếm khách hàng mới cũng như chăm sóc khách hàng cũ. Tuy nhiên, với sự hợp tác, giúp đỡ của nhiều người thì bạn sẽ được hỗ trợ tốt hơn. Việc hợp tác làm việc này chính là cùng nhau phát triển và bước đi trên con đường để dẫn đến thành công.
14. Quản lý thời gian - Kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp
Quản lý thời gian là khả năng tối ưu hóa năng suất làm việc để tạo ra doanh thu hiệu quả. Đây là một trong các kỹ năng làm việc hiệu quả trong doanh nghiệp và cũng nằm trong nhóm kỹ năng sale vô cùng quan trọng nhưng lại thường bị rất nhiều người bỏ quên khi dành nhiều thời gian của mình vào các hoạt động không tạo ra doanh thu. Chính vì vậy, là một nhân viên bán hàng chuyên nghiệp, bạn phải hiểu rõ về các bước và thời gian cụ thể của quy trình để đi đến việc chốt giao dịch nhanh chóng.
Quản lý thời gian cũng là một kỹ năng rất có ích để bạn thiết lập thứ tự ưu tiên, nhiệm vụ và tinh chỉnh quy trình. Đây là điều quan trọng giúp cho quá trình bán hàng vừa được diễn ra nhanh mà vẫn đảm bảo về tính hiệu quả. Ví dụ, bạn nên ưu tiên dành thời gian để giải quyết các vấn đề mà khách hàng đang gặp phải có liên quan đến ảnh hưởng ra quyết định mua hàng của họ thay vì gửi địa chỉ email về một thông báo đến khách hàng.
Trên đây là những chia sẻ của đội ngũ biên tập viên Phương Nam 24h để bạn biết được các kỹ năng để trở thành người bán hàng giỏi. Có thể thấy được, một nhân viên bán hàng chuyên nghiệp cần phải học rất nhiều kỹ năng khác nhau. Khi đã trở nên thành thục và biết cách áp dụng các kỹ năng này thì dù bạn có đang làm trong lĩnh vực nào đi chăng nữa cũng đều có thể mang về những đơn hàng lớn cho doanh nghiệp.