Tại sao cần phải chăm sóc khách hàng cũ?

Hiện nay, bên cạnh việc cải tiến chất lượng sản phẩm, dịch vụ thì công tác chăm sóc khách hàng cũng trở thành một trong những yếu tố nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Chăm sóc khách hàng, đặc biệt là khách hàng cũ, được xem như là một “vũ khí bí mật” giúp nâng cao vị thế, uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. Tuy nhiên, hiện tại vẫn còn không ít doanh nghiệp mới gặp khó khăn trong vấn đề này và bị loay hoay với câu hỏi tại sao cần phải chăm sóc khách hàng cũ?

Tại sao cần phải chăm sóc khách hàng cũ?
 

Marc Onetto - Cựu phó chủ tịch điều hành toàn cầu và dịch vụ khách hàng của Amazon có một câu nói rất nổi tiếng: “Làm những điều tốt cho khách hàng và họ sẽ tạo ra lợi ích cho chúng ta”. Như vậy có thể thấy rằng, công việc chăm sóc khách hàng là hoạt động cần phải có để đạt được những giá trị mà doanh nghiệp mong muốn. Cụ thể, việc chăm sóc khách hàng cũ sẽ mang lại những lợi ích dưới đây:

1. Tạo ra nguồn khách hàng trung thành

Nếu một doanh nghiệp thực hiện chăm sóc khách hàng tốt thì họ sẽ tiếp tục quay lại sử dụng sản phẩm, dịch vụ ở những lần sau. Tạo ra sự hài lòng, tin tưởng từ họ chính là cách mà doanh nghiệp giữ chân khách hàng hiện tại và tạo ra “tệp” khách hàng trung thành. Đặc biệt là khi khách hàng có nhiều sự lựa chọn thì họ sẽ trở nên khó tính hơn. Vì vậy, chăm sóc khách hàng cũ là việc mà các doanh nghiệp cần phải hết sức chú trọng, không thể xem nhẹ. Đây cũng chính là một trong những kỹ năng bán hàng tuyệt đỉnh mà bất kỳ nhân viên sales nào cũng cần ghi nhớ. Đối với người tiêu dùng, một khi họ đã quen sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp nào đó thì sẽ rất ít khả năng thay đổi sang một doanh nghiệp khác. Có được một lượng khách hàng trung thành lớn, doanh nghiệp sẽ giảm bớt được phần nào áp lực cạnh tranh.

Tại sao chăm sóc khách hàng?

2. Thu hút khách hàng tiềm năng

Mặc dù, mục đích chính của chăm sóc khách hàng là giữ chân người dùng hiện tại nhưng một lợi ích mà doanh nghiệp sẽ có được nếu làm tốt việc này là thu hút thêm khách hàng tiềm năng. Theo một số cuộc khảo sát thì trung bình, một khách hàng sẽ giới thiệu đến 4 người khác nếu họ cảm thấy hài lòng với những gì mà doanh nghiệp mang lại. Trong khi đó, một người không thỏa mãn có thể sẽ nói với khoảng 10 người khác hoặc thậm chí là nhiều hơn. Từ đó, có thể thấy rằng việc chăm sóc tốt khách hàng cũ sẽ vô tình góp phần gia tăng uy tín và thu hút khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp.
 

Tại sao phải chăm sóc khách hàng cũ?
 

3. Tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp

Tệp khách hàng của một doanh nghiệp được chia làm hai nhóm là khách hàng cũ và khách hàng tiềm năng. Ước tính, chi phí để giữ chân một khách hàng cũ chỉ bằng 1/4 chi phí tìm kiếm khách hàng mới. Rất nhiều doanh nghiệp, cửa hàng bỏ ra một số tiền không hề nhỏ cho marketing, quảng cáo, tiếp thị nhưng lượng khách hàng mới có được chỉ đếm trên đầu ngón tay. Trong khi chỉ với một vài hành động đơn giản như: Nhắn tin chúc mừng sinh nhật; Tạo chương trình tri ân, giảm giá cho khách hàng cũ;…là bạn đã làm họ nhớ đến và có thể quay lại sử dụng sản phẩm/dịch vụ của mình. Do đó, việc tập trung chăm sóc khách hàng cũ là một công cụ marketing gián tiếp vô cùng tiết kiệm và hiệu quả.

Vì sao phải chăm sóc khách hàng?
 

4. Nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

Cùng với quá trình toàn cầu hóa và sự phát triển nhanh chóng của khoa học, công nghệ thì các doanh nghiệp hiện nay đã có thể nghiên cứu, cung cấp những sản phẩm có chất lượng vượt trội với chi phí thấp nhất. Khi việc cạnh tranh về chất lượng và giá ngày càng gay gắt thì chăm sóc khách hàng sẽ trở thành chìa khóa để nâng cao uy tín và vị thế của doanh nghiệp trên thương trường.
 

Vì sao chăm sóc khách hàng?
 

Trên đây là những lý do giải thích vì sao chăm sóc khách hàng là việc mà các doanh nghiệp hiện nay cần phải chú ý và làm cho tốt. Hi vọng với những chia sẻ của đội ngũ biên tập viên Phương Nam 24h, các bạn đã có thể thấy được những lợi ích từ việc chăm sóc hệ thống khách hàng cũ là gì. Từ đó, chú trọng hơn đến yếu tố này để góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Tham khảo thêmCác kỹ năng chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp

Tin Kinh doanh khác

CSR là gì? Từ A - Z về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

CSR là gì? Từ A - Z về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

CSR (corporate social responsibility) là chiến lược giúp doanh nghiệp đáp ứng kỳ vọng của các bên liên quan và phát triển bền vững.
Cách phân tích đối thủ cạnh tranh để tối ưu hóa thị phần

Cách phân tích đối thủ cạnh tranh để tối ưu hóa thị phần

Phân tích đối thủ cạnh tranh không chỉ là thu thập thông tin mà còn cả quá trình rút ra bài học để xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả.
Lợi thế cạnh tranh là gì? Các mô hình lợi thế cạnh tranh

Lợi thế cạnh tranh là gì? Các mô hình lợi thế cạnh tranh

Trong thị trường kinh doanh, lợi thế cạnh tranh không chỉ là chìa khóa giúp doanh nghiệp tồn tại mà còn quyết định sự phát triển bền vững.
IMC là gì? Giải mã 8 công cụ truyền thông marketing tích hợp

IMC là gì? Giải mã 8 công cụ truyền thông marketing tích hợp

Giải mã IMC và cách kết hợp các phương tiện truyền thông marketing tích hợp để xây dựng thông điệp nhất quán, tạo dấu ấn khó quên.
Customer experience là gì? Các yếu tố then chốt định hình CX

Customer experience là gì? Các yếu tố then chốt định hình CX

Tại sao một số thương hiệu luôn được khách hàng yêu thích và trung thành? Bí quyết nằm ở CX - trải nghiệm khách hàng mà họ mang lại.
SBU là gì? Bí quyết áp dụng chiến lược cấp đơn vị kinh doanh

SBU là gì? Bí quyết áp dụng chiến lược cấp đơn vị kinh doanh

80% tập đoàn lớn trên thế giới đã áp dụng chiến lược cấp đơn vị kinh doanh SBU để tăng cường hiệu quả kinh doanh, tối đa hóa lợi nhuận.