Kỹ năng làm việc tích cực là gì?

Trong cuộc sống, không phải ai cũng sẽ tìm được công việc như mong muốn, đúng với sở trường của bản thân. Nếu phải làm một công việc mình không có hứng thú thì 8 tiếng trôi qua sẽ thật nhàm chán. Tuy nhiên, cho dù bạn có làm đúng công việc mình thích đi chăng nữa thì cũng sẽ có những lúc cảm thấy chán nản, tiêu cực. Và dĩ nhiên, dù làm bất cứ công việc nào thì thái độ, kỹ năng tích cực là một yếu tố góp phần giúp bạn gặt hái được nhiều thành quả tốt đẹp. Vậy như thế nào là kỹ năng làm việc tích cực? Làm sao để có thể rèn luyện được sự tích cực và để luôn có hứng thú trong công việc?

Thế nào là kỹ năng làm việc tích cực?
 

1. Đặt niềm tin

Niềm tin là điều kiện cần của mọi mối quan hệ, mọi hành động. Bạn chỉ có thể thực hiện việc gì đó một cách vui vẻ và hết mình khi bạn đặt niềm tin vào nó. Đặt niềm tin vào công việc trước tiên là biết mình đang muốn gì, xác định rõ mục tiêu mà mình đang hướng đến và hết lòng vì nó. Có niềm tin, bạn sẽ có nỗ lực và thành quả. Hãy thử tưởng tượng xem nếu trong một mối quan hệ mà bạn không hề tin đối phương thì có thể tiến triển tốt đẹp không? Trong công việc cũng như vậy.
 

Kỹ năng làm việc tích cực là thế nào?
 

2. Tôn trọng bản thân và đồng nghiệp

Trước tiên, bạn phải biết tôn trọng bản thân, vai trò của mình trong công ty. Sau đó là tôn trọng các đồng nghiệp khác. Mỗi một cá nhân trong công ty đều có vai trò tương đương nhau, không có ai là quan trọng hoặc không quan trọng cả. Nếu bạn có thể nhận thấy được tầm quan trọng của bản thân, của công việc mình đang làm đối với công ty thì mới có động lực để cố gắng, phấn đấu nhiều hơn nữa.
 

Kỹ năng làm việc tích cực là gì?
 

3. Có thái độ tốt khi tiếp nhận công việc

Mỗi khi sếp giao cho bạn một công việc mới, đừng bao giờ nghĩ rằng: tại sao lại bắt mình làm điều này, mình không thích làm việc đó, việc này quá khó so với mình,…. Thái độ tiêu cực, thụ động này sẽ khiến bạn trở thành một người lười nhác, không được đánh giá cao trong mắt mọi người. Thay vào đó, bạn hãy nghĩ rằng mình đang đi làm và đó là công việc của mình. Mình làm điều đó để được trả lương và thăng tiến thì bạn sẽ có thể dẹp bỏ được những thái độ tiêu cực bên trong.
 

Các kỹ năng làm việc tích cực
 

4. Làm việc bằng lòng chân thành

Làm việc với lòng chân thành có nghĩa là bạn sẽ làm hết mình, bằng tất cả nhiệt huyết, lòng say mê. Khi làm một điều gì đó mà không xuất phát từ lòng chân thành, bạn sẽ không bao giờ nhận lại được những gì mình muốn, kể cả trong công việc. Với tinh thần này, bạn sẽ không cảm thấy chán nản hay công việc quá khó khăn với mình.
 

Những kỹ năng làm việc tích cực
 

5. Sự thấu hiểu

Bên cạnh yếu tố xuất phát từ bản thân thì môi trường làm việc cũng góp phần làm chúng ta có một tinh thần tích cực hơn. Trong công việc, sẽ có không ít lần bạn xảy ra bất đồng với đồng nghiệp hay khách hàng. Để có thể giải quyết tốt đẹp vấn đề này, bạn nên hạ cái tôi của mình xuống một chút, đặt cương vị bản thân vào hoàn cảnh của người khác để hiểu được tâm trạng của họ và tìm cách giao tiếp khéo léo cùng hướng giải quyết phù hợp. Sự thấu hiểu sẽ giúp bạn xây dựng được các mối quan hệ tốt đẹp, tạo được sự thuận lợi và niềm vui trong công việc. Sự thấu hiểu cùng kỹ năng giải quyết vấn đề tốt là kỹ năng mềm quan trọng dù bạn làm việc ở bất kỳ nơi nào.
 

Kỹ năng làm việc tích cực
 

Trên đây là các kỹ năng làm việc tích cực mà đội ngũ biên tập viên Phương Nam 24h muốn chia sẻ với bạn đọc. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, các bạn đã biết cách để tạo dựng được niềm vui, sự hứng thú trong công việc và luôn tích cực để hoàn thành nhiệm vụ được giao một cách tốt đẹp, thuận lợi.

Tham khảo thêm: Các kỹ năng làm việc nhân viên văn phòng cần có

Nội dung liên quan

Tin Kinh doanh khác

Đón đầu 8 xu hướng kinh doanh 2025 để làm chủ cuộc chơi

Đón đầu 8 xu hướng kinh doanh 2025 để làm chủ cuộc chơi

Nắm bắt xu hướng kinh doanh 2025 là cơ hội để doanh nghiệp cải thiện chiến lược và tối ưu mô hình kinh doanh trong kỷ nguyên số.
GDPR là gì? Giải mã những kiến thức quan trọng về GDPR

GDPR là gì? Giải mã những kiến thức quan trọng về GDPR

GDPR là quy định của Liên minh Châu Âu yêu cầu doanh nghiệp tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chuẩn về các quyền riêng tư của cá nhân.
Định vị sản phẩm là gì? Các chiến lược định vị sản phẩm

Định vị sản phẩm là gì? Các chiến lược định vị sản phẩm

Chiến lược định vị sản phẩm giúp doanh nghiệp nổi bật trên thị trường, tạo ấn tượng trong tâm trí khách hàng và tăng khả năng cạnh tranh.
Tuyển tập những câu chúc Tết khách hàng, đối tác ý nghĩa nhất

Tuyển tập những câu chúc Tết khách hàng, đối tác ý nghĩa nhất

Lời chúc Tết khách hàng, đối tác là nét đẹp truyền thống gắn kết bền chặt, gửi gắm niềm tri ân và hi vọng khởi đầu năm mới đầy may mắn.
Điểm chạm khách hàng là gì? Các loại customer touch points

Điểm chạm khách hàng là gì? Các loại customer touch points

Điểm chạm khách hàng (touch points) rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp trải nghiệm khách hàng xuyên suốt hành trình mua sắm.
Chỉ số NPS là gì? Cách đo lường và áp dụng Net Promoter Score

Chỉ số NPS là gì? Cách đo lường và áp dụng Net Promoter Score

Chỉ số Net Promoter Score (NPS) là thước đo chính xác nhất về mức độ hài lòng và lòng trung thành của khách hàng đối với doanh nghiệp.