Kỹ năng cứng là gì? Top 10 loại kỹ năng cứng quan trọng và cách rèn luyện

Trong thời đại phát triển hiện nay, mỗi công việc đều đòi hỏi mọi người cần phải có một số kỹ năng nhất định. Điều đó sẽ giúp cho công việc được hoàn thành một cách nhanh, chính xác và hiệu quả hơn. Chính vì vậy, mỗi người cần không ngừng học tập và rèn luyện để nâng cao các kỹ năng. Tuy nhiên, trước tiên bạn cần hiểu được kỹ năng cứng là gì? Top 10 loại kỹ năng cứng quan trọng và cách rèn luyện để có được nền tảng vững chắc hỗ trợ cho công việc của mình.
 

Kỹ năng cứng là gì? Top 10 loại kỹ năng cứng quan trọng và cách rèn luyện
 

Kỹ năng cứng là gì?

Kỹ năng cứng tiếng Anh gọi là hard skills, đây là một phần cần có trong công việc, bao gồm các kỹ năng kỹ thuật quan trọng để hoàn thành nhiệm vụ cụ thể và kiến thức chuyên môn, giúp một cá nhân thực hiện thành công một công việc nào đó. Các kỹ năng cứng có được bằng cách thông qua những chương trình giáo dục và đào tạo chính thức ở các lớp đại học, cao đẳng, học viện, lớp đào tạo ngắn hạn, khóa học trực tuyến và các chương trình cấp chứng chỉ.
 

Kỹ năng cứng
 

Phân biệt kỹ năng cứng và kỹ năng mềm

Kỹ năng cứng và kỹ năng mềm là hai thuật ngữ rất quen thuộc. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều người mơ hồ và không biết chính xác cách phân biệt hai loại kỹ năng này. Vậy thì sự khác nhau giữa kỹ năng cứng và kỹ năng mềm là gì?

- Trước tiên, đặc điểm của kỹ năng cứng là thiên về học thuật và có thể giáo dục được, ví dụ như: tin học văn phòng, tiếng anh, thiết kế đồ họa,.... Còn kỹ năng mềm sẽ thiên về tính cách và được phát triển theo bản năng, bao gồm: kỹ năng giao tiếp, quản lý thời gian, giải quyết vấn đề, tư duy,....

- Thứ hai, khi xét về mức độ quan trọng thì có một nghiên cứu đã chỉ ra rằng kỹ năng cứng chiếm từ 15% - 25% trong đời sống và công việc, còn đối với kỹ năng mềm thì con số này có thể lên đến 75%.

- Thứ ba, khi xét về đặc điểm tính chất thì kỹ năng cứng mang tính lâu dài và ổn định, dựa trên học thuật, lý thuyết, có sự chuyên môn sâu sắc và đồng thời cũng có chút cứng nhắc. Còn kỹ năng mềm sẽ linh động hơn, có tính thực tiễn, sáng tạo cao. Ví dụ như kỹ năng giao tiếp cơ bản có thể được rèn luyện thông qua việc bạn thường xuyên tham gia vào các hoạt động đội nhóm, làm việc chung với các thành viên và tùy thuộc vào mỗi người mà sẽ có cách giao tiếp khác nhau.

- Thứ tư, về cách rèn luyện thì kỹ năng cứng có thể được tích lũy qua quá trình học tập đào tạo ở các cấp bậc đại học, cao đẳng, học nghề, các lớp học lấy chứng chỉ,.... Còn kỹ năng mềm thì được rèn luyện qua thói quen sinh hoạt, ảnh hưởng của môi trường xung quanh,....

Có thể nói, kỹ năng cứng và mềm có rất nhiều điểm khác nhau. Vậy nên, có lẽ nhiều người sẽ đặt ra câu hỏi rằng nên quan tâm và rèn luyện kỹ năng nào hơn? Câu trả lời là bạn cần đồng thời phát triển cả kỹ năng cứng và kỹ năng mềm. Bởi vì hai loại kỹ năng này đều rất cần thiết trong cuộc sống và công việc. Đặc biệt, khi sự cạnh tranh trong cơ hội việc làm ngày càng khốc liệt như hiện nay, muốn đạt kết quả làm việc cao hoặc có được một chức vụ tốt thì đòi hỏi bạn cần phải không ngừng trau dồi và rèn luyện các kỹ năng cho bản thân để trở thành một con người hoàn thiện về mọi mặt.

Các kỹ năng cứng

Vai trò của kỹ năng cứng

Với bất kỳ ngành nghề nào thì một trong những yêu cầu bắt buộc phải có đó là kỹ năng cứng. Đây đều là những kiến thức chuyên môn và phải trải qua quá trình học tập, rèn luyện mới có được. Hơn hết, các ngành nghề đặc thù như bác sĩ, kỹ sư hay lập trình viên thì tầm quan trọng của kỹ năng cứng lại càng cao hơn.

Bên cạnh đó, trong lúc bạn đi phỏng vấn thì trước tiên nhà tuyển dụng sẽ nhìn vào kỹ năng cứng của bạn đầu tiên xem có phù hợp với vị trí công việc không, tiếp đến mới nhìn đến những kỹ năng mềm hoặc các mục khác. Tóm lại, kỹ năng cứng có vai trò quan trọng trong việc tạo nền tảng tri thức vững vàng cho cá nhân để thực hiện các công việc, mang đến hiệu quả cao cũng như thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng và mở rộng cơ hội thăng tiến trong tương lai.

Các loại kỹ năng cứng quan trọng nhất hiện nay

1. Kỹ năng tin học văn phòng

Hiện nay, một trong những kỹ năng cứng cần thiết mà bạn cần quan tâm và không ngừng trau dồi đó chính là tin học văn phòng. Với sự phát triển của khoa học công nghệ, khi mà máy tính ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình làm việc thì điều đó cũng đồng nghĩa rằng người sử dụng phải có sự am hiểu về thiết bị. Thông qua kỹ năng tin học văn phòng, bạn có thể khai thác thông tin và xử lý dữ liệu một cách nhanh chóng, chính xác. Khi thành thạo kỹ năng này, bạn sẽ có thể:

- Biết cách sử dụng Office Word để soạn thảo văn bản, giấy tờ, hợp đồng,... nhanh chóng và chuyên nghiệp.

- Sử dụng Excel để thực hiện thống kê, tính toán theo những công thức đã có sẵn nhằm rút gọn quy trình tính lương, báo cáo thu chi,....

- Sử dụng tốt Powerpoint để thiết kế slide thuyết trình nổi bật và ấn tượng, đồng thời cũng đảm bảo chứa đầy đủ thông tin quan trọng.
 

Ví dụ về kỹ năng cứng
 

2. Kỹ năng ngoại ngữ

Hiện nay, xu hướng hội nhập phát triển đang diễn ra trên toàn thế giới. Đặc biệt, chính phủ nước ta cũng khuyến khích việc hợp tác với các tập đoàn và tổ chức quốc tế. Điều này cũng góp một phần vào việc giải quyết công ăn việc làm cho lao động. Tuy nhiên, để có thể làm việc và thăng tiến ở các công ty, tập đoàn nước ngoài thì một trong những điều quan trọng đó chính là ứng viên phải giỏi ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh.

Đây sẽ là một lợi thế rất lớn giúp cho CV của bạn nổi bật hơn rất nhiều so với hàng trăm nghìn ứng viên khác. Bên cạnh đó, một người có ngoại ngữ tốt cũng được đánh giá là ham học hỏi và có khả năng thích nghi. Vậy thì tại sao bạn không đầu tư nhiều hơn vào kỹ năng này để mở ra thêm nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn cho mình? 

3. Kỹ năng vận hành máy móc

Hiện nay, sự ra đời của các loại thiết bị, máy móc đã giúp cho người lao động không còn phải dùng nhiều đến sức lực. Vậy nên, một người được đánh giá là có khả năng chuyên môn tốt, tay nghề cao cần phải chứng minh thực lực của mình thông qua hiểu biết về kỹ thuật số. Đây cũng là kỹ năng cứng quan trọng và cần thiết cho nhiều ngành nghề. Trong đó, có thể kể đến một số loại máy móc được dùng phổ biến hiện nay như: máy in, máy fax, máy ảnh,....

4. Kỹ năng tính toán

Nếu như bạn muốn ứng tuyển vào vị trí kế toán, kiểm toán hoặc nhân viên tư vấn tài chính thì kỹ năng tính toán cơ bản là yêu cầu rất cần thiết. Thông qua kỹ năng này, bạn sẽ có được tư duy tính toán một cách tổ chức, biết phân tích vấn đề thành nhiều phần nhỏ, phát triển tư duy thuật toán, nâng cao thao tác làm việc và biết cách tổng quát hóa một quá trình lâu dài. Đây đều là những điều rất quan trọng và sẽ hỗ trợ bạn thực hiện công việc hiệu quả.
 

Các loại kỹ năng cứng
 

5. Kỹ năng sử dụng các phần mềm

Có rất nhiều phần mềm thông minh và hữu ích sẽ hỗ trợ bạn trong quá trình làm việc. Ví dụ về kỹ năng cứng trong ngành thiết kế có Photoshop, Illustrator,.... Còn các phần mềm hỗ trợ thiết kế web và lập trình có thể kể đến như: Adobe Dreamweaver, Notepad++, NetBeans,... Hay những phần mềm quản lý kho hỗ trợ bán hàng như: BS Silver, Perfect Warehouse,.... Ngành quay dựng phim thì có Final Cut, Premiere,....

Ngoài ra, còn rất nhiều phần mềm tiện ích khác hỗ trợ nhiều người thực hiện các công việc một cách nhanh chóng và hiệu quả. Tất nhiên, để trở thành một ứng viên nổi bật thì bạn nên thuần thục một số phần mềm hỗ trợ tốt trong việc việc. Bên cạnh đó, hãy không ngừng tìm tòi và học hỏi thêm những điều mới để tránh việc bản thân mình lạc hậu so với lớp trẻ.

6. Kỹ năng phân tích

Có kỹ năng phân tích sẽ là một trong những lợi thế cho bạn trong công việc. Khi đó, bạn sẽ biết cách thu thập, phân tích dữ liệu, giải mã những ý nghĩa trong đó cũng như trình bày một cách khoa học và logic. Bất kể bạn đang theo đuổi hay làm công việc gì, với lợi thế này chắc chắn bạn sẽ nhanh chóng ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng cũng như nâng cao kết quả làm việc của mình.

7. Kỹ năng marketing

Tiếp thị là hoạt động được nhiều doanh nghiệp quan tâm và thực hiện nhằm quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, thu hút khách hàng,.... Trong thời đại hiện nay, những kỹ năng thao tác trên các nền tảng kỹ thuật số chính là lợi thế để thành công trong marketing trực tuyến. Điều này sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều trong cách hoạt động nghiên cứu người tiêu dùng, quảng cáo và bán hàng. Có thể nói, nắm chắc kỹ năng này sẽ giúp bạn đạt được hiệu quả hơn khi triển khai thực hiện truyền thông, quảng cáo hay tiếp thị trên các trang mạng xã hội, thương mại điện tử và quản lý sản phẩm.
 

Kỹ năng cứng và kỹ năng mềm
 

8. Kỹ năng thiết kế

Trong một số lĩnh vực, nắm vững kỹ năng thiết kế đồ họa là điều vô cùng cần thiết để có thể hoàn thành tốt công việc. Kỹ năng này là sự kết hợp của nhiều thao tác khác nhau, đòi hỏi có sự học tập cũng như luyện tập hàng ngày. Bên cạnh kiến thức chuyên môn thì kỹ năng thiết kế đồ họa còn có một phần năng khiếu cá nhân, đòi hỏi bạn phải có tư duy thẩm mỹ, sự sáng tạo để có được những thiết kế ấn tượng và thu hút. Những người có khả năng thiết kế tốt rất được các nhà tuyển dụng săn đón cũng như dễ dàng tìm kiếm công việc với mức lương hấp dẫn.

9. Kỹ năng viết lách

Bên cạnh giao tiếp bằng lời nói thì bạn còn có nhiều phương thức giao tiếp khác, điển hình là bằng văn bản. Đó có thể đến từ thư, email,.... Đây cũng là một trong những kỹ năng cứng để có thể đánh giá khả năng sử dụng từ ngữ, cách triển khai ý rõ ràng, mạch lạc để người đọc có thể hiểu được những ý tưởng, thông điệp mà bạn muốn truyền đạt. Đặc biệt, kỹ năng viết còn rất cần thiết đối với một số công việc như: lập kế hoạch, viết báo cáo, thông cáo báo chí, đăng tin tuyển dụng, soạn hợp đồng, gửi email đến khách hàng,....

10. Kỹ năng lập trình cơ bản

Hiện nay, bạn cũng có thể thấy được rằng mỗi ngày có rất nhiều ứng dụng được ra đời nhằm mang đến sự thuận tiện, nhanh chóng và hiệu quả.  Cũng chính vì điều này mà nhu cầu với các nhà phát triển web và thiết bị di động liên tục tăng lên. Tất cả các trang web và  ứng dụng này chỉ có thể được tạo bởi những người có khả năng lập trình. Cụ thể, bạn có thể học tập và rèn luyện kỹ năng này bằng cách thường xuyên luyện tập trên Swift, C #, Java, Objective-C, ứng dụng Angular và Node, hệ thống kiểm soát sửa đổi phần mềm.
 

Những kỹ năng cứng cần thiết
 

Cách để rèn luyện kỹ năng cứng trong công việc

Dù chỉ chiếm 25% sự ảnh hưởng trong cuộc sống và công việc nhưng bạn cũng cần không ngừng trau dồi và rèn luyện các kỹ năng cứng để bản thân mình trở nên hoàn hảo hơn với chuyên môn vững chắc. Vậy làm thế nào để rèn luyện kỹ năng cứng trong công việc? Bạn có thể thực hiện bằng các cách sau:

- Vạch ra mục tiêu rõ ràng: Để có động lực cũng như hướng đi học tập và rèn luyện kỹ năng cứng sao cho phù hợp, hiệu quả thì trước tiên bạn cần biết được những mục tiêu nào là cần thiết để đáp ứng cho công việc của mình. Thay vì học mỗi thứ một chút, bạn cần xác định được đâu là kỹ năng quan trọng và tập trung thời gian, công sức để không ngừng nâng cao trình độ.

- Không ngừng học tập: Tự học là kỹ năng sống quan trọng, nó giúp bạn gây dựng các kỹ năng khác cần thiết trong công việc và cuộc sống hằng ngày. Ví dụ, để có được kỹ năng cứng vững chắc không phải chỉ trong ngày một ngày hai mà bạn cần không ngừng học tập, rèn luyện trong thời gian dài và liệu tục. Có như vậy, các kỹ năng cứng mới tiến bộ lên từng ngày và đạt kết quả cao. Chỉ cần một chút sao nhãng hoặc lười biếng sẽ làm cho quá trình học tập này kéo dài lâu hơn, không có chuyên môn vững chắc và đồng thời cũng dẫn đến kết quả làm việc không tốt.

- Ôn tập kiến thức: Bất kỳ một kỹ năng cứng nào dù cho trước đó bạn đã học và thực hành thuần thục nhưng chỉ cần một thời gian không sử dụng đến thì dần dần não bộ cũng sẽ quên đi hoặc các thao tác thực hiện bị chậm hơn. Chính vì vậy, không chỉ học thôi mà điều quan trọng đó là bạn cần thường xuyên ôn tập lại các kiến thức để không ngừng nâng cao kỹ năng làm việc. Từ đó mới có thể đạt được những kết quả tốt trong công việc.

- Thường xuyên thực hành: Những điều bạn học được chỉ là dựa trên lý thuyết, còn thực tế thì có thể sẽ khác hoàn toàn. Điều quan trọng đó là bạn có sự linh hoạt vận dụng những điều mà mình biết, vừa là để không quên những gì đã học, vừa nhằm đảm bảo công việc được thực hiện một cách thuận lợi hơn.


Tầm quan trọng của kỹ năng cứng
 

Cách liệt kê các kỹ năng cứng trong CV

Từ những chia sẻ trên, có lẽ bạn cũng đã biết kỹ năng cứng vô cùng quan trọng trong công việc cũng như là điều mà nhà tuyển dụng nhìn vào để đánh giá CV của một ứng viên. Bên cạnh việc không ngừng trau dồi và rèn luyện kỹ năng cứng, điều quan trọng đó chính là bạn cần làm nổi bật những điều này để thuyết phục nhà tuyển dụng chọn bạn, rằng bạn chính là người phù hợp cho vị trí của doanh nghiệp. Vậy làm thế nào để liệt kê kỹ năng cứng trong CV?

- Nghiên cứu kỹ mô tả công việc: Khi đăng tin tuyển dụng, thông thường nhà tuyển dụng sẽ ghi đầy đủ mô tả những công việc mà nhân viên sẽ làm, đồng thời còn có các kỹ năng cứng phục vụ cho công việc. Bằng cách đọc kỹ mục này, bạn sẽ biết được mình có phù hợp với vị trí đó hay không. Bên cạnh đó, nếu trong CV của bạn cũng có những kỹ năng cứng mà nhà tuyển dụng yêu cầu thì đây cũng là cơ hội để được doanh nghiệp cân nhắc lựa chọn bạn.

- Viết các kỹ năng cứng ở phía trên của CV: Nhà tuyển dụng khi cầm một CV sẽ đọc từ trên xuống dưới. Vậy nên, ngay từ những giây đầu tiên bạn cần tạo được ấn tượng và cho họ thấy rằng mình phù hợp với công việc. Như vậy, nhà tuyển dụng sẽ nhanh chóng nắm bắt được khả năng của bạn và dễ dàng đưa ra đánh giá trong các vòng tiếp theo.

- Có các chứng chỉ để chứng minh: Bạn không thể chỉ nói suông rằng mình có kỹ năng tiếng Anh hay tin học văn phòng, bởi vì như vậy sẽ rất khó lấy được lòng tin từ nhà tuyển dụng. Thay vào đó, bạn có thể chứng minh các kỹ năng của mình bằng những bằng cấp và chứng chỉ đạt được. Đây được xem là thước đo để đánh giá năng lực của mỗi người. Mặc dù bằng cấp không phải là tất cả, quan trọng hơn hết vẫn là bạn làm được những gì. Nhưng để có thể thể hiện trước nhà tuyển dụng rằng bạn thật sự có năng lực thì trước tiên bạn cần qua được vòng loại CV bằng cách đưa ra những minh chứng cụ thể.

- Thêm thông tin người tham chiếu: Thông tin người tham chiếu cũng là một phần quan trọng trong CV, thậm chí còn là tiêu chí để sàng lọc ứng viên. Nếu như CV của bạn chỉ liệt kê các kỹ năng cứng, bằng cấp, kinh nghiệm làm việc,... thì cũng rất khó để nhà tuyển dụng đánh giá được năng lực thật sự của bạn. Lúc này, người tham chiếu sẽ đóng vai trò như người chứng thực những kỹ năng cứng mà bạn có được.
 

Đặc điểm kỹ năng cứng
 

Trên đây là những chia sẻ của đội ngũ biên tập viên Phương Nam 24h về các loại kỹ năng cứng cũng như cách rèn luyện và làm nổi bật những kỹ năng này trong CV. Đây sẽ là nền tảng vững chắc để bạn thực hiện các công việc chuyên môn của mình đạt được hiệu quả tốt hơn. Chính vì vậy, hãy không ngừng học tập và rèn luyện những kỹ năng này có thêm cơ hội mở ra những cánh cửa việc làm hấp dẫn cho bạn.

Nội dung liên quan

Tin Tổng hợp khác

Đọc vị là gì? Hé lộ 15 thủ thuật đọc vị người khác cực chuẩn

Đọc vị là gì? Hé lộ 15 thủ thuật đọc vị người khác cực chuẩn

Nắm vững cách đọc vị người khác, bạn sẽ dễ dàng suy luận cảm xúc, suy nghĩ của đối phương, giúp cuộc giao tiếp diễn ra hiệu quả.  
Trương Mỹ Lan là ai? Chi tiết tiểu sử bà Trương Mỹ Lan

Trương Mỹ Lan là ai? Chi tiết tiểu sử bà Trương Mỹ Lan

Trương Mỹ Lan là ai? Tìm hiểu tiểu sử Trương Mỹ Lan sẽ giúp bạn nắm rõ hơn về nhân vật đã gây chấn động dư luận trong thời gian qua.
DISC là gì? Bóc tách 4 nhóm tính cách DISC và 8 sự kết hợp

DISC là gì? Bóc tách 4 nhóm tính cách DISC và 8 sự kết hợp

DISC không chỉ giúp cá nhân nâng cao nhận thức về bản thân mà còn góp phần vào thành công của tổ chức trong việc đánh giá nhân lực.  
Top 17 công việc làm thêm tại nhà uy tín, thu nhập cao

Top 17 công việc làm thêm tại nhà uy tín, thu nhập cao

Làm thêm tại nhà đang là xu hướng được nhiều người ưa chuộng, đặc biệt những ai muốn tận dụng thời gian rảnh để kiếm thêm thu nhập.  
Sở trường là gì? Sở đoản là gì? Cách tìm sở trường, sở đoản

Sở trường là gì? Sở đoản là gì? Cách tìm sở trường, sở đoản

Sở trường và sở đoản là những yếu tố bạn cần xác định để có thể hiểu được thiên hướng của bản thân và phát triển sự nghiệp về lâu về dài.
Mind map là gì? Cách tạo sơ đồ tư duy mind map hiệu quả

Mind map là gì? Cách tạo sơ đồ tư duy mind map hiệu quả

Mind map không chỉ là công cụ tổ chức thông tin hữu ích mà còn mở ra khả năng sáng tạo và kích thích hoạt động tư duy của não bộ.