Kỹ năng thuyết phục là gì? 15 cách cải thiện kỹ năng thuyết phục

Hiện nay, bên cạnh việc không ngừng học tập và nâng cao các kỹ năng cứng thì song song với đó mọi người cũng cần quan tâm nhiều hơn đến các kỹ năng mềm. Điều này sẽ mang đến rất nhiều lợi ích trong cuộc sống cũng như công việc. Trong đó, thuyết phục là kỹ năng mà bạn có thể dễ dàng bắt gặp hiện nay, từ những hoạt động hàng ngày trong cuộc sống như: rủ một ai đó đi ăn, đi xem phim, muốn có sự đồng ý để mua một thứ gì đó,... Hay trong học tập về việc lựa chọn đề tài thuyết trình, phân chia nhiệm vụ.

Kỹ năng thuyết phục còn được sử dụng nhiều hơn hết và vô cùng quan trọng trong công việc, đặc biệt là kinh doanh. Một nhân viên bán hàng cần đưa ra lời thuyết phục khách mua hàng, một startup muốn thuyết phục nhà đầu tư góp vốn hay một nhân viên muốn thuyết phục nhà lãnh đạo về kế hoạch mà mình đề xuất triển khai trong dự án,.... Tất cả những điều này có thể thành công được chính là nhờ một phần họ có kỹ năng thuyết phục hoàn hảo. Chính vì vậy, bạn cần phải hiểu được kỹ năng thuyết phục là gì và 15 cách cải thiện kỹ năng thuyết phục hiệu quả để nhanh chóng nhận được sự đồng tình từ đối phương.
 

Kỹ năng thuyết phục là gì? 15 cách cải thiện kỹ năng thuyết phục
 

Kỹ năng thuyết phục là gì?

Kỹ năng thuyết phục là quá trình đưa ra những lập luận để thuyết phục người khác thực hiện một hành động hoặc đồng ý với một ý tưởng nào đó. Hiểu một cách đơn giản thì kỹ năng này là khả năng thực hiện những nỗ lực có chủ đích và thành công trong việc gây ảnh hưởng đến ai đó thông qua giao tiếp bằng văn bản hoặc lời nói. Kỹ năng thuyết phục đề cập đến khả năng thay đổi hoặc ảnh hưởng đến hành vi, niềm tin, thái độ của một người hoặc nhóm người.

Ví dụ, bạn muốn cố gắng thuyết phục một ai đó xem một bộ phim dài tập mà bạn cũng đã xem gần đây. Trong trường hợp này, bạn sẽ cố gắng làm nổi bật điều thú vị và hấp dẫn của bộ phim, có thể là bằng cách kể sơ qua về những tình tiết thú vị, nói về khả năng diễn xuất của diễn viên trong phim hoặc cảm nhận tích cực mà bộ phim mang đến. Lúc này, bạn đang sử dụng kỹ năng thuyết phục để làm người khác phát triển nhu cầu và sở thích tương tự.
 

Kỹ năng thuyết phục
 

Tầm quan trọng của kỹ năng thuyết phục

Thuyết phục là một kỹ năng được áp dụng rất nhiều trong cuộc sống và cả công việc hàng ngày. Bạn có thể bắt gặp hay sử dụng kỹ năng này đối với rất nhiều tình huống khác nhau, cụ thể:

1. Trong cuộc sống

Trong đời sống hàng này, kỹ năng thuyết phục có thể được thực hiện đối với những điều nhỏ nhất như: rủ người yêu đi chơi, rủ bạn đi ăn một món mới, thuyết phục ba mẹ cho mua điện thoại, thuyết phục vợ chọn mua căn chung cư này, hay khi muốn thuyết phục nhà tuyển dụng chọn bạn thay vì người khác....

Có một sự thật là quá trình thuyết phục sẽ phức tạp và cần đến kỹ năng cao hơn bằng những lập luận, minh chứng hoặc cam đoan chắc chắn và có tính chính xác đối với việc mua các sản phẩm đắt tiền hoặc đưa ra quyết định quan trọng. Trong các trường hợp này, bạn phải giao tiếp thông minh và thuyết phục để làm cho đối phương thay đổi suy nghĩ. Có như vậy, họ mới đồng ý với quan điểm hoặc hành động của bạn.

2. Trong kinh doanh

Trong kinh doanh, kỹ năng thuyết phục khách hàng lại càng quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu của doanh nghiệp. Bởi vì để bán được một sản phẩm cho khách hàng không phải là điều đơn giản, bạn cần phải thuyết phục họ bằng cách đưa ra những lợi ích, tính năng và giá trị mà người dùng sẽ nhận được. Để có thể sử dụng tốt kỹ năng này thì bạn cần phải thật sự am hiểu về sản phẩm, dịch vụ. Có như vậy, những lời thuyết phục đó mới thêm phần chắc chắn và tự tin để khách hàng cảm thấy an tâm hơn với quyết định mua sắm của mình. Đồng thời trong kinh doanh, bạn cũng cần có thêm nhiều kỹ năng khác nữa như: lắng nghe, quan sát, tư vấn, kỹ năng bán hàng... thì mới có thể đạt được thành công nhanh chóng.

Kỹ năng thuyết phục khách hàng

3. Quan hệ đối tác

Để doanh nghiệp hoạt động và phát triển, bạn cần có sự đồng hành cùng nhiều đối tác khác nhau. Ví dụ, nếu doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất đồ công nghệ, các linh kiện không thể tự mình sản xuất hết mà cần nhập sản phẩm từ những công ty khác. Lúc này, bạn cần sử dụng đến kỹ năng thuyết phục trong giao tiếp cũng như nắm bắt suy nghĩ của đối tác để có thể thương thảo với họ nhằm có được mức giá cung ứng thấp nhất.

Thông thường, trong kinh doanh sẽ cần dùng đến kỹ năng thuyết phục ở trình độ cao hơn. Bởi vì căn bản là hai bên đều muốn mình có được nhiều lợi nhất, vậy nên bạn cần phải đưa ra những lý do hợp lý để thuyết phục họ sao cho cả doanh nghiệp mình và đối tác cùng đạt được nhiều lợi ích cũng như nâng cao mối quan hệ bền vững.

Làm thế nào để cải thiện kỹ năng thuyết phục?

Kỹ năng thuyết phục được áp dụng trong nhiều ngành nghề kinh doanh, lĩnh vực và các tình huống khác nhau. Đồng thời, cấp độ của việc thuyết phục cũng sẽ dựa vào mức độ phức tạp cũng như giá trị mà đối phương nhận lại. Đó cũng chính là lý do vì sao bạn cần không ngừng cải thiện kỹ năng thuyết phục của mình. Tuy nhiên, có một câu hỏi đặt ra ở đây là làm thế nào để cải thiện kỹ năng thuyết phục?

1. Xây dựng uy tín

Xây dựng uy tín, lòng tin là một trong những điều quan trọng của các cuộc trò chuyện mang tính thuyết phục. Nếu muốn một người nào đó bước ra khỏi vùng an toàn thì điều bắt buộc là họ phải có sự tin tưởng vào những phán đoán mà bạn đưa ra. Vậy nên, để xây dựng lòng tin, sự uy tín thì bạn sẽ cần duy trì danh tiếng tốt của mình ở mọi nơi.

2. Tăng cường sự tự tin

Nếu bạn đang cố gắng thuyết phục một ai đó thay đổi niềm tin của họ hoặc thực hiện một hành động nào đó, bạn sẽ cần phải tin tưởng vào những lý lẽ mà mình đưa ra. Sẽ không có một ai tin tưởng về quan điểm hay ý kiến nếu như họ không nhìn thấy được sự tự tin trong lời nói và cả hành động mà bạn thể hiện. Chỉ khi tin vào chính bản thân mình, bạn có thể thuyết phục những người xung quanh cũng tin tưởng vào bạn.

Kỹ năng đàm phán thuyết phục
 

3. Thực hành kỹ năng giao tiếp

Bạn có thể thực hành, phát triển kỹ năng giao tiếp của mình bằng cách tìm ra nhận thức có chủ đích về cách tương tác với những người khác. Có nhiều cách để thực hành kỹ năng này như bằng cách tìm kiếm cơ hội để khơi dậy các cuộc trò chuyện hoặc tham gia vào một cuộc thảo luận nào đó. Hãy nỗ lực đóng góp vào các quyết định của nhóm hay cuộc họp tại nơi làm việc. Điều đó sẽ giúp bạn trở thành một người có khả năng giao tiếp tốt hơn và hỗ trợ rất nhiều trong việc đưa ra những lý luận để thuyết phục đối phương.

4. Lắng nghe tích cực

Người có kỹ năng tuyên truyền thuyết phục không phải chỉ là nói ra những điều để đối phương nghe theo, lựa chọn hay thực hiện một hành động nào đó mà bạn gợi ý, đề xuất. Thay vào đó, chính bạn cũng cần phải có những giây phút im lặng để lắng nghe lời nói của đối phương. Đó có thể là những khiếu nại, thảo luận, ý kiến và biết đâu lại làm cho mọi người cảm thấy ngưỡng mộ họ.

Khi đối phương thấy những điều nói ra được bạn lắng nghe một cách chăm chú và tích cực, chắc chắn họ sẽ có thiện cảm tốt về bạn. Kỹ năng lắng nghe tích cực là một trong những điều quan trọng để xây dựng nên lòng tin từ hai bên để những thuyết phục của bạn sẽ dễ dàng ảnh hưởng đến họ.

5. Tìm điểm tương đồng

Khi bắt đầu một cuộc trò chuyện hoặc thuyết phục, điều quan trọng là bạn phải tìm ra điểm chung giữa mình với người lắng nghe. Hãy tập trung vào các vấn đề được chia sẻ hoặc mục tiêu chung. Nếu bạn tìm được điều này ngay từ đầu, người nghe sẽ cởi mở và tin tưởng hơn với những lời nói hay ý tưởng của bạn.

Một ví dụ về kỹ năng thuyết phục là khi bạn bán một sản phẩm mỹ phẩm về trị nám cho khách hàng. Nếu chỉ nói về thành phần và công dụng thì điều này sẽ khá đơn giản nhưng liệu rằng có tạo được sự tin tưởng để khách mua hàng hay không? Lời thuyết phục này sẽ trở nên hiệu quả hơn nếu như chính bạn cũng là người đã từng bị vấn đề về nám da nghiêm trọng.

Sau một thời gian dài tìm hiểu và sử dụng nhiều sản phẩm khác nhau thì cuối cùng bạn đã tìm ra được giải pháp hiệu quả cho làn da của mình và muốn chia sẻ để giúp mọi người giảm được tình trạng nám da. Khi khách hàng nhìn thấy được điểm tương đồng này và việc bạn sử dụng sản phẩm đã có những cải thiện đáng kể trên da, họ sẽ có lòng tin hơn và nhanh chóng đưa ra quyết định của mình.
 

Kỹ năng thuyết phục khách hàng khó tính
 

6. Lựa chọn thời điểm phù hợp

Một trong những yếu tố tạo nên thành công trong nhiều trường hợp đó chính là lựa chọn thời điểm phù hợp. Hãy thuyết phục đối phương khi họ đang có tâm trạng thoải mái, cởi mở. Có thể thấy, cảm xúc của con người tạo ra tác động rất lớn đến việc ra quyết định. Ví dụ, khi bạn muốn bán một sản phẩm cho khách hàng, nhưng lúc này tâm trạng của họ đang không vui hoặc họ đang bận rộn thì rất nhanh chóng lời mời chào mua hàng này sẽ bị từ chối.

Ngược lại, trong trường hợp khách hàng đang có tâm trạng vui vẻ, họ sẽ sẵn sàng lắng nghe những lời giới thiệu, thuyết phục và có thể sẽ đưa ra cân nhắc về quyết định mua hàng. Đồng thời, khi đối phương mang một tâm thế thoải mái thì điều này cũng sẽ làm cho chính bạn cảm thấy tự tin hơn, kiểm soát tốt cảm xúc và lời nói của mình. Nhờ đó, quá trình thuyết phục sẽ trở nên dễ dàng và cơ hội cao là đạt được thành công.

7. Lựa chọn cách nói chuyện

Mỗi người sẽ có một tính cách khác nhau và bạn không thể cố gắng ép họ vào trong một khuôn khổ nhất định. Việc hiểu tính cách của người đối diện là điều quan trọng giúp bạn có thể lựa chọn được cách nói chuyện phù hợp, để những lời thuyết phục của mình sẽ được họ lắng nghe cũng như cân nhắc nhiều hơn.

Ví dụ, có những người thích cách nói chuyện lịch sự, thẳng thắn, cũng có những người thích nói chuyện theo kiểu vui vẻ, thoải mái. Nếu lựa chọn không đúng cách nói chuyện, đôi khi sẽ làm cho đối phương muốn nhanh chóng kết thúc cuộc giao tiếp. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc kỹ năng thuyết phục và gây ảnh hưởng của bạn đã hoàn toàn thất bại.

8. Suy nghĩ logic, lập luận thuyết phục

Để tăng tính thuyết phục, bạn không nên chỉ nói suông mà cần có những lập luận logic và dẫn chứng cụ thể. Có như vậy, những điều bạn nói mới càng trở nên đáng tin cậy và làm cho đối phương tin tưởng. Những lý lẽ và lập luận có thể dựa trên những nghiên cứu, số liệu, kiến thức, các kỹ năng cứng mà bạn đã học hỏi trước đây.

Ví dụ, trong một cuộc họp đề xuất cho dự án chiến lược marketing sắp tới, để thuyết phục giám đốc đồng ý với cách triển khai thì bạn cần phải đưa ra những số liệu, dẫn chứng cũng như kế hoạch thực hiện cụ thể. Điều đó bao gồm nhu cầu của khách hàng, lợi ích nổi bật của sản phẩm, phương tiện thực hiện, cách triển khai chiến dịch, ngân sách dự kiến, mục tiêu dự kiến đạt được,....

Những điều này cần phải có sự liên kết, tính logic và khả năng thành công cao thì giám đốc bộ phận marketing mới tin tưởng để bạn có thể bắt đầu triển khai chiến dịch thực tế. Lập luận thuyết phục cũng chính là một trong các kỹ năng làm việc hiệu quả trong doanh nghiệp.

Nên nhớ rằng trong quá trình thuyết phục, những điều bạn trình bày cần ngắn gọn, cụ thể, đi vào trọng tâm, tránh nói chuyện rườm rà. Bởi vì việc dài dòng, lan man sẽ làm cho đối phương cảm thấy khó nắm bắt nội dung hoặc không tin tưởng về những gì bạn nói. Thay vào đó, hãy trình bày mạch lạc từ đầu đến cuối để đối phương khó tìm ra sơ hở, giúp cho phần thuyết phục trở nên hiệu quả hơn.
 

Kỹ năng thuyết phục và gây ảnh hưởng
 

9. Kỹ năng kể chuyện

Bạn có thể thuyết phục đối phương bằng việc lựa chọn cách kể về một câu chuyện có liên quan. Cách này khá hấp dẫn và có tính thuyết phục cao khi bạn cố gắng đưa ra một quan điểm nào đó và muốn nhận được sự đồng tình. Dường như mọi người sẽ thích nghe về cách trình bày một vấn đề, quan điểm bằng những câu chuyện minh họa thay vì đưa ra các số liệu nhàm chán và cứng nhắc.

Bằng cách thể hiện ý tưởng của mình qua câu chuyện, người nghe cũng có thể dễ dàng hình dung về những gì bạn đang nói hơn, từ đó hiệu quả của tính thuyết phục cũng được tăng lên rất nhiều.

10. Tính chính xác

Khi thuyết phục một ai đó, hãy đảm bảo rằng những thông tin, dữ kiện mà bạn đưa ra là hoàn toàn chính xác để đối phương không thể phản biện lại. Đồng thời, điều đó cũng làm cho đối phương nhận ra rằng việc đồng ý với bạn sẽ mang đến cho họ những lợi ích to lớn như thế nào.

Ví dụ, khi bạn đang bán một chiếc tivi màn hình cong lớn, vận dụng kỹ năng thuyết phục khách hàng trong kinh doanh thì bên cạnh việc nêu ra những tính năng nổi bật, bạn còn có thể đưa ra một trường hợp để khách hàng tưởng tượng đến cảnh cả gia đình cùng quây quần bên nhau và thưởng thức một bộ phim hấp dẫn, có độ sắc nét cao, âm thanh sống động. Điều đó sẽ kích thích sự hứng thú với người mua và khuyến kích họ đưa ra quyết định nhanh chóng hơn.

11. Tạo động lực

Nghệ thuật tạo động lực rất quan trọng trong việc thuyết phục một ai đó. Bởi vì chỉ khi bạn làm cho đối phương cảm thấy có hứng thú thì mới tạo ra nhu cầu thực hiện một hành động hay công việc nào đó. Tuy nhiên, để tạo được động lực không phải là điều dễ dàng bởi vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: tính cách, tâm lý và môi trường. Bạn cần phải có sự tìm hiểu và nghiên cứu để biết được điều gì sẽ tác động đến động lực của đối phương, nhờ đó những lời mà bạn thuyết phục họ mới nhanh chóng thành công và được thực hiện.

12. Tôn trọng đối phương

Thuyết phục là việc bạn đưa ra những luận điểm, luận cứ để chứng minh điều mà mình nói là đúng, nhưng không có nghĩa là áp đặt, ra lệnh, không tôn trọng ý kiến của đối phương, đặc biệt là khi tranh luận, làm việc nhóm. Vậy nên, những điều bạn trình bày cần phải sử dụng lời nói, hành động thông minh và khéo léo làm sao để người nghe cảm thấy thoải mái nhất. Đồng thời, khi đối phương đưa ra quan điểm, dù là đang phản biện lại những gì bạn nói thì cũng hãy dùng thái độ chú ý lắng nghe và tôn trọng về điều đó.
 

Giao tiếp thông minh và thuyết phục
 

13. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể khéo léo

Nếu như bạn đi nghe những bài diễn thuyết hoặc xem trên tivi, Youtube có thể thấy những nhà diễn thuyết, nhà hùng biện thường rất khéo léo trong việc sử dụng ngôn ngữ cơ thể để lôi kéo sự tập trung từ người nghe. Loại ngôn ngữ cơ thể này mang đến một sức mạnh ngầm to lớn bằng cách phối hợp biểu cảm khuôn mặt, ánh mắt, nụ cười cùng với những chuyển động cơ thể như tay, chân.

Tất cả đều hỗ trợ rất hiệu quả trong việc làm cho câu chuyện trở nên thú vị để đối phương cảm thấy hứng thú và chăm chú lắng nghe những lời bạn nói. Nhờ đó, việc thuyết phục sẽ trở nên dễ dàng hơn và tăng cơ hội nhận được sự đồng ý từ đối phương.

14. Trí tuệ xúc cảm (EQ)

Một yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng đàm phán thuyết phục không kém phần quan trọng liên quan đến việc diễn giải cảm xúc người nghe đó chính là khả năng vận dụng trí tuệ cảm xúc (EQ) của bạn. Hiểu đơn giản thì thông qua trí thông minh cảm xúc, bạn có thể biết được cảm giác của đối phương để đưa ra những phản ứng thích hợp, chính vì lẽ đó mà EQ cao là một trong những kỹ năng cần có của nhân viên chăm sóc khách hàng và người làm sales. Trong thuyết phục, trí tuệ cảm xúc sẽ giúp bạn điều chỉnh các phương pháp thuyết phục sao cho phù hợp với tình huống hoặc đối tượng cụ thể.

Ví dụ, bạn đang muốn thuyết phục đồng nghiệp của mình đảm nhận một trách nhiệm mới trong công việc. Trong khi giao tiếp, bạn nhận thấy đối phương đang khoanh tay và ánh mắt nhìn sang một hướng khác, đồng thời sử dụng các câu cụt ngủn. Bằng khả năng EQ, bạn sẽ biết được rằng họ đang cảm thấy bị khó chịu và sẽ có cách điều chỉnh chiến thuật thuyết phục của mình để giúp đối phương bình tĩnh, lắng nghe bạn tốt hơn.

15. Thần thái

Một người có thần thái thu hút, lôi cuốn luôn làm cho đối phương cảm thấy bị hấp dẫn, thậm chí họ còn muốn được nghe bạn nói chuyện nhiều hơn. Điều này có thể được thể hiện trong tiềm thức, tín hiệu xã hội, biểu hiện thể chất hoặc cách mà bạn giao tiếp. Tất cả đều góp phần phát triển bản thân và giúp bạn trở nên nổi bật cũng như có sức hút hơn.

Có thể nói, thần thái mang lại tác động rất lớn trong mọi cuộc giao tiếp, bởi vì có thể họ lắng nghe bạn vì cách nói chuyện, sự điềm tĩnh, thái độ,.... Trên hết đó chính là thông qua sự tập trung lắng nghe này, bạn sẽ dễ dàng đưa ra những lời nói mang tính thuyết phục và nhận được sự đồng ý nhanh hơn.
 

Kỹ năng thuyết phục hiệu quả
 

Thuyết phục là một trong những kỹ năng mềm được dùng rất nhiều trong cuộc sống và công việc. Vậy nên, bạn cần tìm hiểu và liên tục cải thiện kỹ năng thuyết phục của bản thân để có thể giúp ích cho mình ở nhiều tình huống khác nhau. Hi vọng rằng từ những chia sẻ của đội ngũ biên tập viên Phương Nam 24h, bạn đã hiểu hơn về kỹ năng thuyết phục là gì cũng như những cách để rèn luyện kỹ năng này dễ dàng nhận được sự đồng tình từ đối phương.

Nội dung liên quan

Tin Tổng hợp khác

Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Thế hệ Gen Z là một cộng đồng trẻ trung, sôi nổi, nhiệt huyết và đầy năng lượng, luôn mang trong mình những tư tưởng bức phá táo bạo.  
Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Không phải ai sinh ra cũng tự nhiên sở hữu khả năng thuyết trình xuất sắc, tuy nhiên có nhiều phương pháp giúp bạn rèn luyện kỹ năng này. 
KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

Hiểu rõ KOL là gì cũng như sự khác biệt giữa KOL và KOC sẽ giúp bạn chọn được hình thức tiếp thị phù hợp, hiệu quả cho doanh nghiệp.  
Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định không chỉ là khả năng lựa chọn mà còn liên quan chặt chẽ đến quá trình tư duy, xử lý thông tin và phân tích tình huống.  
Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là màu sắc tạo nên bức tranh cuộc sống, có ảnh hưởng đến quyết định, hành động và thậm chí cả cách bạn tương tác với mọi người. 
Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là những cá nhân có thể tác động đến hành vi, suy nghĩ và quyết định mua sắm của một nhóm đối tượng hoặc cả cộng đồng.