Hướng dẫn phân tích SWOT bản thân để phát triển sự nghiệp

SWOT là một ma trận đã không còn quá xa lạ trong kinh doanh, thường được dùng để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của doanh nghiệp, tổ chức hoặc dự án. Khi đưa ra những phân tích một cách khách quan, đúng đắn sẽ giúp chúng ta phát hiện ra rất nhiều điều có lợi cho kinh doanh.

Nắm bắt lợi ích mà ma trận này mang lại, không ít người còn áp dụng SWOT cho việc đánh giá chính mình. Vậy bạn có muốn khám phá để hiểu hơn về bản thân hay không? Nội dung dưới đây sẽ giúp bạn phân tích SWOT bản thân để phát triển sự nghiệp.
 

Hướng dẫn phân tích SWOT bản thân để cải thiện cuộc sống
 

SWOT là gì?

SWOT là một mô hình được cấu thành từ bốn yếu tố chính đó là Strength (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội), Threats (thách thức). Trong đó, điểm mạnh và điểm yếu là hai yếu tố nội bộ mà doanh nghiệp có khả năng thay đổi như: đặc điểm, vị trí, quản trị thương hiệu. Còn cơ hội và thách thức là hai yếu tố tác động từ bên ngoài và không chịu sự ảnh hưởng, chi phối của doanh nghiệp như: chính phủ, đối thủ cạnh tranh, sự biến động của nền kinh tế,....

Ngày nay, trong các bản báo cáo phân tích về tình hình doanh nghiệp, đưa ra chiến lược tiếp thị, bán hàng, giới thiệu sản phẩm,... thì ma trận SWOT đã trở thành một phần không thể thiếu. Thông qua đó, nhà quản trị sẽ nhìn nhận được một cách khách quan và chính xác nhất tình hình thực tại của doanh nghiệp và của nền kinh tế chung. Từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn và hiệu quả nhằm đạt được mục tiêu.
 

SWOT bản thân
 

SWOT bản thân là gì?

Không chỉ được dùng nhiều trong doanh nghiệp mà hiện nay, rất nhiều cá nhân cũng áp dụng ma trận này để nhìn nhận bản thân. Vậy thì SWOT bản thân là gì? Đây là một phương pháp được dùng để đánh giá cá nhân. Nó có thể được thực hiện ở bất kỳ giai đoạn nào trong cuộc đời, sẽ giúp bạn thất được sự cải thiện của bản thân, hoặc xác định con đường sự nghiệp, cơ hội phát triển nghề nghiệp. Hay bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng SWOT bản thân để tự đánh giá và so sánh với xã hội.

Tại sao phân tích SWOT cá nhân lại quan trọng?

Trong những giai đoạn, cột mốc quan trọng trên con đường thay đổi bản thân, phân tích SWOT đã trở thành một phương pháp thiết yếu đối với nhiều người. Sở dĩ, phân tích SWOT về bản thân lại quan trọng là vì:

- Giúp bạn nhận thấy được lợi thế của mình so với đối thủ, đồng nghiệp bằng cách liệt kê các điểm mạnh. Nhờ đó, bạn có thể định vị đúng bản thân để đưa ra mục tiêu trong tương lai một cách phù hợp nhất.

- Nhận ra những điểm yếu của bản thân. Có thể đối với nhiều người, điều này sẽ khó chấp nhận nhưng chỉ khi thừa nhận thiếu sót của mình, bạn mới có thể đưa ra kế hoạch để thu hẹp điểm yếu nhằm đi đến thành công nhanh hơn.

- Khám phá ra các cơ hội mới hướng đến mục tiêu của mình.

- Nhận ra các mối đe dọa trên con đường cá nhân hoặc sự nghiệp của mình. Nhờ đó, bạn sẽ xây dựng được một kế hoạch phòng thủ tốt đối với những chướng ngại vật làm cản trở bước đi.

Nói chung, chỉ cần nhìn nhận lại một chút để suy nghĩ về bản thân sẽ giúp bạn nhìn ta được rất nhiều điều mà bấy lâu nay đã bỏ qua. Chỉ khi hiểu rõ về mình, bạn mới có thể đưa ra được các quyết định đúng đắn và tìm thấy cánh cửa cơ hội trước mắt.
 

Phân tích SWOT về bản thân
 

Hướng dẫn phân tích SWOT bản thân

Trước khi tiến hành phân tích SWOT bản thân, bạn cần phải xác định được mục tiêu hoặc thành quả mà mình mong muốn sẽ đạt được. Rồi tiếp đến mới đưa ra các dữ liệu quan trọng để thấu hiểu bản thân mình hơn cũng như các yếu tố bên ngoài sẽ tác động như thế nào đến bạn.

Điểm mấu chốt ở đây đó chính là bạn phải coi mình giống như một doanh nghiệp, và mục tiêu muốn đạt được giống như một chiến lược kinh doanh. Sau đó, áp dụng mô hình SWOT bản thân bằng cách trả lời những câu hỏi sau:

1. Điểm mạnh (Strength)

Điểm mạnh là những gì bạn tự tin rằng mình nổi trội hơn so với mọi người. Đôi khi, điều đó sẽ thể hiện một cách rõ ràng, nhưng cũng có lúc bạn lại không nhìn thấy được. Thế nên, một số câu hỏi dưới đây sẽ giúp bạn khám phá ra điểm mạnh của bản thân đó là:

- Bạn có ưu điểm nào mà chỉ bản thân mới có? Đó có thể là bằng cấp, mối quan hệ, kỹ năng mềm,....

- Việc gì bạn làm tốt hơn người khác?

- Bạn có những mối quan hệ cá nhân nào?

- Bạn có mối quan hệ nào mà khiến cho người khác phải “thèm muốn” hay không? Nếu có thì mức độ thân thiết như thế nào và nguyên nhân của sự gắn kết đó nằm ở đâu?

- Điểm mạnh nào của bạn được người khác công nhận?

- Thành công đáng tự hào nhất của bạn là gì?

- Có những giá trị nào mà người khác không nhận ra ngoại trừ bạn?

Các câu trả lời cho điểm mạnh này nên được cân nhắc dựa trên cả cá nhân và những người xung quanh. Hãy nhớ rằng bạn không nên quá khiêm tốn, rụt rè, cũng đừng phóng đại các điểm nhà hãy nhìn nhận những điều đó một cách khách quan nhất.

Một cách giúp bạn nhìn nhận ra điểm mạnh của mình đó chính đưa ra phân tích bên trong mối quan hệ với những người xung quanh. Ví dụ như bạn giỏi về ca hát, nhưng những người xung quanh cũng hát hay không kém thì đó không còn được xem là thế mạnh.
 

Mô hình SWOT bản thân
 

2. Điểm yếu (Weaknesses)

Điểm yếu là điều mà rất khó để bản thân nhìn ra, bởi vì sâu trong nhiều người vẫn luôn không muốn thừa nhận điều này. Tuy nhiên, để hiểu về bản thân thì đòi hỏi bạn cần phải sẵn sàng đối mặt với thực tại. Một số câu hỏi sẽ giúp bạn nhìn thấy điểm yếu đó là:

- Công việc nào bạn thường trốn tránh không muốn làm hoặc không tự tin rằng mình có thể làm tốt.

- Mọi người nhận xét những điểm yếu của bạn là gì?

- Bạn có cảm thấy tự tin với kiến thức, trình độ và kỹ năng của mình hay không?

- Bạn có những thói quen xấu nào?

- Tính cách nào sẽ ảnh hưởng không tốt đến công việc của bạn.

Để hiểu rõ nhất về bản thân mình thì bạn không nên chỉ xét điểm yếu từ góc nhìn cá nhân mà hãy hỏi những người ngoài cuộc. Bởi vì sẽ có những điều bạn không nhìn ra mà mọi người lại thấy rõ. Và với những lời nhận xét này, hãy luôn sẵn sàng chấp nhận và đối mặt.

3. Cơ hội (Opportunities)

Cơ hội luôn xuất hiện trong cuộc sống của chúng ta, điều quan trọng đó chính là bạn có nhìn nhận ra nó và nắm bắt sớm hay không? Để nhận ra cơ hội, bạn có thể trả lời một số câu hỏi sau:

- Công nghệ mới có giúp ích gì cho bạn không?

- Lĩnh vực mà bạn đang theo đuổi có đang tăng trưởng không?

- Bạn có tận dụng được gì từ thị trường hiện tại không?

- Bạn có các mối quan hệ nào sẽ giúp đỡ mình khi cần thiết không?

- Xu hướng của các doanh nghiệp hiện nay là gì? Làm thế nào để bạn tận dụng được xu hướng đó?

- Đối thủ của bạn có đang thất bại vì một điều gì đó hay không? Liệu bạn có thể làm tốt hơn đối thủ không?

- Những điều gì mà công ty hoặc thị trường đang cần?

Cơ hội sẽ không tự nhiên mà đến, thế nên bạn hãy tự tạo ra điều này cho mình. Bạn có thể thử tìm kiếm cơ hội bằng cách tham gia những khóa học, hội thảo, thay đồng nghiệp đảm nhiệm dự án khi họ nghỉ phép dài hạn.

Hay bên cạnh đó, không ngừng trau dồi bản thân, học thêm một vài kỹ năng mới mà mình còn đang yếu kém và biết tận dụng kỹ năng cứng hay kỹ năng mềm đặc biệt để tỏa sáng. Quan trọng hơn hết đó là bạn cần phải nhìn nhận đúng điểm mạnh, điểm yếu của mình để không bỏ lỡ mất cơ hội.

Cách phân tích SWOT bản thân

4. Thách thức (Threats)

Trên con đường phát triển bản thân và sự nghiệp, sẽ có những viên đá cản đường chúng ta. Tuy nhiên, bạn cũng không nên vì vậy mà nản lòng, thay vào đó hãy tìm cách khắc phục để bản thân được rèn luyện tốt hơn. Nhưng trước tiên, điều quan trọng đó chính là bạn cần phải nhìn ra được những thách thức phía trước bằng cách trả lời những câu hỏi như:

- Bạn có khó khăn gì trong công việc?

- Vị trí công việc hoặc dự án bạn đang phụ trách có đang bị đồng nghiệp cạnh tranh không?

- Trong tương lai, công việc của bạn có bị thay đổi không?

- Mối đe dọa của sự phát triển công nghệ đến công việc của bạn?

- Những điểm yếu của bạn sẽ dẫn đến nguy cơ gì?

Bằng việc phân tích tường nhận yếu tố này, bạn sẽ biết được mình cần phải làm gì để vượt qua những thách thức và hạn chế rủi ro nhất có thể.

Ví dụ cụ thể về SWOT bản thân cho sinh viên

Để giúp bạn hiểu hơn về cách phân tích, chúng tôi sẽ đưa ra một vài ví dụ cụ thể về SWOT bản thân cho sinh viên.

Ví dụ 1: Một người đang là sinh viên chuyên ngành quản lý kinh tế. Mục tiêu của cô đó là lập nghiệp bằng việc mở công ty trong lĩnh vực in 3D và cộng tác cùng những nhà thiết kế. Vậy nên, cô đã tiến hành phân tích SWOT bản thân và nhận ra được những điều sau:

Điểm mạnh:

- Có khả năng thiết kế xuất sắc và thông thạo từ vựng kỹ thuật

- Có khả năng tư duy chiến lược.

Điểm yếu:

- Thiếu kiến ​​​​thức về thị trường.

- Kỹ năng bán hàng và tiếp thị còn yếu.

- Thói quen xấu là không tin tưởng người khác để giao nhiệm vụ.

Cơ hội:

- Khả năng nhìn nhận mọi thứ từ một khía cạnh mới mẻ rất hữu ích cho mục tiêu kinh doanh.

- Phụ nữ thành lập doanh nghiệp sẽ nhận được nhiều sự hỗ trợ hơn.

Thách thức:

- Covid-19 đã tác động lên nền kinh tế và làm cho nhiều tổ chức, doanh nghiệp phải suy nghĩ lại về chiến lược và kế hoạch kinh doanh.

- Đối thủ có công nghệ tiên tiến để tạo ra những sản phẩm chất lượng hơn.

- Là một ngành công nghiệp dựa trên công nghệ, luôn có nhu cầu nâng cấp và theo kịp sự đổi mới.
 

SWOT bản thân sinh viên
 

Ví dụ 2: Một sinh viên học ngành quan hệ khách hàng và cô muốn được làm việc tại một trường quốc tế để giúp đỡ du học sinh. Cô đã đưa ra bảng phân tích SWOT của mình như sau:

Điểm mạnh:

- Có kinh nghiệm làm giáo viên mẫu giáo.

- Chu đáo và có kỹ năng làm việc nhóm.

- Có kỹ năng thuyết phục và kỹ năng giao tiếp.

- Biết chỉnh sửa nội dung.

Điểm yếu:

- Kỹ năng giao tiếp tiếng Anh dưới mức cơ bản.

- Thiếu quyết đoán và hay lo lắng.

- Có thể bị ảnh hưởng bởi những người khác.

- Gặp khó khăn trong việc thể hiện ý kiến.

- Chưa biết cách quản lý thời gian.

Cơ hội:

- Hệ thống giáo dục đang điều chỉnh chuẩn quốc tế.

- Hiện nay có khá nhiều du học sinh lựa chọn du học tại Việt Nam.

Thách thức:

- Giao tiếp tiếng Anh trong môi trường quốc tế là rất quan trọng.

- Rất khó để du học sinh quốc tế thích nghi với giáo dục Việt Nam.

- Những ảnh hưởng do Covid-19 vẫn chưa được phục hồi hoàn toàn.

Một số câu hỏi thường gặp về mô hình SWOT bản thân

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về mô hình SWOT bản thân cùng giải đáp chi tiết:

1. Những ai nên dùng mô hình SWOT bản thân?

Mô hình SWOT đã trở nên khá quen thuộc và được nhiều người áp dụng để nhìn nhận bản thân chính xác hơn. Thế nên, dù cho bạn có đang là doanh nhân, nhà quản lý, nhà chuyên môn, chuyên viên cao cấp, quản lý nhân sự, giáo sự, bác sĩ, học sinh, sinh viên,... thì cũng đều có thể sử dụng mô hình này để phân tích. Điều đó sẽ giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn, hay hơn hết là còn tạo ra bước ngoặt mới cho cuộc đời.

2. Khi nào bạn cần tiến hành phân tích SWOT bản thân?

Mô hình SWOT sẽ phát huy hiệu quả tác dụng của mình khi được dùng trong những trường hợp đúng đắn. Vậy thì phân tích SWOT bản thân có thể dùng vào lúc này? Đó chính là khi bạn cần phải đưa ra một quyết định quan trọng, có ảnh hưởng đến tương lai sau này. Hay đôi khi, đơn giản đó là bạn muốn hiểu rõ bản thân mình và muốn phát triển hơn nữa trong tương lai.

3. Làm cách nào tôi có thể tận dụng kết quả phân tích SWOT của mình?

Sau khi đã phân tích SWOT về bản thân, có một số hành động chính trong từng phần mà bạn cần thực hiện. Tất nhiên, đối với điểm mạnh và cơ hội thì bạn hãy tận dụng để mang lại lợi ích cho sự phát triển của mình. Còn với những điểm yếu và thách thức thì hãy tìm cách hạ thấp nhất có thể. Cụ thể, dựa vào bảng SWOT, bạn có thể:

- Xác định điều gì cần phải giải quyết ngay bây giờ? Điều đó có cần phải lập kế hoạch hay không?

- Hãy chắc chắn rằng các mục hành động là hữu hình và có thể đo lường được. Ví dụ như bạn yếu về kỹ năng tiếng Anh thì cần có những bài kiểm tra sau một khoảng thời gian học để đánh giá được sự tiến bộ của bản thân.

- Đưa ra khoảng thời gian hợp lý cho mỗi hành động để kiểm soát hiệu quả hơn.
 

Cơ hội và thách thức của bản thân
 

Trên đây là những chia sẻ của đội ngũ biên tập viên Phương Nam 24h để bạn hiểu rõ hơn về cách phân tích SWOT bản thân. Hiện nay, đây là một phương pháp được rất nhiều người áp dụng để có thể hiểu rõ chính mình. Chỉ khi nhìn ra được được những ra ưu, nhược điểm, cơ hội và thách thức của bản thân, bạn mới biết mình cần làm gì. Từ đó đưa ra hành động đúng đắn thì mới có thể hoàn thiện và phát triển hơn.

Nội dung liên quan

Tin Tổng hợp khác

CTA là gì? Hướng dẫn tạo lời kêu gọi hành động hiệu quả

CTA là gì? Hướng dẫn tạo lời kêu gọi hành động hiệu quả

Hiểu rõ CTA và cách áp dụng những nguyên tắc tạo lời kêu gọi hành động hiệu quả sẽ giúp bạn đạt được kết quả, mục tiêu như mong muốn.  
Storytelling là gì? Nghệ thuật kể chuyện với storytelling

Storytelling là gì? Nghệ thuật kể chuyện với storytelling

Khám phá nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn với storytelling để giúp bạn thành công đưa chiến dịch marketing của mình lên tầm cao mới.
Manifest là gì? Mở khóa sức mạnh tâm trí với manifestation

Manifest là gì? Mở khóa sức mạnh tâm trí với manifestation

Biết cách mở khóa sức mạnh tâm trí với luật hấp dẫn manifest sẽ giúp bạn đạt được những điều mà mình hằng mong muốn.
Celeb là gì? Những điều cần biết về celebrity marketing

Celeb là gì? Những điều cần biết về celebrity marketing

Khám phá cách tận dụng celeb trong marketing hiệu quả để giúp bạn đạt được mục tiêu kinh doanh và đưa thương hiệu lên tầm cao mới.
Tư duy phản biện là gì? Bí quyết rèn luyện tư duy phản biện

Tư duy phản biện là gì? Bí quyết rèn luyện tư duy phản biện

Tư duy phản biện là khả năng suy luận và đánh giá thông tin một cách logic để đưa ra lập luận chính xác khi đối mặt với vấn đề.  
Flex là gì? Giải mã lý do trend flex khuynh đảo mạng xã hội

Flex là gì? Giải mã lý do trend flex khuynh đảo mạng xã hội

Flexing không chỉ dừng lại trong việc khoe khoang mà còn tạo động lực và là nguồn cảm hứng để mọi người vượt qua giới hạn bản thân.