Phương pháp xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh

Đối với các doanh nghiệp thương mại, việc xây dựng chiến lược, lập kế hoạch phát triển kinh doanh rất quan trọng và quyết định đến sự thành bại trong tương lai. Đây là công tác giúp doanh nghiệp định hướng được mục tiêu của mình trong thời gian dài với hệ thống các biện pháp, chính sách, điều kiện để thực hiện mục tiêu đề ra. Vậy phương pháp xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh hiệu quả, mang lại thành công cho doanh nghiệp là gì?
 

Phương pháp xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển kinh doanh
 

Các chiến lược và kế hoạch phát triển kinh doanh đóng vai trò như kim chỉ nam cho mọi doanh nghiệp. Có chiến lược và kế hoạch kinh doanh hoàn hảo không chỉ giúp doanh nghiệp đi đúng trên con đường vươn tới thành công mà còn tập trung sự nỗ lực, cải thiện về mặt nhận thức và giúp mang lại định hướng rõ ràng cho nhân viên. Chính vì vậy, bên cạnh ý tưởng kinh doanh sáng tạo, mỗi doanh nghiệp cần phải có phương pháp hiệu quả để xây dựng chiến lược và lập kế hoạch phát triển kinh doanh cho mình. Thông thường, phương pháp xây dựng chiến lược kinh doanh hoàn hảo sẽ gồm 6 bước.

Bước 1: Xác định vị trí chiến lược của doanh nghiệp

Xác định vị trí chiến lược ở đây chính là xác định doanh nghiệp mình đang đứng ở đâu trên thị trường. Từ đó, bạn sẽ xác định được mục tiêu mà mình hướng đến là gì? Trong quá trình xác định vị trí chiến lược, bạn cần nhận diện những yếu tố bên ngoài như: kinh tế, văn hóa, kỹ thuật công nghệ, điều kiện tự nhiên,…mang đến cơ hội hoặc nguy cơ đe dọa nào đồng thời phân tích các yếu tố như: khách hàng, đối thủ cạnh tranh, sản phẩm thay thế, nguồn cung ứng,….Ngoài ra, bạn cũng cần phân tích, đánh giá các yếu tố bên trong doanh nghiệp như: tiềm lực tài chính, nguồn nhân lực, trình độ tổ chức quản lý, cơ sở vật chất kỹ thuật...để từ đó xác định điểm mạnh, điểm yếu của mình và đưa ra chiến lược phù hợp.

Phương pháp lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp
 

Bước 2: Xác định mục tiêu

Sau khi phân tích, đánh giá được vị trí của mình, bước tiếp theo bạn cần làm đó chính là xác định mục tiêu. Các mục tiêu đặt ra cần phải phù hợp với tiềm lực của doanh nghiệp. Hãy đặt ra nhiều mục tiêu và xác định xem:

- Mục tiêu nào quan trọng hơn?

- Đâu là mục tiêu nhỏ để giúp đạt được mục tiêu lớn?

- Mục tiêu nào sẽ giúp doanh nghiệp khẳng định và nâng cao vị thế trên thị trường?
 

Phương pháp xây dựng kế hoạch kinh doanh
 

Bước 3: Xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển kinh doanh

Đây chính là bước quan trọng nhất để tạo nên phương pháp xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả cho doanh nghiệp. Theo đó, bạn cần phải:

- Xây dựng chiến lược kinh doanh tổng quát: Đề cập đến những vấn đề quan trọng, có ý nghĩa lâu dài và quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp, chẳng hạn như: Sản phẩm/dịch vụ kinh doanh; Thị trường tiêu thụ; Các mục tiêu tài chính; Chỉ tiêu phát triển;….

- Xây dựng chiến lược kinh doanh cho từng bộ phận: Đề cập đến vai trò, nhiệm vụ của từng bộ phận, chẳng hạn như: Chiến lược thâm nhập, mở rộng thị trường; Chiến lược tạo ra sự khác biệt so với đối thủ; Chiến lược phòng ngừa rủi ro;….
 

Xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển kinh doanh
 

Bước 4: Đánh giá các phương án và đưa ra lựa chọn tối ưu

Sau khi xây dựng các kế hoạch về chiến lược phát triển kinh doanh, doanh nghiệp cần phải tiến hành đánh giá và đưa ra lựa chọn tối ưu nhất. Để thực hiện công việc này, các doanh nghiệp cần phải:

- Chọn những chiến lược có tính khả thi, hướng tới mục tiêu được lập ra và phù hợp với doanh nghiệp.

- Đưa ra tiêu chuẩn chung để thẩm định, so sánh và đánh giá các chiến lược kinh doanh được chọn.

- Dựa trên tiêu chuẩn đưa ra để chấm điểm và lựa chọn được phương án tối ưu nhất.
 

Phương pháp lập kế hoạch kinh doanh
 

Bước 5: Triển khai kế hoạch chiến lược

Sau khi đã chọn được kế hoạch, chiến lược phát triển tối ưu nhất thì các doanh nghiệp cần phải tổ chức các buổi họp với sự có mặt của những thành phần quan trọng để bắt đầu triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, công tác truyền thông trong nội bộ doanh nghiệp cũng cần được áp dụng để phổ biến cho toàn bộ nhân viên nắm được các mục tiêu, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh doanh đã đề ra.
 

Phương pháp phát triển kinh doanh
 

Bước 6: Theo dõi và đánh giá chiến lược

Trong quá trình thực hiện chiến lược, cần phải có những cuộc họp thường xuyên được tổ chức vào các quý để theo dõi, tổng hợp và đánh giá hiệu quả. Theo đó, những bộ phận chưa đạt được mục tiêu đề ra cần phải xem lại cách triển khai thực hiện để điều chỉnh sai sót.
 

Phương pháp xây dựng chiến lược kinh doanh
 

Trên đây là phương pháp xây dựng kế hoạch kinh doanh hiệu quả cho doanh nghiệp mà đội ngũ biên tập viên Phương Nam 24h muốn chia sẻ với bạn đọc. Một doanh nghiệp không có kế hoạch, chiến lược phát triển sẽ giống như chiếc thuyền giữa biển khơi mà không có la bàn. Vậy nên hi vọng sau khi tham khảo bài viết, các bạn có thể tìm được hướng đi đúng đắn cho doanh nghiệp của mình để vươn tới thành công trong tương lai.

Tham khảo thêm: Các phương pháp tìm kiếm ý tưởng kinh doanh mới

Nội dung liên quan

Tin Kinh doanh khác

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn và những mối đe dọa tiềm tàng

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn và những mối đe dọa tiềm tàng

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là ai? Học cách những thương hiệu lớn xác định và đánh giá đối thủ tiềm ẩn để áp dụng vào doanh nghiệp của bạn.
CSR là gì? Từ A - Z về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

CSR là gì? Từ A - Z về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

CSR (corporate social responsibility) là chiến lược giúp doanh nghiệp đáp ứng kỳ vọng của các bên liên quan và phát triển bền vững.
Cách phân tích đối thủ cạnh tranh để tối ưu hóa thị phần

Cách phân tích đối thủ cạnh tranh để tối ưu hóa thị phần

Phân tích đối thủ cạnh tranh không chỉ là thu thập thông tin mà còn cả quá trình rút ra bài học để xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả.
Lợi thế cạnh tranh là gì? Các mô hình lợi thế cạnh tranh

Lợi thế cạnh tranh là gì? Các mô hình lợi thế cạnh tranh

Trong thị trường kinh doanh, lợi thế cạnh tranh không chỉ là chìa khóa giúp doanh nghiệp tồn tại mà còn quyết định sự phát triển bền vững.
IMC là gì? Giải mã 8 công cụ truyền thông marketing tích hợp

IMC là gì? Giải mã 8 công cụ truyền thông marketing tích hợp

Giải mã IMC và cách kết hợp các phương tiện truyền thông marketing tích hợp để xây dựng thông điệp nhất quán, tạo dấu ấn khó quên.
Customer experience là gì? Các yếu tố then chốt định hình CX

Customer experience là gì? Các yếu tố then chốt định hình CX

Tại sao một số thương hiệu luôn được khách hàng yêu thích và trung thành? Bí quyết nằm ở CX - trải nghiệm khách hàng mà họ mang lại.