Lập nghiệp là gì? Sự khác biệt giữa lập nghiệp và khởi nghiệp

Ai cũng có ước mơ làm giàu, đơn giản là vì họ muốn được sống trong một môi trường tốt hơn, chất lượng hơn. Chính vì vậy, không ít người lựa chọn con đường lập nghiệp với một lĩnh vực kinh doanh mà mình yêu thích. Nhưng trong thực tế, vẫn có rất nhiều người nhầm lẫn và nghĩ rằng lập nghiệp cũng chính là khởi nghiệp. Điều đó có đúng không? Thực thế thì đây là hai khái niệm khác nhau, vậy nên bạn cần hiểu lập nghiệp là gì cũng như sự khác nhau giữa lập nghiệp và khởi nghiệp để đưa ra hướng đi kinh doanh đúng đắn cho mình.
 

Lập nghiệp là gì? Sự khác biệt giữa lập nghiệp và khởi nghiệp
 

Lập nghiệp là gì?

Lập nghiệp được dịch ra theo tên tiếng Anh là entrepreneur, thuật ngữ này được dùng để để chỉ quá trình gây dựng sự nghiệp, kiến tạo và xây dựng một doanh nghiệp của riêng mình dựa trên những mô hình kinh doanh phổ biến hiện nay. Hay bạn cũng có thể coi lập nghiệp là sự khởi đầu kinh doanh với quy mô nhỏ, trong đó người lập nhiệm chính là ông chủ điều hành doanh nghiệp.

Đặc điểm của lập nghiệp là kinh doanh dựa trên những những sản phẩm, mô hình cũ đã có sẵn trên thị trường mà không cần phải có sự đột phá và mục tiêu của những doanh nghiệp này đó là lợi nhuận. Ví dụ như bạn có thể kinh doanh quán cà phê, cửa hàng thời trang,.... Đây đều là những mô hình kinh doanh không quá mới nhưng nếu như có chiến lược hợp lý, chắc chắn bạn vẫn sẽ có được lợi nhuận đáng kể.
 

Lập nghiệp nghĩa là gì?
 

Điểm khác biệt giữa lập nghiệp và khởi nghiệp

Chắc hẳn hiện nay, vẫn có nhiều người nhầm lẫn giữa khởi nghiệp và lập nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế thì đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Sau khi đã hiểu rõ khái niệm lập nghiệp thì bạn cũng cần biết khởi nghiệp hay startup là gì để có sự phân biệt chính xác nhất. Theo đó, khởi nghiệp hay còn được gọi là startup, thuật ngữ này dùng để chỉ những công ty mới bắt đầu hành trình kinh doanh. Bạn cũng có thể thấy, về mặt cơ bản thì lập nghiệp và khởi nghiệp không có gì khác nhau, nhưng vẫn có những điểm khác biệt rõ ràng để phân biệt hai thuật ngữ này.

1. Về tính đổi mới, sáng tạo

Điểm khác biệt đầu tiên giữa lập nghiệp và khởi nghiệp đó là về tính đổi mới và sáng tạo. Cụ thể, đối với lập nghiệp thì bạn có thể mở một công ty, nhà hàng, tiệm cắt tóc,... đây đều là những mô hình kinh doanh cũ, không có gì mới lạ và khá phổ biến trên thị trường hiện nay. Còn khởi nghiệp thì sẽ chú trọng vào tính đổi mới, đột phá cao hơn về sản phẩm cũng như cách thức hoạt động. Ví dụ như những năm trước, cũng là bán cà phê nhưng mô hình kinh doanh take away mới lạ, tiện lợi đã trở nên rất thành công và mang đến lợi nhuận cao.

2. Về tiềm năng tăng trưởng

Sự khác nhau thứ hai bạn có thể xem xét đến đó chính là về tiềm năng tăng trường. Những doanh nghiệp lập nghiệp thường khá nhỏ và chỉ được vận hành trong một quy mô nhất định, đứng đầu là người sáng lập và thường thì họ sẽ không mở rộng, phát triển quy mô này.

Còn đối với những công ty khởi nghiệp, dường như họ sẽ đặt nhiều tham vọng tăng trưởng nhiều hơn. Họ thường đi thực hiện các vòng gọi vốn nhằm nhận được số tiền đầu tư cao để phát triển sản phẩm, mở rộng thị phần. Mục tiêu của những công ty khởi nghiệp đó chính là tạo cho mình được sức ảnh hưởng lớn và trở thành người khai phá, mở ra một thị trường kinh doanh mới.
 

Lập nghiệp
 

3. Về tốc độ tăng trưởng

Yếu tố tiếp theo để nhận biết sự khác biệt giữa lập nghiệp và khởi nghiệp đó là bạn có thể nhìn vào tốc độ tăng trưởng. Có thể khi lập nghiệp, bạn cũng muốn doanh nghiệp của mình phát triển. Nhưng hơn hết, điều luôn được ưu tiên hàng đầu ở đây vẫn là tạo ra lợi nhuận. Chỉ khi đạt được mức lợi nhuận như mong đợi thì sau đó bạn mới quan tâm nhiều hơn đến những hoạt động nhằm mục đích tăng trưởng.

Còn đối với khởi nghiệp thì hoàn toàn ngược lại, sự tăng trưởng luôn được chú trọng và đặt lên hàng đầu. Hơn hết, họ còn mong muốn điều này diễn ra càng nhanh càng tốt, tiếp sau đó mới đến yếu tố lợi nhuận. Đó cũng chính là lý do bạn có thể thấy rằng mô hình kinh doanh của các công ty startup hầu hết đều tập trung rất nhiều vào tính tăng trưởng.

4. Về nguồn vốn

Khởi nghiệp và lập nghiệp đều có những điểm chung về nguồn vốn khi mới bắt đầu đó là có thể chính người chủ sẽ tự bỏ tiền của mình ra để xây dựng công ty. Hoặc bên cạnh đó, họ cũng có thể vay từ bạn bè, người thân, ngân hàng hoặc có thêm cộng sự góp vốn.

Tuy nhiên, vẫn có điểm khác ở đây đó là công ty khởi nghiệp còn có hình thức gọi vốn từ những nhà đầu tư. Phần lớn các công ty khởi nghiệp sẽ tìm kiếm vốn từ các quỹ đầu tư khởi nghiệp hoặc những nhà đầu tư thiên thần. Ngoài ra, một số công ty startup có thể có nhiều vòng gọi vốn khác nhau bởi vì suy cho cùng thì mục tiêu của họ đó là cần nguồn vốn để phát triển và thúc đẩy sự tăng trưởng nhanh hơn. Đôi khi chính điều này sẽ gây ra những khó khăn, áp lực đối với người sáng lập, nhất là khi những nhà đầu tư luôn mong đợi có được lợi nhuận khổng lồ.
 

Lập nghiệp và khởi nghiệp
 

5. Về vòng đời công ty

Điểm khác nhau cuối cùng bạn cần xem xét đến đó chính là về vòng đời của công ty. Theo như khảo sát thì có khoảng 32% doanh nghiệp nhỏ đã thất bại trong thời gian đầu lập nghiệp. Còn với các công ty startup thì rất nhiều trong số đó đã mắc các sai lầm khi khởi nghiệp và con số thất bại lên đến 80%. Điều đó cũng đã phần nào cho thấy rằng không có một sự chắc chắn nào về khả năng thành công của lập nghiệp và khởi nghiệp.

Hiện nay cũng có rất nhiều người vừa khởi nghiệp vừa lập nghiệp và sự lựa chọn như thế nào còn phụ thuộc vào mục tiêu, tầm nhìn, kế hoạch của nhà sáng lập cũng như các yếu tố ảnh hưởng như: nhu cầu thị trường, hành vi người tiêu dùng, bối cảnh kinh tế.

Vậy chúng ta chọn gì? Khởi nghiệp hay lập nghiệp?

Có lẽ, rất nhiều người vẫn đang phân vân rằng không biết nên khởi nghiệp hay lập nghiệp. Bạn cũng có thể thấy rằng, hiện nay để tìm ra một ngành nghề mới hay công nghệ mới thật sự là điều không hề đơn giản. Bởi vì gần như mọi thứ đã được phát minh ra và xuất hiện trên thị trường hàng chục thế kỷ. Theo thống kê cứ 10 dự án khởi nghiệp thì chỉ có 1 dự án thành công. Qua đó, bạn cũng thấy rằng khởi nghiệp trong thời buổi này không nên quá vội vàng.

Còn sinh cơ lập nghiệp, với lợi thế là kinh doanh trên một mô hình có sẵn nhưng cũng có ưu điểm đó là không có quá nhiều sự đổi mới, sáng tạo và rất khó để tạo ra bước tăng trưởng đột phá. Bởi vì chỉ khi bạn làm được điều gì đó khác biệt, nổi bật thì mới tạo sự chú ý, thu hút khách hàng và xây dựng danh tiếng thành công trên thị trường.

Chính vì vậy, có thể thấy rằng không có một câu trả lời chính xác nào cho sự lựa chọn giữa khởi nghiệp và lập nghiệp, bởi vì điều đó còn phụ thuộc vào chính bản thân bạn và những yếu tố xung quanh. Nếu bạn có một ý tưởng kinh doanh mới lạ và tiềm năng thành công cao thì có thể thực hiện ước mơ khởi nghiệp.

Nhưng thành công cũng không nhất thiết phải khởi nghiệp, bạn cũng có thể lựa chọn con đường lập nghiệp cho riêng mình. Đặc biệt là trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, chỉ cần bạn nắm rõ xu hướng hay tiếp thị kỹ thuật số thì vẫn có thể lập nghiệp, đưa sản phẩm của mình tiếp cận đến khách hàng theo những cách hiệu quả, từ đó đạt được kết quả tốt. Điều quan trọng là dù cho bạn có quyết định khởi nghiệp hay lập nghiệp thì cũng cần không ngừng học hỏi, trau dồi bản thân và không ngại khó khăn, thử thách để thực hiện ước mơ của mình.

 

Khởi nghiệp và lập nghiệp
 

Làm thế nào để lập nghiệp thành công?

Chắc chắn, khi đã quyết định sẽ lập nghiệp thì bất kỳ ai cũng nung nấu ước mơ sẽ thành công. Nhưng để đạt được điều này thì bạn sẽ phải trải qua rất nhiều những khó khăn, thử thách và nếu không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, quyết tâm thì việc thất bại là điều khó tránh khỏi. Vậy làm thế nào để lập nghiệp thành công?

1. Lập kế hoạch rõ ràng

Trước khi bắt tay vào lập nghiệp, việc quan trọng đầu tiên bạn cần làm đó chính là xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh chi tiết, cẩn thận. Bản kế hoạch này cần phải được phác thảo tỉ mỉ từng bước, từ việc tìm nguồn hàng, lựa chọn mô hình kinh doanh online hay offline, tìm địa điểm phù hợp, xác định vốn, cách đặt giá sản phẩm, số lượng nhân sự,....

Có rất nhiều điều bạn cần quan tâm trong bước này và bạn nên biết rằng, bản kế hoạch càng chi tiết thì công việc sau này mới dễ dàng thực hiện theo một lộ trình cụ thể cũng như có sự kiểm soát chặt chẽ.

2. Nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường cũng là một bước vô cùng quan trọng. Bạn sẽ không thể bán được hàng nếu như không thật sự biết và hiểu về thị trường kinh doanh mà mình đang nhắm đến. Cụ thể, trong bước này bạn cần phải biết được khách hàng của mình là ai, độ tuổi, thu nhập, khu vực địa lý, sở thích, thói quen mua hàng, sản phẩm tiềm năng,....

Có rất nhiều người mắc phải sai lầm đó khi lập nghiệp đó là không thực hiện nghiên cứu hay chỉ nghiên cứu sơ sài. Cũng có một số người chỉ bán hàng theo cảm tính, bán những thứ mình thích mà không có sự tìm hiểu kỹ càng. Đây chính là một trong những sai lầm khiến cho rất nhiều người lập nghiệp thất bại. Bời vì cho dù sản phẩm của bạn có tốt đến đâu nhưng nếu như khách hàng không có nhu cầu thì cũng chẳng ai mua.
 

Khái niệm lập nghiệp là gì?
 

3. Chuẩn bị nguồn vốn

Hẳn là bạn sẽ khó có thể lập nghiệp với hai bàn tay trắng, vậy nên nếu có thể, hãy chuẩn bị cho mình một số vốn, dù không nhiều nhưng nên đủ để có thể xoay sở và duy trì mô hình kinh doanh. Tùy thuộc vào khả năng tài chính mà bạn hãy kinh doanh với quy mô phù hợp, bắt đầu từ cái nhỏ rồi sau đó phát triển và lớn dần hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên duy trì một khoản tiền vốn dự trù để khi cần thiết dùng đến trong những trường hợp bất ngờ, giúp cho hoạt động kinh doanh không bị gián đoạn.

4. Luôn kiên trì

Một trong những bí quyết để bạn lập nghiệp thành công đó chính là phải luôn kiên trì và không từ bỏ ước mơ của mình. Trong quá trình kinh doanh, chắc hẳn ai cũng đều phải trải qua những khó khăn, thử thách. Có nhiều người lựa chọn từ bỏ, nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với việc họ đã bỏ đi ước mơ của mình. Bên cạnh đó, cũng có không ít người luôn kiên trì với điều đó, bởi họ biết rằng, sau khi đã vượt qua được khó khăn thì sự thành công sẽ đến với họ.

5. Không ngừng học hỏi

Không có một ai là biết tất cả mọi thứ, ngay cả bạn cũng vậy. Khi lập nghiệp, bạn sẽ cần phải học hỏi rất nhiều khía cạnh khác nhau trong kinh doanh để mình không bị chậm lại phía sau. Xã hội ngày càng hiện đại, những cái cũ đã không còn phù hợp và buộc mọi người cần có sự thích nghi, thay đổi nhanh chóng. Vậy nên, bạn hãy từ bỏ những quan niệm, định kiến cũ, chủ động tiếp thu kiến thức mới và ý kiến của mọi người xung quanh. Có như vậy, công việc kinh doanh mới phù hợp và phát triển dễ dàng hơn.

Một số lưu ý trong quá trình lập nghiệp

Tuy có thể nói rằng an cư lập nghiệp dễ hơn khởi nghiệp, nhưng không phải ai cũng lập nghiệp thành công. Bởi vì dù có làm bất cứ điều gì thì cũng sẽ có những khó khăn riêng. Vậy nên, bạn cần biết một số lưu ý để cơ hội lập nghiệp của bản thân có nhiều cơ hội thành công hơn như:

- Bạn cần phải biết cân đối giữa khả năng, năng lực và vốn hiểu biết để lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp. Không nên chọn những lĩnh vực quá sức hay quy mô lớn nếu như không thật sự tài giỏi.

- Hãy đảm bảo rằng số vốn luôn được duy trì để có được nguồn tiền ổn định khi hoạt động.

- Lựa chọn đúng khách hàng mục tiêu cho loại hình kinh doanh của mình và hiểu về họ.

- Tìm kiếm địa điểm kinh doanh phù hợp để có được nhiều khách hàng tiềm năng nhất cũng như phù hợp với mô hình kinh doanh.

- Hãy tạo cho mình tệp khách hàng tiềm năng và khách hàng quen để duy trì sự ổn định trong kinh doanh.

- Đưa ra những chiến lược hiệu quả nằm phát triển mô hình kinh doanh của bạn.
 

Sinh cơ lập nghiệp
 

Trên đây là những chia sẻ của đội ngũ biên tập viên Phương Nam 24h để bạn có thể hiểu hơn về khái nghiệm lập nghiệp là gì cũng như sự khác nhau giữa nghiệp nghiệp và khởi nghiệp. Có thể nói, lựa chọn đi theo con đường nào đều nằm ở quyết định của bản thân bạn. Nhưng dù cho sự lựa chọn có là gì thì bạn cũng cần phải quyết tâm với điều đó, có như vậy thì bản thân mới đạt được thành công trong kinh doanh.

Nội dung liên quan

Tin Kinh doanh khác

Target là gì? Hướng dẫn target thị trường mục tiêu hiệu quả

Target là gì? Hướng dẫn target thị trường mục tiêu hiệu quả

Target là bước quan trọng mà mọi doanh nghiệp không nên bỏ qua để định hình chiến lược kinh doanh cũng như tối ưu hóa hiệu quả tiếp thị.
Cross selling là gì? Bí quyết cross sell trong bán hàng

Cross selling là gì? Bí quyết cross sell trong bán hàng

Dù cross selling không phải là kỹ thuật mới trong bán hàng nhưng để triển khai hiệu quả thì bạn cần nắm rõ một số nguyên tắc nhất định.  
Mở rộng thị trường là gì? Top 3 chiến lược mở rộng thị trường

Mở rộng thị trường là gì? Top 3 chiến lược mở rộng thị trường

Khi thị trường hiện tại đã “bão hòa” thì doanh nghiệp cần phải tìm kiếm những cơ hội mới để phát triển hoạt động kinh doanh của mình.  
Marketing 5.0 là gì? Khám phá sự trỗi dậy của marketing 5.0

Marketing 5.0 là gì? Khám phá sự trỗi dậy của marketing 5.0

Với sự bùng nổ của công nghệ, marketing 5.0 đã nổi lên như một cách tiếp cận mạnh mẽ để đáp ứng, làm hài lòng người tiêu dùng hiện đại.  
Doanh thu là gì? Cách tính doanh thu bán hàng chi tiết

Doanh thu là gì? Cách tính doanh thu bán hàng chi tiết

Doanh thu là gì? Tìm hiểu cách tính doanh thu bán hàng chi tiết sẽ giúp bạn dễ dàng đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.  
Doanh số là gì? 7 tuyệt chiêu thúc đẩy doanh số bán hàng

Doanh số là gì? 7 tuyệt chiêu thúc đẩy doanh số bán hàng

Doanh số là thước đo quan trọng cho hoạt động kinh doanh và có tác động đáng kể đến chiến lược dài hạn của mọi doanh nghiệp.