Hé lộ 19 sai lầm khi khởi nghiệp khiến startup thất bại

Hiện nay, xu hướng kinh doanh ngày càng có những dịch chuyển mạnh mẽ, thế hệ trẻ nối tiếp những doanh nhân đã thành công trước đó. Đặc biệt, những người trẻ dám nghĩ dám làm, không ngại khó khăn, thách thức và nỗ lực hết mình để đạt được mục tiêu. Đó cũng chính là lý do tại sao bạn có thể thấy được rất nhiều doanh nhân đã thành công, tạo được tiếng vang lớn khi tuổi đời còn rất trẻ. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận rằng có rất nhiều doanh nghiệp gặp phải thất bại trên con đường kinh doanh. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hé lộ 19 sai lầm khi khởi nghiệp khiến startup thất bại để bạn không đi vào vết xe đổ dẫn đến kinh doanh không thành công.
 

Hé lộ 19 sai lầm khi khởi nghiệp khiến startup thất bại
 

Tổng hợp 19 sai lầm khi khởi nghiệp nhất định phải tránh

1. Không có chiến lược kinh doanh hiệu quả

Khi lựa chọn con đường khởi nghiệp, có thể nói một trong những điều quan trọng được xem là nền tảng cho sự thành công đó chính là lập chiến lược và kế hoạch kinh doanh vững chắc. Trên thực tế thì những gì xảy ra sẽ không giống với điều mà bạn dự định ban đầu, bởi vì còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố tác động cũng như tình huống bất ngờ có thể xảy ra. Mặc dù vậy, một kế hoạch kinh doanh vẫn chính là linh hồn, kim chỉ nam cho mọi hoạt động cũng như hướng đi sau này. Bạn có thể dựa vào đó để tìm ra con đường đúng đắn đi đến mục tiêu ban đầu của mình. Có thể bạn sẽ chưa biết phải làm những gì, nhưng ít nhất cũng biết rõ mình là ai và mong muốn điều gì.

Ban đầu có thể bạn sẽ cảm thấy khó khăn khi khởi nghiệp trong việc lập một chiến lược kinh doanh, bởi vì lúc này mọi thứ còn đang rất mơ hồ. Tuy nhiên, đừng vì vậy mà nản lòng, bạn có thể bắt đầu bước lập kế hoạch bằng cách trả lời những câu hỏi đơn giản như: Tại sao bạn lại quyết định kinh doanh? Bạn muốn kinh doanh sản phẩm, dịch vụ nào? Hãy đặt ra những câu hỏi mà bạn quan tâm và đi tìm câu trả lời cho điều đó. Tiếp đến, từ những dữ liệu đã thu thập được, hãy sắp xếp các việc cần làm theo thứ tự ưu tiên và mốc thời gian. Khi đó, kế hoạch kinh doanh của bạn sẽ từng bước được hình thành và có sự liên kết một cách chặt chẽ nhất.
 

Sai lầm khi khởi nghiệp
 

2. Không xác định thị trường mục tiêu và đối thủ cạnh tranh

Ông George Deglin - đồng sáng lập và là CEO của OneSignal đã từng nói: “Một sai lầm phổ biến khi khởi nghiệp là không dành thời gian để hiểu thị trường hoặc khách hàng mà bạn đang xây dựng. Đối với những người sáng lập trong lĩnh vực kỹ thuật, viết mã có vẻ dễ dàng hơn nói chuyện với khách hàng, nhưng không có cách nào để biết liệu bạn có đang đi đúng hướng hay không trừ khi liên tục nhận được những phản hồi từ khách hàng tiềm năng. Điều quan trọng là phải nhận ra rằng việc xây dựng một sản phẩm tuyệt vời thường không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với một công việc kinh doanh thành công. Nhiều công ty startup đang tập trung vào một thị trường quá nhỏ nhưng lại muốn xây dựng một doanh nghiệp lớn”.

Bạn không thể kinh doanh nếu như không biết được ai là khách hàng của mình và thị trường mục tiêu cần hướng đến là gì. Bởi vì điều đó sẽ chỉ làm cho những bước khi trong kinh doanh của bạn trở nên mất phương hướng, không có sự đồng nhất trong mục tiêu. Đồng thời, bạn cũng cần phải biết được ai chính là đối thủ mà mình cần phải cẩn thận đề phòng. Trong kinh doanh thì điều này rất quan trọng, chỉ khi biết đối thủ, bạn mới có thể đưa ra những kế hoạch hoàn hảo để vượt mặt họ và thành công trên thị trường.

3. Suy nghĩ hẹp và bảo thủ

Nhiều người thường có tính rất cẩn thận trong mọi việc, tuy nhiên điều này cũng chưa hẳn là đã tốt. Nếu như bạn không dám bước ra khỏi vùng an toàn, chọn một ý tưởng bình thường để tránh gặp phải khó khăn, thử thách thì sẽ rất khó để có được bước đột phá. Sau một thời gian, khi bạn kinh doanh thành công bằng một kế hoạch đơn giản, nhiều người khác nhìn vào thấy được điều đó, họ sẽ cũng muốn được giống như vậy. Điều đó đồng nghĩa với việc bạn sẽ có thêm nhiều đối thủ, thị trường cạnh tranh lớn hơn và những khó khăn trong kinh doanh cũng bắt đầu xuất hiện càng nhiều. Chính vì vậy, đôi khi những sự sáng tạo, ý tưởng đột phá sẽ mang về chiến thắng cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng ý tưởng kinh doanh mới lạ và đột phá ấy cũng cần mang tính thiết thực và có thể thực hiện được thay vì chỉ nghĩ và vẽ ra những điều viển vông.

Bên cạnh đó, đến một lúc thích hợp thì bạn buộc phải thay đổi để thích nghi với thị trường. Điều này phụ thuộc rất lớn vào người “chèo lái” doanh nghiệp. Đã không ít chủ doanh nghiệp có suy nghĩ rằng “mình đang thành công thì tại sao phải thay đổi?” Đúng, việc bạn thành công ai cũng nhận thấy được nhưng đó chỉ là trong quá khứ. Điều quan trọng bây giờ đó chính là bạn phải nhìn vào hiện thực đang diễn ra, đừng mãi đắm chìm vào những chiến thắng trước đó. Thị trường kinh doanh luôn thay đổi mỗi ngày dưới tác động của rất nhiều yếu tố khác nhau. Nếu như không thể bắt kịp được điều đó, hậu quả dẫn đến đó chính là doanh nghiệp của bạn sẽ bị bỏ lại phía xa. Một sản phẩm hoặc dịch vụ không còn phù hợp với thị trường, không được khách hàng tiếp tục đón nhận thì chắc chắn doanh nghiệp đó sẽ không thể tồn tại và phát triển. Sự thay đổi này cũng chính là việc nhìn thấy những cơ hội trước mắt và nhanh chóng nắm bắt để tạo ra bước đột phá mới.
 

Những sai lầm khi khởi nghiệp
 

4. Đánh giá thấp khoản vốn mình cần

Trước khi bắt đầu startup, bạn cần có kế hoạch và biết cách sắp xếp tài chính của mình một cách hợp lý. Bạn không thể đánh giá thấp về điều này mà phải biết được số tiền mình cần dùng cho việc kinh doanh. Đồng thời, hãy cân nhắc xem công ty có thể hoạt động được trong bao lâu với số tiền đó và chuẩn bị các khoản tín dụng có sẵn trong các trường hợp khẩn cấp. Ngoài ra, bạn cũng cần lường trước đến những thách thức cũng như sự chậm trễ trong việc tính toán của mình và tạo ra con đường tài chính an toàn để tránh được các khó khăn có thể xảy ra.

Khi nói về các khoản vốn cho công ty khởi nghiệp, bạn có thể cân nhắc vay ngân hàng, vay tư nhân hoặc đối tác tài chính. Đặc biệt, quan trọng hơn hết đó chính là hãy theo dõi về số vốn đó, có thể lập bảng để chia nhỏ chi phí hàng tháng. Một bên ghi tất cả các chi phí chung, còn một bên là doanh thu. Bằng cách này, bạn sẽ tính toán được số tiền lời hoặc lỗ của tháng bằng cách lấy doanh thu trừ cho chi phí.

5. Không có kế hoạch marketing hợp lý

Kinh doanh mà không làm tiếp thị thì thương hiệu của bạn sẽ rất khó để được nhiều người biết đến, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp startup mới tham gia vào thị trường. Có thể thấy, hiện nay đa số doanh nghiệp đang hoạt động đều rất quan tâm đến kế hoạch marketing và thực hiện các chiến dịch liên tục. Lý do rất đơn giản, hầu như ai cũng nhận ra được tầm quan trọng của marketing trong việc quảng bá thương hiệu, tiếp thị sản phẩm, thu hút khách hàng, từ đó giúp gia tăng doanh thu cũng như lợi nhuận.

Chính vì vậy, dù doanh nghiệp của bạn nhỏ, mới hoạt động trên thị trường và có ngân sách hạn chế thì cũng nên đầu tư cho chiến dịch marketing để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng nhằm tránh được sai lầm khi khởi nghiệp. Bạn có thể sử dụng các công cụ miễn phí, mạng xã hội, tiếp thị truyền miệng,... để triển khai kế hoạch của mình. Những cách này vừa không mất nhiều chi phí, vừa mang lại kết quả rất tốt nếu như có một kế hoạch marketing thông minh, đúng đắn. Còn nếu như dư giả hơn, bạn có thể đầu tư thêm ngân sách cho các chiến dịch hoặc thuê công ty tư vấn chuyên nghiệp để hỗ trợ. Tóm lại, tiếp thị chính là con đường bạn phải đi qua nếu như muốn thu hút khách hàng và kinh doanh thành công.
 

Khởi nghiệp
 

6. Không chuẩn bị cho thất bại

Trên thực tế thì thách thức khi khởi nghiệp nhiều so với những gì bạn nghĩ và hơn hết, bạn hãy chuẩn bị cho thất bại vì điều này có thể đến bất cứ lúc nào. Nếu có một tình huống nào đó xảy ra, hãy chấp nhận và tìm cách ứng phó với điều đó. Đôi khi, chính những sai lầm, khó khăn gặp phải lại mang đến bài học quý giá. Đồng thời, bạn hãy thường xuyên thực hiện các khảo sát để nhận phản hồi liên tục nhằm điều chỉnh sản phẩm, dịch vụ của mình sao cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng và đặc biệt là đừng ngần ngại để thử các ý tưởng mới.

7. Đầu tư toàn bộ tài sản, vốn liếng

Một sai lầm khác mà các chủ doanh nghiệp startup thường xuyên mắc phải đó chính là bị cuốn vào đam mê kinh doanh mà sử dụng hết toàn bộ tài sản, vốn liếng của mình. Có thể bạn sẽ chấp nhận hy sinh giấc ngủ, cơ hội nghề nghiệp để dồn hết tâm sức vào công việc kinh doanh. Đây là một điều hết sức bình thường bởi vì đó là đam mê, nhưng để rút hết vốn liếng thì điều này bạn nên cân nhắc lại.

Bởi vì trong quá trình doanh nghiệp đi vào hoạt động, sẽ có rất nhiều tình huống bất ngờ xảy ra mà ta không thể nào lường trước được. Đôi khi, các tình huống ấy sẽ đẩy bạn vào hoàn cảnh hết sức khó khăn. Lúc đó, không cần nói đến việc nuôi sống startup, có lẽ ngay chính bản thân mình bạn cũng khó có thể tự lo được. Chính vì vậy, để tránh trường hợp này xảy ra, khi kinh doanh cũng nên để ra một khoản ngân sách dự phòng cho chính bản thân để sử dụng cho những lúc cấp bách.

8. Vội vàng thuê nhiều nhân viên khi kinh doanh chưa ổn định

Một số công ty khi vừa bắt đầu đã thuê rất nhiều nhân viên với mong muốn sẽ nhanh chóng mở rộng quy mô. Đây là một sai lầm cần tránh khi khởi nghiệp bởi vì bạn sẽ không biết được rằng công ty của mình có hoạt động tốt và mang đến doanh thu cũng như lợi nhuận như mong muốn hay không. Trong thời gian đầu không thể biết chắc chắn được điều gì, đồng thời lúc này công ty của bạn còn rất mới trên thị trường, khó để được nhiều khách hàng biết đến, tin tưởng. Vậy nên, việc có quá nhiều nhân viên trong lúc doanh thu chưa ổn định sẽ tạo ra một áp lực lớn về tài chính.

Đồng thời, nếu rủi ro xảy đến khiến công ty phá sản thì điều đó cũng đồng nghĩa với việc một lượng lớn nhân viên rơi vào tình trạng thất nghiệp. Chính vì vậy, trong thời gian đầu này, điều quan trọng là bạn cần xác định số lượng nhân sự sao cho hợp lý, có thể cân nhắc đến việc thuê nhân viên part-time, cộng tác viên. Đến khi đã hoạt động ổn định trên thị trường, muốn mở rộng thêm khách hàng mục tiêu cũng như phát triển để công ty lớn mạnh thêm thì hãy cân nhắc đến việc thuê thêm nhiều nhân viên.
 

Người khởi nghiệp
 

9. Thuê sai nhân viên

Rất khó để tìm được một người nhân viên giỏi hết về mọi mặt mà không có bất cứ khuyết điểm gì. Vậy nên, thay vì chọn một người giỏi nhất, hãy chọn người phù hợp nhất với doanh nghiệp của bạn. Điều đó có thể dựa vào tính cách, sở thích của ứng viên, họ cần là người phù hợp với môi trường và văn hóa làm việc của doanh nghiệp. Sự phối hợp nhịp nhàng giữa đội ngũ nhân viên cùng với môi trường làm việc tốt sẽ tạo ra năng suất cao hơn trong công việc.

10. Cố gắng tự làm mọi thứ

Một trong những sai lầm khi khởi nghiệp đó là nghĩ rằng mình có thể tự điều hành công ty để đi đến thành công. James Zimbardi - Giám đốc điều hành của Rent Items từng nói: “Một sai lầm lớn mà các doanh nhân mắc phải là họ nghĩ rằng họ chỉ có một mình, họ cố gắng hoạt động độc lập mà không có sự tư vấn từ người khác. Đừng cố gắng tự mình điều hành một doanh nghiệp. Hãy tìm cố vấn đáng tin cậy để thảo luận về ý tưởng kinh doanh, chiến lược, thách thức của bạn để nhận được phản hồi và tránh tối thiểu sai lầm xảy ra”.

Hãy tìm một người mà bạn có thể tin cậy để dựa vào, họ chính là người hiểu rằng bạn muốn đi đâu, mục tiêu hướng đến là gì. Hơn hết đó chính là họ có thể kéo bạn vượt qua những ngày tồi tệ cũng như ăn mừng với những chiến thắng đạt được.

11. Tranh chấp giữa các nhà sáng lập

Một công ty được thành lập có thể dựa trên sự hợp tác của nhiều người, điều này không có gì làm lạ. Bởi vì rất khó để bạn giỏi tất cả mọi thứ mà sẽ cần có nhiều người am hiểu về một lĩnh vực khác nhau. Khi có chung mục tiêu thì chắc chắn sự kết hợp này sẽ mang đến thành công. Tuy nhiên, nếu như những nhà sáng lập, hay còn gọi là nội bộ công ty xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp thì điều đó cũng đồng nghĩa với việc công ty đang đứng trước sự thất bại.

 

Khó khăn khi khởi nghiệp
 

12. Chọn sai đối tác

Trong kinh doanh, một trong những điều quan trọng đó chính là lựa chọn đối tác để cùng mình đồng hành và bước đi. Tuy nhiên, có một sự thật là nhiều người lại chọn sai công ty / đối tượng cộng tác làm ăn, để rồi công việc kinh doanh bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Sẽ rất khó để bạn có thể phát triển lớn mạnh mà không có đối tác lâu dài. Họ chính là những doanh nghiệp / doanh nhân uy tín, không bị kẹt giữa vòng vây nợ nần và khi kết hợp sẽ mang đến lợi ích bền vững cho cả đôi bên.

13. Vô tổ chức

Để công việc thuận lợi và đạt kết quả tốt thì ngay từ đầu, bạn nên xây dựng cho doanh nghiệp của mình một nội quy trong quá trình làm việc. Một môi trường làm việc tốt là khi mọi người được thoải mái, thỏa sức sáng tạo và phát triển nhưng tất nhiên cũng cần trong khuôn khổ nhất định. Đồng thời, trong công việc bạn cần có sự quản lý, theo dõi đầu việc của mỗi nhân viên để có thể đưa ra đánh giá  khách quan nhất về tính hiệu quả.

14. Tiêu tiền quá nhiều

Khi quyết định kinh doanh, chắc chắn bạn đã chuẩn bị một số vốn có sẵn hoặc gọi vốn từ các nhà đầu tư. Dù số vốn hiện có đó là ít hay nhiều thì điều quan trọng đó chính là bạn cần biết cách chi tiêu hợp lý. Bởi vì nếu như các khoản chi nhiều hơn doanh thu đạt được thì chỉ sau một thời gian khi nguồn vốn cạn dần, doanh nghiệp của bạn sẽ lâm vào tình trạng phá sản. Chính vì vậy, hãy cân nhắc và lập kế hoạch chi tiêu khôn ngoan để chi phí phát sinh thấp hơn so với doanh thu đạt được.

15. Bỏ qua các vấn đề pháp lý

Để một doanh nghiệp được công nhận là đang hoạt động hợp pháp trên thị trường thì cần phải hoàn thành đầy đủ các loại giấy tờ pháp lý cần thiết. Ông Heather Green Miller - Luật sư và chủ sở hữu văn phòng luật HGM cho biết: “Những sai lầm lớn nhất mà các công ty khởi nghiệp mắc phải là không đăng ký kinh doanh, chọn đúng chủ thể kinh doanh hoặc bảo vệ tài sản trí tuệ của họ. Ba điều này là vô cùng quan trọng đối với một doanh nghiệp, nếu bạn không thực hiện đúng như vậy thì sẽ mất nhiều thời gian để khắc phục lỗi của mình”. Vậy tại sao bạn không thực hiện những điều này ngay từ đầu? Hãy đảm bảo rằng công ty của bạn được hoạt động thuận lợi trên thị trường mà không bị vướng mắc về bất kỳ điều gì liên quan đến pháp lý để tránh làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.
 

Sai lầm khởi nghiệp
 

16. Chọn sai lĩnh vực

Ngay từ ban đầu, việc lựa chọn lĩnh vực kinh doanh phù hợp với nhu cầu thị trường cũng như đam mê của bản thân là điều vô cùng quan trọng. Thật sự mà nói thì điều này cũng rất khó để xác định bởi vì không có một sự chắc chắn nào đảm bảo rằng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có thành công trong tương lai hay không. Tuy nhiên, bạn có thể nắm bắt cơ hội của mình bằng cách nhìn vào thị trường đang cần gì để kinh doanh sản phẩm đáp ứng nhu cầu của họ. Đừng kinh doanh dựa trên cảm tính quá nhiều, nếu như ngay từ đầu người khởi nghiệp đã lựa chọn sai lĩnh vực thì điều đó cũng đồng nghĩa với việc tất cả mọi hoạt động sau này không thể đi đúng hướng.

17. Đưa cảm xúc vào kinh doanh

Là một nhà kinh doanh, bạn nên có “cái đầu lạnh” để tránh những cảm xúc cá nhân làm ảnh hưởng đến công việc vì điều đó sẽ rất dễ làm bạn đưa ra những quyết định sai lầm. Chính vì vậy, khi đứng trước một vấn đề nào đó, cần có cái nhìn thật cẩn thận, tỉnh táo để đưa ra quyết định đúng đắn và giải pháp hiệu quả.

18. Thiếu kiên nhẫn

Để khởi nghiệp kinh doanh thành công có thể sẽ mất rất nhiều thời gian hơn bạn nghĩ và đôi khi điều đó đã làm cho nhiều người nản lòng để rồi bỏ cuộc. Sau một thời gian không nhìn thấy chuyển biến tích cực có thể làm bạn suy nghĩ rằng liệu con đường mà mình đang đi có đúng hướng không? Từ đó, sâu trong bản thân sẽ bắt đầu có những cuộc đấu tranh nội tâm về điều mà bạn đã lựa chọn.

Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng không có thành công nào là đạt được một cách dễ dàng. Cái gì dễ có được thì cũng dễ mất đi. Chính vì vậy, những bước đi chậm mà chắc sẽ mang đến cho bạn sự thành công vững chắc. Hãy kiên định theo mục tiêu mà bạn đã lựa chọn, dũng cảm theo đuổi đến cùng thì mới có thể chạm chân đến vạch đích.

19. Khởi nghiệp một mình

Không phải tự nhiên mà những công ty startup thành công khi có sự góp sức của ít nhất hai người. Bởi vì thực tế thì để bắt đầu kinh doanh một công ty không phải là điều đơn giản và một người sẽ rất khó để đảm đương được hết tất cả các công việc. Thay vào đó, nếu như có sự góp sức của nhiều người thì mọi việc sẽ được thực hiện một cách nhanh và hiệu quả hơn. Vậy nên, một lời khuyên dành cho bạn đó chính là đừng khởi nghiệp một mình mà hãy tìm kiếm người đồng hành có chung mục tiêu. Bên cạnh đó, họ cũng chính là người đồng cam cộng khổ cùng bạn vượt qua những khó khăn. Có thể nói, vai trò của người đồng sáng lập là rất lớn, bởi vì trong những lúc khó khăn, vất vả thì việc có họ cũng đồng nghĩa như có thêm trí tuệ và sức lực.
 

Thách thức khi khởi nghiệp
 

Làm thế nào để khởi nghiệp thành công?

Không có gì là ngạc nhiên khi rất nhiều công ty startup thất bại, theo nghiên cứu của ông Shikhar Ghosh - giảng viên cao cấp trường đại học Harvard, con số cho tỷ lệ thất bại khi khởi nghiệp lên đến 75%. Vậy phải làm thế nào để doanh nghiệp của bạn nằm trong số 25% còn lại? Ngoài việc tránh những sai lầm nêu trên, bạn còn cần biết thêm một số bí quyết khởi nghiệp kinh doanh sau:

- Xác định mục tiêu: Bạn sẽ không biết mình cần phải làm những gì nếu như không có một mục tiêu cụ thể. Ban đầu, có thể mục tiêu của bạn là kiếm thật nhiều tiền, tuy nhiên khi việc kinh doanh của bạn lớn hơn, bạn sẽ rất dễ hoang mang nếu không có một lý tưởng, đích đến cho doanh nghiệp. Vậy nên, điều quan trọng đầu tiên bạn cần làm đó chính là tìm ra mục tiêu, sứ mệnh và viễn cảnh cho công ty startup của mình, từ đó mới có thể đưa ra những chiến lược, kế hoạch và hướng đi đúng đắn để có thể thực hiện được điều đó.

Làm điều bạn thích: Nếu bạn không đặt hết tâm huyết vào những gì mình làm thì kết quả có được sẽ rất khó như ý muốn. Trong kinh doanh cũng vậy, nếu được làm điều gì đó mà mình yêu thích sẽ giúp bạn như được tiếp thêm một nguồn động lực to lớn, để 24 giờ trôi qua đều là những giây phút vui vẻ với đam mê và cống hiến hết mình. Theo đuổi đam mê chính là đặc điểm thường thấy của các doanh nhân nổi tiếng và thành công.

Tin vào bản thân: Sự thiếu tự tin sẽ chỉ làm cho bạn cảm thấy lo sợ về những điều mà mình muốn thực hiện, vậy nên hãy tin vào chính bản thân mình. Chỉ cần có lòng tin rằng mình sẽ thành công, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn rất nhiều.

Không ngừng học hỏi: Đừng nghĩ rằng bạn biết hết tất cả, bởi vì trong cuộc sống này còn có rất nhiều điều mới lạ mà bạn cần không ngừng khám phá. Chính vì vậy, đừng quá tự mãn mà hãy liên tục cập nhật để mở mang kiến thức thông qua thực tế hoặc những cuốn sách dạy khởi nghiệp, phát triển bản thân. Mọi thứ bạn học được đều ẩn chứa cơ hội để cải thiện công việc kinh doanh cho mình.

Tiếp thu những chỉ trích: Sự tiêu cực không hẳn là xấu, quan trọng đó là bạn nhìn nhận về điều này như thế nào. Đặc biệt, những lời phê bình đôi khi sẽ mang đến rất nhiều giá trị và bài học quý giá để bạn có những thay đổi, điều chỉnh phù hợp với thị trường và khách hàng.

Liên tục lập kế hoạch: Khi bạn đã hoàn thành được một số việc, hãy quay lại bước lập kế hoạch cho các công việc tiếp theo. Điều này sẽ giúp bạn biết được mình có đang đi đúng hướng hay không, kiểm soát để có những điều chỉnh phù hợp với mục tiêu cũng như tìm kiếm thêm các cơ hội mới cho mình.

Dự đoán tương lai: Không ai biết trước được ngày mai sẽ xảy ra chuyện gì, nhưng điều đó cũng không có nghĩa là bạn cứ để mặc chờ đợi mọi chuyện sẽ tới. Thay vào đó, hãy liên tục cập nhật thông tin và học cách phát hiện xu hướng cùng tầm nhìn xa trông rộng, điều đó sẽ là một trong những yếu tố giúp bạn đi nhanh hơn đối thủ và nhìn ra được những rủi ro có thể gặp của startup là gì?

Sử dụng mạng trực tuyến: Là một nhà lãnh đạo, bạn nên không ngừng kết nối với nhân viên, khách hàng và đối tác của mình thông qua sức mạnh của truyền thông mạng xã hội. Điều này sẽ rất có lợi để bạn hiểu hơn về họ, đồng thời cũng giúp cho môi quan hệ giữa hai bên được gắn kết hơn và biết đâu còn có thể tìm kiếm được những cơ hội từ đây.

Dành thời gian để thư giãn: Chắc chắn chủ doanh nghiệp nào cũng có khối lượng công việc lớn, tuy nhiên cũng đừng quên dành cho mình thời gian để thư giãn. Bởi vì nếu như làm việc trong thời gian dài với trạng thái căng thẳng sẽ rất dễ làm bạn bị kiệt sức và nguy hiểm hơn là đưa ra các quyết định không đúng đắn đối với doanh nghiệp.
 

Tổng hợp sai lầm của startup
 

Thật sự thì để có thể khởi nghiệp thành công không phải là điều đơn giản. Có rất nhiều công ty thất bại ngay từ thời điểm đầu tiên, cũng có những công ty sau một thời gian đi vào hoạt động nhưng không thể trụ vững. Mà nguyên nhân dẫn đến điều này phần lớn đó chính là họ đã phạm phải những lỗi căn bản mà vô cùng phổ biến. Trên đây là tổng hợp sai lầm của startup khiến cho việc kinh doanh thất bại mà đội ngũ biên tập viên Phương Nam 24h muốn chia sẻ đến bạn. Hi vọng rằng qua bài viết, nếu bạn cũng đang có ý định khởi nghiệp thì cũng đã phần nào biết được mình nên làm gì để giúp cho doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển trong tương lai.

Nội dung liên quan

Tin Kinh doanh khác

Target là gì? Hướng dẫn target thị trường mục tiêu hiệu quả

Target là gì? Hướng dẫn target thị trường mục tiêu hiệu quả

Target là bước quan trọng mà mọi doanh nghiệp không nên bỏ qua để định hình chiến lược kinh doanh cũng như tối ưu hóa hiệu quả tiếp thị.
Cross selling là gì? Bí quyết cross sell trong bán hàng

Cross selling là gì? Bí quyết cross sell trong bán hàng

Dù cross selling không phải là kỹ thuật mới trong bán hàng nhưng để triển khai hiệu quả thì bạn cần nắm rõ một số nguyên tắc nhất định.  
Mở rộng thị trường là gì? Top 3 chiến lược mở rộng thị trường

Mở rộng thị trường là gì? Top 3 chiến lược mở rộng thị trường

Khi thị trường hiện tại đã “bão hòa” thì doanh nghiệp cần phải tìm kiếm những cơ hội mới để phát triển hoạt động kinh doanh của mình.  
Marketing 5.0 là gì? Khám phá sự trỗi dậy của marketing 5.0

Marketing 5.0 là gì? Khám phá sự trỗi dậy của marketing 5.0

Với sự bùng nổ của công nghệ, marketing 5.0 đã nổi lên như một cách tiếp cận mạnh mẽ để đáp ứng, làm hài lòng người tiêu dùng hiện đại.  
Doanh thu là gì? Cách tính doanh thu bán hàng chi tiết

Doanh thu là gì? Cách tính doanh thu bán hàng chi tiết

Doanh thu là gì? Tìm hiểu cách tính doanh thu bán hàng chi tiết sẽ giúp bạn dễ dàng đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.  
Doanh số là gì? 7 tuyệt chiêu thúc đẩy doanh số bán hàng

Doanh số là gì? 7 tuyệt chiêu thúc đẩy doanh số bán hàng

Doanh số là thước đo quan trọng cho hoạt động kinh doanh và có tác động đáng kể đến chiến lược dài hạn của mọi doanh nghiệp.