Thủ tục đăng ký kinh doanh cần chuẩn bị những gì?

Để công ty, doanh nghiệp được đi vào hoạt động hợp pháp trên thị trường thì một trong những điều quan trọng bạn cần làm đó là xin cấp giấy phép kinh doanh. Trong đó, tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp mà giấy tờ, thủ tục cần phải chuẩn bị cũng sẽ khác nhau. Chính vì vậy, để được cơ quan đăng ký kinh doanh thông qua và cấp duyệt giấy phép, bạn cần phải tìm hiểu trước và biết được thủ tục đăng ký kinh doanh cần chuẩn bị những gì để nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ một cách đầy đủ và kỹ lưỡng.
 

Thủ tục đăng ký kinh doanh cần chuẩn bị những gì?
 

Thủ tục đăng ký kinh doanh hộ cá thể

Đối với trường hợp buôn bán theo dạng hộ cá thể, bạn cần phải gửi hồ sơ xin giấy phép kinh doanh đến Phòng Kinh tế hoặc Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp quận / huyện nơi thực hiện hoạt động kinh doanh. Trước đó, bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ thủ tục, hồ sơ bao gồm:

- Bản photo công chứng hộ khẩu, CMND / CCCD / hộ chiếu.

Nếu là chủ sở hữu cần có giấy chủ quyền nhà, nếu là địa điểm thuê cần có hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh cửa hàng.

Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh hộ cá thể chứa đầy đủ các thông tin như: tên hộ kinh doanh, địa chỉ trụ sở hộ kinh doanh; ngành, nghề kinh doanh; vốn điều lệ (vốn kinh doanh); số lượng lao động; thông tin các thành viên gia đình tham gia thành lập hộ kinh doanh.

Các điều kiện bạn phải hoàn thành đầy đủ bao gồm: nộp lệ phí đăng ký giấy phép kinh doanh, tên hộ kinh doanh đăng ký phù hợp với quy định và các ngành, nghề kinh doanh không nằm trong quy định cấm của Pháp luật. Sau khi mọi thủ tục được thực hiện đầy đủ và hợp lệ, trong khoảng từ 3 - 5 ngày làm việc, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận / huyện sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ cá thể. Trong trường hợp thủ tục đăng ký kinh doanh không hợp lệ, cơ quan đăng ký sẽ có một văn bản thông báo những nội dung cần sửa đổi để bạn tiến hành điều chỉnh và bổ sung sao cho phù hợp.
 

Xin giấy phép kinh doanh
 

Thủ tục đăng ký kinh doanh thành lập công ty

Đối với thủ tục đăng ký thành lập công ty, mỗi loại hình sẽ cần đến những giấy tờ khác nhau. Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà bạn sẽ có sự chuẩn bị sao cho hợp lệ. Cụ thể:

Hồ sơ thành lập công ty cổ phần

Công ty cổ phần là một trong những loại hình doanh nghiệp khá phổ biến hiện nay. Khi thành lập, bạn cần phải nghiên cứu và chuẩn bị đầy đủ thông tin theo quy định của Pháp luật. Trong đó, thủ tục thành lập công ty cổ phần bao gồm:

Giấy đề nghị thành lập công ty cổ phần theo mẫu.

Dự thảo điều lệ công ty cổ phần.

Danh sách cổ đông: nếu cổ đông là cá nhân thì cần có bản sao CMND / CCCD / hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân. Nếu cổ đông là tổ chức thì cần có bản sao thành lập công ty, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, văn bản ủy quyền, CMND / CCCD / hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp của người đại diện. Còn nếu cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài thì cần có bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đã được chứng thực của cơ quan tổ chức không quá ba tháng.

Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty tùy thuộc vào ngành nghề theo yêu cầu của Pháp luật.

Giấy chứng nhận hành nghề của Tổng giám đốc hoặc Giám đốc và các cá nhân khác nếu kinh doanh trong lĩnh vực yêu cầu chứng chỉ hành nghề.
 

Thủ tục để làm giấy phép kinh doanh
 

Hồ sơ thành lập công ty TNHH một thành viên

Công ty TNHH một thành viên có thể do cá nhân hoặc tổ chức làm chủ sở hữu, với mỗi đối tượng sẽ có những yêu cầu về thủ tục khác nhau. Vậy thành lập công ty TNHH cần những thủ tục gì? và giấy tờ chuẩn bị có phức tạp hay không? Câu trả lời là hồ sơ xin giấy phép kinh doanh công ty TNHH một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu gồm có:

Đơn đề nghị đăng ký thành lập công ty theo mẫu.

Bản dự thảo điều lệ công ty.

Danh sách thành viên sáng lập.

Bản sao công chứng các loại giấy tờ sau: CMND / CCCD / hộ chiếu / chứng thực cá nhân hợp pháp trong trường hợp do cá nhân thành lập; quyết định thành lập công ty TNHH một thành viên, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác nếu người thành lập là tổ chức; CMND / CCCD / hộ chiếu còn hiệu lực của người đại diện ủy quyền có kèm theo văn bản ủy quyền; bản sao chứng nhận đầu tư nếu doanh nghiệp thành lập được tổ chức nước ngoài hay tổ chức kinh tế thành lập hoặc đầu tư theo quy định của luật Đầu tư.

Thông tin người nộp hồ sơ.

Bìa hồ sơ, mục lục hồ sơ và giấy ủy quyền để thực hiện thủ tục.

Còn đối với công ty TNHH một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu, bạn sẽ phải chuẩn bị thủ tục cấp giấy phép kinh doanh bao gồm:

Đơn đề nghị đăng ký thành lập công ty theo mẫu.

Bản dự thảo điều lệ công ty.

Bản sao hợp lệ chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập hoặc tài liệu tương đương khác; bản sao chứng nhận đầu tư nếu doanh nghiệp do tổ chức nước ngoài hay tổ chức kinh tế thành lập hoặc đầu theo quy định của luật Đầu tư.

Văn bản ủy quyền của chủ sở hữu cho người được ủy quyền.

Bản sao công chứng các giấy tờ của cá nhân bao gồm: CMND / CCCD / hộ chiếu / chứng thực cá nhân hợp pháp của người đại diện theo ủy quyền đối với công ty TNHH một thành viên theo mô hình chủ tịch công ty.

Danh sách người đại diện theo ủy quyền và bản sao công chứng CMND / CCCD / hộ chiếu / chứng thực cá nhân hợp pháp của từng người đại diện đối với công ty quản lý theo mô hình hội đồng thành viên.

Thông tin người nộp hồ sơ.

Bìa hồ sơ, mục lục hồ sơ và giấy ủy quyền để thực hiện thủ tục.​
 

Thủ tục làm giấy phép kinh doanh
 

Hồ sơ thành lập công ty TNHH hai thành viên

Khi đăng ký xin giấy phép kinh doanh đối với công ty TNHH hai thành viên, bạn cần phải chuẩn bị các loại giấy tờ sau:

Đơn đề nghị đăng ký thành lập công ty theo mẫu.

Danh sách thành viên

Bản dự thảo điều lệ công ty.

Bản sao công chứng các loại giấy tờ sau: CMND / CCCD / hộ chiếu / chứng thực cá nhân hợp pháp trong trường hợp do cá nhân thành lập; quyết định thành lập công ty TNHH hai thành viên, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác nếu người thành lập là tổ chức; CMND / CCCD / hộ chiếu còn hiệu lực của người đại diện ủy quyền có kèm theo văn bản ủy quyền; bản sao chứng nhận đầu tư nếu doanh nghiệp thành lập được tổ chức nước ngoài hay tổ chức kinh tế thành lập hoặc đầu tư theo quy định của luật Đầu tư.

Thông tin người nộp hồ sơ.

Bìa hồ sơ, mục lục hồ sơ và giấy ủy quyền để thực hiện thủ tục.
 

Thủ tục đăng ký kinh doanh
 

Hồ sơ thành lập công ty tư nhân

Hồ sơ và thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân bạn cần phải chuẩn bị bao gồm: 

Đơn đề nghị đăng ký thành lập công ty theo mẫu.

Bản sao CMND / CCCD / hộ chiếu / chứng thực cá nhân hợp pháp.

Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền với công ty tùy thuộc vào ngành nghề theo yêu cầu của Pháp luật.

Giấy chứng nhận hành nghề của Tổng giám đốc hoặc Giám đốc và các cá nhân khác nếu kinh doanh trong lĩnh vực yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề.

Thông tin người nộp hồ sơ.

Bìa hồ sơ, mục lục hồ sơ và giấy ủy quyền để thực hiện thủ tục.
 

Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh
 

Hồ sơ thành lập công ty hợp danh

Đối với công ty hợp danh, trước khi đến nộp hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh, bạn cũng cần phải chuẩn bị đầy đủ thủ tục đăng ký kinh doanh sau:

Đơn đề nghị đăng ký thành lập công ty theo mẫu.

Dự thảo điều lệ công ty.

Danh sách đúng theo quy định về thành viên và người đại diện công ty hợp danh theo mẫu của cơ quan nhà nước ban hành.

Bản sao CMND / CCCD / hộ chiếu / chứng thực cá nhân hợp pháp của mỗi thành viên.
 

Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh
 

Khi đã hoàn tất mọi giấy tờ, thủ tục tùy thuộc vào từng loại hình kinh doanh tương ứng, bạn cần đến cơ quan đăng ký trực thuộc tỉnh / thành phố sở tại để nộp hồ sơ. Nếu hồ sơ hợp lệ, bạn sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trong trường hợp không hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ có một văn bản thông báo những nội dung cần sửa đổi để bạn tiến hành điều chỉnh và bổ sung sao cho phù hợp. Sau khi đã có giấy phép kinh doanh bạn cần thực hiện các công việc tiếp theo như:

Khắc dấu tròn doanh nghiệp và thông báo lên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.

Mở tài khoản ngân hàng và thông báo số tài khoản đến cơ quan đăng ký kinh doanh.

Đăng ký nộp thuế điện tử.

Đóng thuế môn bài.

Khai thuế ban đầu tại cơ quan thuế.

Báo cáo thuế định kỳ theo tháng, quý, năm tới cơ quan thuế nơi doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh.

Có thể thấy, để làm giấy phép kinh doanh thì việc chuẩn bị các loại giấy tờ, thủ tục nếu như đã nắm rõ cũng không quá phức tạp. Tùy vào từng loại hình kinh doanh mà một bộ hồ sơ sẽ có những yêu cầu khác nhau. Chỉ cần bạn chịu khó tìm hiểu kỹ, chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ liên quan thì quá trình xin cấp giấy phép sẽ diễn ra dễ dàng hơn. Hi vọng rằng qua những chia sẻ từ đội ngũ biên tập viên Phương Nam 24h, bạn đã biết mình cần phải làm những gì để việc xét duyệt hồ sơ được thực hiện nhanh chóng và thuận lợi.

Nội dung liên quan

Tin Kinh doanh khác

CPI là gì? Cách tính CPI chỉ số giá tiêu dùng chính xác

CPI là gì? Cách tính CPI chỉ số giá tiêu dùng chính xác

Chỉ số giá tiêu dùng CPI là là thước đo quan trọng để đánh giá mức độ lạm phát, đo lường chi phí sinh hoạt và điều chỉnh lương.
Hoạch định là gì? Vai trò và phương pháp hoạch định chiến lược

Hoạch định là gì? Vai trò và phương pháp hoạch định chiến lược

Hoạch định là một quá trình không thể thiếu, đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng và dẫn dắt doanh nghiệp đi đến thành công.
Sampling là gì? Bí quyết triển khai product sampling hiệu quả

Sampling là gì? Bí quyết triển khai product sampling hiệu quả

Product sampling hình thức marketing tạo trải nghiệm độc đáo cho khách hàng và nâng cao nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp.
Top 9 trang web rao vặt miễn phí nổi tiếng nhất hiện nay

Top 9 trang web rao vặt miễn phí nổi tiếng nhất hiện nay

Thị trường rao vặt trực tuyến Việt Nam đang có tốc độ tăng trưởng kinh ngạc bởi sự bùng nổ của các trang web rao vặt miễn phí.  
Budget là gì? Hướng dẫn lập kế hoạch ngân sách hiệu quả

Budget là gì? Hướng dẫn lập kế hoạch ngân sách hiệu quả

Hiểu rõ budget và cách lập kế hoạch ngân sách hiệu quả để nắm rõ từng bước quan trọng nhằm xây dựng và quản lý ngân sách thành công.
Chi phí cơ hội là gì? Đặc điểm, cách tính và ứng dụng

Chi phí cơ hội là gì? Đặc điểm, cách tính và ứng dụng

Hiểu rõ các đặc điểm, lợi ích, cách tính chi phí cơ hội và ứng dụng thực tế sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định sáng suốt, hiệu quả hơn.