Trong những năm gần đây, đại dịch Covid-19 đã gây ra không ít tác động tiêu cực đến nền kinh tế thế giới nói chung và nước ta nói riêng. Nhiều công ty, doanh nghiệp bị ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và thậm chí là rơi vào tình trạng khủng hoảng. Nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, Nhà nước đã đưa ra nhiều chính sách ưu đãi cho các tổ chức, doanh nghiệp, đặc biệt là đơn vị mới thành lập với mục đích giảm bớt những khó khăn về tài chính. Vậy thì các doanh nghiệp mới thành lập được hưởng những ưu đãi gì?
- 1. Ưu đãi về thuế môn bài
- 2. Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp
- 3. Gia hạn đóng một số loại thuế, phí
- 4. Chính sách hỗ trợ lãi suất tín dụng
- 5. Chính sách giải ngân đầu tư công
- 6. Phát triển thị trường vốn, kênh huy động vốn cho doanh nghiệp
- 7. Chỉ thị ưu đãi cho ngân hàng Nhà nước
- 8. Chính sách cho các doanh nghiệp sử dụng lao động nữ
- 9. Ưu đãi cho doanh nghiệp sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số
1. Ưu đãi về thuế môn bài
Doanh nghiệp mới thành lập được hưởng ưu đãi gì về thuế môn bài? Luật thuế môn bài 2021 miễn lệ phí môn bài 1 năm cho doanh nghiệp mới thành lập (được cấp mã số thuế mới, mã doanh nghiệp mới) hoặc cho hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân lần đầu ra hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời, doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển từ hộ kinh doanh cũng được miễn lệ phí môn bài 3 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu. Bên cạnh đó, còn có thêm các chính sách ưu đãi cho những trường hợp đặc biệt như: doanh nghiệp trên địa bàn miền núi, hộ kinh doanh nuôi trồng và đánh bắt hải sản,….
2. Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) được tính dựa trên khoản lợi nhuận mà công ty có được không bao gồm các chi phí. Đây là nghĩa vụ cơ bản mà mọi doanh nghiệp phải thực hiện trong suốt quá trình hoạt động. Vậy doanh nghiệp mới thành lập được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong bao lâu?
Luật thuế thu nhập doanh nghiệp có quy định ưu đãi về thuế suất với mức 10% hoặc 20% tùy từng trường hợp cho các doanh nghiệp. Nhà nước đưa ra nhiều công văn hỗ trợ doanh nghiệp mới thành lập được miễn thuế TNDN và giảm thuế theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp với 3 chính sách. Trong đó, điều kiện áp dụng giảm thuế và mức thuế suất khác nhau đối với mỗi doanh nghiệp:
- Miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo nếu thu nhập của doanh nghiệp có được từ thực hiện dự án đầu tư trong thời hạn 15 năm và đối với doanh nghiệp có thu nhập từ thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực xã hội hóa tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.
- Miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 5 năm tiếp theo đối với doanh nghiệp có thu nhập từ việc thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực xã hội hóa tại địa bàn không thuộc danh mục có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn.
- Miễn thuế 2 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo đối với doanh nghiệp có thu nhập từ dự án đầu tư mới được áp dụng thuế suất ưu đãi 17% trong vòng 10 năm và đối với doanh nghiệp có thu nhập từ dự án đầu tư mới tại khu công nghiệp.
3. Gia hạn đóng một số loại thuế, phí
Nghị định số 41/2020/NĐ-CP của Chính phủ cho phép gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất 5 tháng cho các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh, hộ gia đình, tổ chức theo quy định của Pháp luật. Bên cạnh đó còn có quy định gia hạn thời gian miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp 5 năm theo Nghị quyết 55/2010/QH12, Nghị quyết 28/2026/QH14 và Nghị quyết 107/2020/QH14. Theo đó, các cá nhân, tổ chức kinh tế, hộ gia đình được Nhà nước giao đất để sản xuất nông nghiệp sẽ được gia hạn thuế sử dụng đất đến hết năm 2025. Ngoài ra doanh nghiệp mới thành lập được miễn thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt,... để có thể yên tâm hơn trong việc thực hiện kinh doanh.
4. Chính sách hỗ trợ lãi suất tín dụng
Từ năm 2020, Ngân hàng Nhà nước đã nhiều lần điều chỉnh lãi suất điều hành như: lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay, lãi suất tái chiết khấu,… để hỗ trợ doanh nghiệp. Vậy đối với công ty mới thành lập được ưu đãi gì?
- Lãi suất tái cấp vốn giảm từ 4.5% / năm xuống 4.0% / năm.
- Lãi suất tái chiết khấu giảm từ 3.0% / năm xuống còn 2.5% / năm.
- Lãi suất chào mua giấy tờ thông qua nghiệp vụ thị trường mở giảm từ 3% / năm xuống 2.5% / năm.
- Lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND giảm 0.5% / năm.
Ngoài ra, còn rất nhiều mức lãi suất hấp dẫn khác để doanh nghiệp có thể cân nhắc và lựa chọn chính sách hỗ trợ sao cho phù hợp.
5. Chính sách giải ngân đầu tư công
Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ban hành hướng dẫn Luật đầu tư công và Nghị quyết số 84/NQ-CP đã nêu rõ các giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công. Trong đó bao gồm các quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng ngân sách Nhà nước, quy định về kế hoạch đầu tư công trung hạn, hàng năm, vốn ODA,.... Những quy định này đã tháo gỡ không ít khó khăn cho nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là những đơn vị mới thành lập.
6. Phát triển thị trường vốn, kênh huy động vốn cho doanh nghiệp
Nghị định 81/2020/NĐ-CP đã được sửa đổi và bổ sung quy định giao dịch, xử phạt, công bố thông tin,… đối với doanh nghiệp. Nhờ đó, việc phát hành và huy động vốn trái phiếu sẽ được thực hiện rõ ràng, minh bạch nhằm giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận, thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài hơn.
7. Chỉ thị ưu đãi cho ngân hàng Nhà nước
Công ty mới thành lập được ưu đãi gì khi vay vốn? Ngân hàng Nhà nước hiện nay có nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp mới thành lập vay vốn. Theo đó, các thủ tục vay sẽ được đơn giản hóa hơn, có thêm nhiều gói, quỹ tín dụng cùng các quỹ giúp đỡ doanh nghiệp trong giai đoạn dịch Covid-19 làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế. Ngoài ra, công ty còn được hưởng các chính sách đầu tư hỗ trợ vay vốn, ươm mầm, kỹ thuật, phát triển thêm quỹ đầu tư cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong từng thời kỳ, Chính phủ sẽ quyết định chính sách cấp bù lãi suất đối với khoản vay của công ty nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, việc này được thực hiện thông qua các tổ chức tín dụng.
8. Chính sách cho các doanh nghiệp sử dụng lao động nữ
Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, xây dựng, vận tải sẽ được hưởng chính sách sử dụng lao động nữ. Cụ thể, đơn vị được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tương ứng với số tiền thực chi thêm cho lao động nữ trong trường hợp:
- Sử dụng từ 10 đến 100 lao động nữ, trong đó số lao động nữ chiếm trên 50% tổng lao động có mặt thường xuyên.
- Sử dụng thường xuyên trên 100 lao động nữ và chiếm trên 30% tổng số lao động có mặt thường xuyên của doanh nghiệp.
9. Ưu đãi cho doanh nghiệp sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số
Theo điểm 2.9 Khoản 2 Điều 6 của Thông tư 78/2014/TT-BTC, nếu lực lượng lao động của đơn vị là người dân tộc thiểu số thì sẽ được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tương ứng với số tiền thực chi thêm cho lao động là người dân tộc thiểu số.
Trên đây là những nội dung chia sẻ của đội ngũ biên tập viên Phương Nam 24h để bạn biết được doanh nghiệp mới thành lập được miễn thuế bao lâu và hưởng những chính sách ưu đãi gì. Theo đó, tùy thuộc vào mỗi chính sách ở thời điểm khác nhau sẽ có văn bản ban hành luật kèm theo điều kiện, mức độ áp dụng riêng cho từng trường hợp.