Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì? Cách tính thuế TNDN như thế nào?

Mỗi doanh nghiệp sẽ có bộ phận chịu trách nhiệm xử lý các công việc tính thuế và quyết toán thuế. Trong đó, thuế thu nhập doanh nghiệp là một trong những khoản thuế mà doanh nghiệp phải nộp. Tuy nhiên, đối với một số doanh nghiệp khi vừa mới thành lập thường gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết vấn đề về loại thuế này. Vậy thuế thu nhập doanh nghiệp là gì? Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp như thế nào? Việc tìm hiểu và nắm rõ quy định về thuế có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của một doanh nghiệp. Không chỉ vậy, thuế thu nhập doanh nghiệp còn là công cụ hữu hiệu góp phần trong việc điều chỉnh nguồn thu ngân sách của Nhà nước.
 

Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì? Cách tính thuế TNDN như thế nào?
 

Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?

Hiện nay, các văn bản Pháp luật tại Việt Nam chưa đưa ra khái niệm cụ thể về thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN). Tuy nhiên, bạn có thể hiểu rằng thuế TNDN là một loại thuế trực thu, đánh thẳng trực tiếp vào khoản thu nhập mà doanh nghiệp phải chịu, bao gồm thu nhập từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ và thu nhập khác đúng theo quy định Pháp luật.
 

Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?
 

Đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp?

Đối tượng nộp thuế TNDN là các tổ chức có hoạt động sản xuất, hàng hóa, dịch vụ phải đóng thuế theo quy định. Theo Thông tư 78/2014/TT-BTC, hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ thì đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm:

- Mọi doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Pháp luật Việt Nam phải nộp thuế với khoản thu nhập doanh nghiệp chịu thuế phát sinh ở bất kỳ đâu, không chỉ tại lãnh thổ Việt Nam.

- Các doanh nghiệp thành lập theo quy định của luật pháp nước ngoài (doanh nghiệp nước ngoài) có hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, phải nộp thuế với khoản thu nhập doanh nghiệp chịu thuế phát sinh ở bất kỳ đâu, không chỉ tại Việt Nam.

- Các tổ chức, doanh nghiệp thành lập theo quy định của Luật hợp tác xã.

- Các đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của luật Việt Nam.

- Những tổ chức khác hoạt động kinh doanh, sản xuất có thu nhập.

Ngoài ra, thuế TNDN còn áp dụng với đối tượng là cá nhân người Việt Nam có kinh doanh sản phẩm hàng hóa, dịch vụ thuộc các tiêu chí sau:

- Cá nhân và nhóm cá nhân hoạt động kinh doanh.

- Hộ kinh doanh cá thể.

- Cá nhân hành nghề độc lập, không có văn phòng, địa điểm hành nghề cố định thuộc đối tượng kinh doanh phải đăng ký nộp thuế TNDN với cơ quan thuế.

- Cá nhân cho thuê nhà đất, phương tiện giao thông vận tải, máy móc, thiết bị,...và các loại tài sản khác.

- Cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam (không phân biệt hoạt động kinh doanh) hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.
 

Đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp
 

Vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?

- Thuế TNDN phản ánh tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, giúp thúc đẩy đầu tư và phát triển các dự án kinh tế - xã hội.

- Thuế TNDN giúp ngân sách của Nhà nước được đảm bảo nguồn thu tuyệt đối. Ngoài ra, thuế TNDN còn góp phần đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của Chính phủ.

- Loại thuế này còn phản ánh khoản thu nhập đã, đang và sẽ phát sinh của các doanh nghiệp hoạt động trên thị trường;

- Khuyến khích những nhà đầu tư đầu tư vào Việt Nam thông qua ưu đãi về thuế suất thuế TNDN.

- Thuế TNDN góp một phần không nhỏ trong việc thu hẹp khoảng cách giữa đầu tư trong và ngoài nước, giữa doanh nghiệp Nhà nước với doanh nghiệp tư nhân. Qua đó giúp nền kinh tế đất nước phát triển một cách đồng đều.

- Nâng cao sức cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp trên thị trường. Điều này hoàn toàn phù hợp với chủ trương phát triển của Chính phủ nước ta hiện nay.
 

Thuế thu nhập doanh nghiệp
 

Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp như thế nào?

Theo phương pháp tính thuế TNDN mới nhất, doanh nghiệp sẽ không phải làm tờ khai tạm tính thuế TNDN theo quý, mà chỉ cần tính ra số tiền và nộp theo số tạm tính đó. Đến cuối năm thì bạn sẽ làm tờ khai quyết toán thuế TNDN. Vậy thuế thu nhập doanh nghiệp được tính như thế nào?

1. Theo quy định tại điều 1 Thông tư 96/2015/TT-BTC của Bộ tài chính, công thức tính thuế thu nhập mà doanh nghiệp phải nộp được tính như sau:

Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất thuế TNDN

2. Nếu doanh nghiệp có trích lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ (KHCN) thì công thức tính thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:

Thuế TNDN phải nộp = (Thu nhập tính thuế - Phần trích lập quỹ KHCN) x Thuế suất thuế TNDN

Cách xác định thu nhập tính thuế:

- Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - (Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển)

- Thu nhập chịu thuế = (Doanh thu - Chi phí được trừ) + Các khoản thu nhập chịu thuế khác
 

Quy định thuế thu nhập doanh nghiệp
 

Hiện nay, tất cả các doanh nghiệp đang áp dụng mức thuế suất 20% và 22% sẽ chuyển sang áp dụng mức thuế suất 20%. Thuế suất thuế TNDN đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí tại Việt Nam sẽ dao động từ 32% - 50%. Thuế suất thuế TNDN đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác mỏ tài nguyên quý hiếm như: bạch kim, vàng, bạc, đá quý, đất hiếm trừ dầu khí,...áp dụng thuế suất 50%. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 40% được áp dụng đối với trường hợp các mỏ tài nguyên quý hiếm có từ 70% diện tích trở lên ở khu vực có điều kiện khó khăn thuộc danh mục địa bàn ưu đãi về thuế TNDN theo Nghị định số 218/2013/NĐ-CP của Chính phủ.

Thuế TNDN đối với cơ sở thực hiện xã hội hóa chưa truy thu

Theo Thông tư 71/2021/TT-BTC, Nghị quyết 63/NQ-CP ngày 25/5/2014 có hiệu lực thi hành 1/11/2021 quy định thuế thu nhập doanh nghiệp đối với cơ sở thực hiện xã hội hóa chưa truy thu như sau:

- Cơ sở thực hiện xã hội hóa (hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường,...) được thành lập trước ngày 22/07/2016, có thu nhập từ hoạt động xã hội hóa sẽ có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế TNDN. Cơ sở này được hưởng ưu đãi thuế TNDN cho khoảng thời gian còn lại theo quy định của Pháp luật từ khi đáp ứng đủ điều kiện theo quyết định của Thủ tướng trong từng thời kỳ. Trong đó có các quyết định gồm: 1466/QĐ-TTg ngày 10/10/2008, 693/QĐ-TTg ngày 06/5/2013, 1470/QĐ-TTg ngày 22/7/2016.

- Cơ sở không đáp ứng các điều kiện theo quyết định trên thì thực hiện kê khai bổ sung số thuế thu nhập doanh nghiệp còn thiếu (nếu có). Sau đó tự tính số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp hoặc cơ quan thuế thực hiện truy thu đến khi đáp ứng điều kiện tại các quyết định nêu trên. Nếu cơ sở thực hiện xã hội hóa có thuế TNDN phát sinh thì sẽ không bị phạt vi phạm Pháp luật về thuế và không phải tính tiền chậm nộp dựa trên số tiền thu nhập doanh nghiệp tạm thời chưa truy thu đến 1/11/2021. Kể từ ngày 2/11/2021, cơ sở thực hiện xã hội hóa nào chưa nộp thuế TNDN tạm thời chưa thu thì phải nộp khoản tiền chậm nộp dựa trên số tiền thuế chưa nộp và bị xử phạt vi phạm Pháp luật về thuế.

Thuế TNDN được xem là một trong những loại thuế có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh nguồn thu ngân sách của Nhà nước. Trên đây là một số quy định thuế thu nhập doanh nghiệp mà đội ngũ biên tập viên Phương Nam 24h muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, bạn sẽ biết thuế thu nhập doanh nghiệp là gì và được tính như thế nào để có thể thực hiện theo đúng quy định của Pháp luật. Cảm ơn các bạn đã xem bài viết!

Nội dung liên quan

Tin Kinh doanh khác

Chi phí ẩn trong kinh doanh: Hiểu đúng để quyết định đúng

Chi phí ẩn trong kinh doanh: Hiểu đúng để quyết định đúng

Implicit cost là chi phí ẩn không thể hiện trực tiếp trong sổ sách kế toán nhưng ảnh hưởng đáng kể đến quyết định của doanh nghiệp.
Đón đầu 8 xu hướng kinh doanh 2025 để làm chủ cuộc chơi

Đón đầu 8 xu hướng kinh doanh 2025 để làm chủ cuộc chơi

Nắm bắt xu hướng kinh doanh 2025 là cơ hội để doanh nghiệp cải thiện chiến lược và tối ưu mô hình kinh doanh trong kỷ nguyên số.
GDPR là gì? Giải mã những kiến thức quan trọng về GDPR

GDPR là gì? Giải mã những kiến thức quan trọng về GDPR

GDPR là quy định của Liên minh Châu Âu yêu cầu doanh nghiệp tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chuẩn về các quyền riêng tư của cá nhân.
Định vị sản phẩm là gì? Các chiến lược định vị sản phẩm

Định vị sản phẩm là gì? Các chiến lược định vị sản phẩm

Chiến lược định vị sản phẩm giúp doanh nghiệp nổi bật trên thị trường, tạo ấn tượng trong tâm trí khách hàng và tăng khả năng cạnh tranh.
Tuyển tập những câu chúc Tết khách hàng, đối tác ý nghĩa nhất

Tuyển tập những câu chúc Tết khách hàng, đối tác ý nghĩa nhất

Lời chúc Tết khách hàng, đối tác là nét đẹp truyền thống gắn kết bền chặt, gửi gắm niềm tri ân và hi vọng khởi đầu năm mới đầy may mắn.
Điểm chạm khách hàng là gì? Các loại customer touch points

Điểm chạm khách hàng là gì? Các loại customer touch points

Điểm chạm khách hàng (touch points) rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp trải nghiệm khách hàng xuyên suốt hành trình mua sắm.