Các loại thuế hộ kinh doanh cá thể phải nộp

Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Do loại hình kinh doanh này không giới hạn địa điểm, số lượng lao động và chế độ thuế, lệ phí cũng đơn giản hơn doanh nghiệp nên số lượng hộ kinh doanh cá thể được thành lập ngày càng nhiều. Tuy nhiên, với những người mới kinh doanh thì việc tìm hiểu các loại thuế hộ kinh doanh cá thể phải nộp là rất cần thiết, giúp quá trình kinh doanh diễn ra thuận lợi, đúng thủ tục và quy định Pháp luật về nghĩa vụ thuế.
 

Các loại thuế hộ kinh doanh cá thể phải nộp
 

Thuế khoán hộ kinh doanh cá thể

Mức thuế khoán hộ kinh doanh cá thể là tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách Nhà nước phải nộp từ hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo phương pháp khoán do cơ quan thuế xác định, dựa vào quy định tại Điều 51 Luật Quản lý thuế.

Phương pháp khoán được áp dụng đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thuộc trường hợp nộp thuế theo phương pháp kê khai và không thuộc trường hợp nộp thuế theo từng lần phát sinh.

Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế kinh doanh theo phương pháp khoán (hộ khoán) không phải thực hiện chế độ kế toán. Hộ khoán sử dụng hóa đơn lẻ phải lưu trữ và xuất trình cho cơ quan thuế các hóa đơn, chứng từ, hợp đồng, hồ sơ chứng minh hàng hóa, dịch vụ hợp pháp khi đề nghị cấp, bán lẻ hóa đơn theo từng lần phát sinh. Riêng trường hợp hộ khoán kinh doanh tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu trên lãnh thổ Việt Nam phải thực hiện việc lưu trữ hóa đơn, chứng từ, hợp đồng, hồ sơ chứng minh hàng hóa hợp pháp và xuất trình khi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.

Hộ khoán kinh doanh không trọn năm (không đủ 12 tháng trong năm dương lịch) bao gồm: Hộ khoán mới ra kinh doanh, hộ khoán kinh doanh thường xuyên theo thời vụ, hộ khoán ngừng, tạm ngừng kinh doanh. Đối với hộ khoán kinh doanh không trọn năm phải có mức doanh thu từ 100 triệu đồng / năm trở xuống để xác định hộ khoán không phải nộp thuế GTGT, không phải nộp thuế TNCN. Doanh thu tính thuế thực tế để xác định mức thuế khoán phải nộp trong năm là doanh thu tương ứng với số tháng thực tế kinh doanh.

Tóm lại, các loại thuế hộ kinh doanh cá thể phải nộp hiện nay bao gồm: thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng (VAT) và thuế thu nhập cá nhân. Những hộ kinh doanh cá thể nếu có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống sẽ được miễn thuế không phải nộp. Còn đối với hộ kinh doanh cá thể nếu có doanh thu trên 100 triệu đồng / năm sẽ phải nộp thuế môn bài, thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng. Ngoài các loại thuế nêu trên, hộ kinh doanh cá thể còn có thể phải nộp thuế bảo vệ môi trường, thuế tài nguyên,...nếu kinh doanh hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế của các luật này.
 

Các loại thuế hộ kinh doanh phải nộp
 

Cách tính thuế khoán cho hộ kinh doanh cá thể

1. Thuế môn bài

Thuế môn bài được hiểu đơn giản là mức thuế doanh nghiệp phải đóng hàng năm dựa vào vốn điều lệ được ghi trên giấy phép kinh doanh. Căn cứ theo Nghị định số 22/2020/NĐ-CP và Thông tư số 65/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính có quy định hộ kinh doanh áp dụng mức thu lệ phí môn bài. Theo đó, hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán sẽ được miễn lệ phí môn bài bao gồm:

- Hộ kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu trở xuống trong 1 năm.

- Hộ kinh doanh có địa điểm kinh doanh không thường xuyên, không có địa điểm cố định.

- Hộ kinh doanh sản xuất muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá.

- Miễn lệ phí môn bài cho năm đầu tiên thành lập (từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12) nếu thành lập sau ngày 25/02/2020.

Ngoài trường hợp trên, mức thu thuế hộ kinh doanh cá thể thuộc diện phải nộp lệ phí môn bài như sau:

- Doanh thu từ trên 500 triệu đồng / năm: lệ phí môn bài 1.000.000 đồng / năm.

- Doanh thu từ 300 đến 500 triệu đồng / năm là: lệ phí môn bài 500.000 đồng / năm.

- Doanh thu từ trên 100 đến 300 triệu đồng / năm là: lệ phí môn bài 300.000 đồng / năm.
 

Thuế khoán hộ kinh doanh
 

2. Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân

- Thuế giá trị gia tăng: Là loại thuế gián thu, được cộng vào giá bán hàng hóa, dịch vụ và do người tiêu dùng trả khi sử dụng sản phẩm đó. Mặc dù người tiêu dùng mới chính là người chi trả thuế giá trị gia tăng, nhưng người trực tiếp thực hiện nghĩa vụ đóng thuế với Nhà nước lại là đơn vị sản xuất, kinh doanh.

- Thuế thu nhập cá nhân: Là khoản tiền mà người có thu nhập phải trích nộp trong một phần tiền lương hoặc từ các nguồn thu khác vào ngân sách nhà nước sau khi đã được giảm trừ. Thuế thu nhập cá nhân không đánh vào những cá nhân có thu nhập thấp. Do đó, khoản thu này sẽ công bằng với mọi đối tượng trong, góp phần làm giảm khoảng cách chênh lệch giữa các tầng lớp trong xã hội.

Theo quy định tại khoản 1 điều 2 Thông tư 92/2015/TT - BTC quy định về nguyên tắc áp dụng phương pháp tính thuế kinh doanh hộ gia đình theo phương pháp khoán như sau:

- Cá nhân nộp thuế theo phương pháp khoán (gọi là cá nhân nộp thuế khoán) là cá nhân kinh doanh có phát sinh doanh thu từ kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh trừ cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh, cho thuê tài sản, làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp.

- Đối với cá nhân nộp thuế khoán thì mức doanh thu từ 100 triệu đồng / năm trở xuống, cá nhân không phải nộp thuế giá trị gia tăng, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán kinh doanh không trọn năm bao gồm: Cá nhân mới ra kinh doanh, cá nhân kinh doanh thường xuyên theo thời vụ, cá nhân ngừng / nghỉ kinh doanh thì mức doanh thu dưới 100 triệu đồng để xác định cá nhân không phải nộp thuế giá trị gia tăng, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Nếu cá nhân nộp thuế khoán sẽ được cơ quan thuế thông báo số thuế khoán phải nộp. Nếu kinh doanh không trọn năm thì cá nhân sẽ được giảm thuế khoán phải nộp tương ứng với số tháng ngừng/nghỉ kinh doanh.
 

Cách tính thuế khoán cho hộ kinh doanh cá thể
 

Như vậy, hộ kinh doanh cá thể chỉ phải nộp thuế thu nhập cá nhân (TNCN), thuế giá trị gia tăng (GTGT) khi doanh thu trên 100 triệu đồng / năm. Cách tính thuế khoán cho hộ kinh doanh cá thể như sau:

- Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT.

- Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN.

Trong đó:

- Doanh thu tính thuế là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế bao gồm cả doanh thu khoán và doanh thu trên hóa đơn (đối với cá nhân kinh doanh sử dụng hoá đơn của cơ quan thuế).

- Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu gồm tỷ lệ thuế giá trị gia tăng và tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân áp dụng đối với từng lĩnh vực ngành nghề như sau:

+ Phân phối, cung cấp hàng hóa: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 1%, tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 0,5%.

+ Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 5%, tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 2%.

Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 3%, tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 1,5%.

+ Hoạt động kinh doanh khác: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 2%, tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 1%.

Trường hợp cá nhân kinh doanh nhiều lĩnh vực, ngành nghề thì cá nhân thực hiện khai và tính thuế theo tỷ lệ thuế tính trên doanh thu áp dụng đối với từng lĩnh vực, ngành nghề. Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế của từng lĩnh vực, ngành nghề hoặc xác định không phù hợp với thực tế kinh doanh thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán của từng lĩnh vực, ngành nghề theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Trên đây là các loại thuế mà hộ kinh doanh phải nộp. Theo đó, mỗi hộ kinh doanh cá thể có thu nhập 100 triệu đồng / tháng trở lên phải nộp 3 loại thuế chính là thuế môn bài, thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, bạn đã biết thuế hộ kinh doanh gia đình nhỏ lẻ phải nộp theo quy định của Nhà nước là gì và cách tính như thế nào. Cảm ơn các bạn đã xem bài viết!

Nội dung liên quan

Tin Kinh doanh khác

CSR là gì? Từ A - Z về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

CSR là gì? Từ A - Z về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

CSR (corporate social responsibility) là chiến lược giúp doanh nghiệp đáp ứng kỳ vọng của các bên liên quan và phát triển bền vững.
Cách phân tích đối thủ cạnh tranh để tối ưu hóa thị phần

Cách phân tích đối thủ cạnh tranh để tối ưu hóa thị phần

Phân tích đối thủ cạnh tranh không chỉ là thu thập thông tin mà còn cả quá trình rút ra bài học để xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả.
Lợi thế cạnh tranh là gì? Các mô hình lợi thế cạnh tranh

Lợi thế cạnh tranh là gì? Các mô hình lợi thế cạnh tranh

Trong thị trường kinh doanh, lợi thế cạnh tranh không chỉ là chìa khóa giúp doanh nghiệp tồn tại mà còn quyết định sự phát triển bền vững.
IMC là gì? Giải mã 8 công cụ truyền thông marketing tích hợp

IMC là gì? Giải mã 8 công cụ truyền thông marketing tích hợp

Giải mã IMC và cách kết hợp các phương tiện truyền thông marketing tích hợp để xây dựng thông điệp nhất quán, tạo dấu ấn khó quên.
Customer experience là gì? Các yếu tố then chốt định hình CX

Customer experience là gì? Các yếu tố then chốt định hình CX

Tại sao một số thương hiệu luôn được khách hàng yêu thích và trung thành? Bí quyết nằm ở CX - trải nghiệm khách hàng mà họ mang lại.
SBU là gì? Bí quyết áp dụng chiến lược cấp đơn vị kinh doanh

SBU là gì? Bí quyết áp dụng chiến lược cấp đơn vị kinh doanh

80% tập đoàn lớn trên thế giới đã áp dụng chiến lược cấp đơn vị kinh doanh SBU để tăng cường hiệu quả kinh doanh, tối đa hóa lợi nhuận.