Để tạo ra nguồn thu nhập, hiện nay nhiều hộ gia đình đã lựa chọn phương án tự kinh doanh tại nhà với quy mô nhỏ. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều người băn khoăn không biết kinh doanh như thế nào thì được gọi là nhỏ lẻ? Kinh doanh nhỏ lẻ liệu có phải đăng ký hay nộp thuế không? Trong bài này, hãy cùng Phương Nam 24h tìm hiểu xem kinh doanh nhỏ lẻ là gì? Luật quy định về kinh doanh nhỏ lẻ quy định như thế nào?
Kinh doanh nhỏ lẻ là gì?
Hiện nay, có rất nhiều hộ gia đình, kinh doanh độc lập dưới hình thức cá thể thì được coi là kinh doanh lẻ. Các hộ kinh doanh này thường không có tư cách pháp nhân; Không thuộc các hình thức doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; Sử dụng dưới 10 lao động; Do một hoặc một vài cá nhân có đủ năng lực hành vi dân sự hay một hộ gia đình làm chủ; Chỉ đăng ký kinh doanh tại 1 địa điểm duy nhất và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình với hoạt động kinh doanh (tiệm tạp hóa, quán ăn,…).
Ngoài ra, tại Điều 3, Nghị định 39/2007/NĐ-CP có nêu rõ về các cá nhân tự mình thực hiện một, một số hoặc toàn bộ hoạt động thương mại nhằm mục đích sinh lợi và không thuộc trường hợp phải đăng ký kinh doanh, không gọi là “thương nhân” thì được xem là kinh doanh nhỏ lẻ, cụ thể:
- Người buôn bán hàng rong không có địa điểm cố định.
- Buôn bán những vật dụng vặt, nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định.
- Bán quà vặt, đồ ăn, nước uống có hoặc không có địa điểm cố định.
- Buôn chuyển cho người mua hoặc người bán lẻ khác.
- Thực hiện dịch vụ: Đánh giày, rửa xe, giữ xe, sửa khóa, bán vé số, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh,…có hoặc không có địa điểm cố định.
- Các hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.
Luật quy định về kinh doanh nhỏ lẻ
Thuế và đăng ký giấy phép kinh doanh là 2 vấn đề được hầu hết các cá nhân cũng như hộ kinh doanh nhỏ lẻ quan tâm. Tùy vào lĩnh vực kinh doanh, sinh lời tạo ra mà các hộ kinh doanh nhỏ lẻ sẽ phải đăng ký hoặc đóng thuê theo quy định. Cụ thể:
1. Về đăng ký giấy phép kinh doanh
- Trường hợp cần đăng ký kinh doanh: Hộ kinh doanh thực hiện hoạt động thương mại thuộc các ngành nghề có điều kiện mà pháp luật quy định (dịch vụ cầm đồ, sản xuất con dấu, luật sư,…).
- Trường hợp không cần đăng ký kinh doanh: Hộ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và các trường hợp quy định tại Điều 3, Nghị định 39/2007/NĐ-CP.
2. Về thuế phí kinh doanh
Tại Khoản 3, Điều 5, Nghị định 39/2007/NĐ-CP có quy định, cá nhân hoạt động kinh doanh phải tuân thủ về thuế, giá và phí liên quan đến dịch vụ mà mình kinh doanh. Cụ thể:
- Đối với trường hợp kinh doanh nhỏ lẻ có doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm sẽ không phải đóng thuế.
- Trường hợp sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà có dưới 02 lao động trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thì không phải cấp giấy chứng nhận cơ sở có đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
- Nếu kinh doanh về dịch vụ ăn uống, thực phẩm thì cá nhân phải đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
Trên đây là các quy định kinh doanh nhỏ lẻ hiện hành mà đội ngũ biên tập viên chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, các bạn đã biết kinh doanh nhỏ lẻ có phải nộp thuế và đăng ký hay không, từ đó thực hiện theo quy định để không vi phạm Pháp luật.