Các bước làm thủ tục thành lập công ty cổ phần

Công ty cổ phần (CTCP) là một loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay và được nhiều cá nhân, tổ chức lựa chọn để mở ra khi có ý định khởi nghiệp cũng như phát triển kinh doanh theo hướng chuyên nghiệp, quy mô lớn. Nguồn vốn của công ty cổ phần sẽ được huy động từ một hoặc nhiều cá nhân, tổ chức. Những cá nhân và tổ chức này được gọi chung là cổ đông. Mỗi cổ đông sẽ chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ cũng như nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn đã góp. Vậy cách thức thành lập công ty cổ phần là như thế nào? Hãy cùng Phương Nam 24h tìm hiểu về quá trình cũng như các bước làm thủ tục thành lập một công ty cổ phần.
 

cách thành lập công ty cổ phần là như thế nào?
 

Thông tin và thủ tục cần chuẩn bị để thành lập Công ty cổ phần

Cũng như các loại hình doanh nghiệp khác, công ty cổ phần cần phải có người đại diện pháp luật. Tiếp đó, người đại diện trước pháp luật cũng như các cổ đông tham gia góp vốn phải cùng nhau chuẩn bị những thông tin, thủ tục xin thành lập công ty cổ phần cần thiết để tiến hành lập hồ sơ. Cụ thể:

1. Những giấy tờ cần thiết

Những giấy tờ cần thiết của người đại diện pháp luật và các cổ đông như:

- CMND hoặc thẻ căn cước công dân có thời hạn không quá 15 năm.

- Hộ chiếu công chứng không quá 3 tháng.

- Địa chỉ hộ khẩu thường trú.

- Quyết định thành lập công ty.

2. Xác định tên cho công ty

Tên công ty sẽ bao gồm 2 yếu tố đó là loại hình doanh nghiệp + Tên riêng doanh nghiệp. VD: Công ty cổ phần ABC thì Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp, ABC là tên riêng của doanh nghiệp.

Lưu ý: Tên doanh nghiệp không được trùng với các công ty đã thành lập trước. Bạn có thể tra cứu trên hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia tại website: dangkykinhdoanh.gov.vn.

cách thành lập công ty cổ phần là như thế nào?
 

3. Địa chỉ doanh nghiệp

Địa chỉ doanh nghiệp là địa chỉ thuộc quyền sử dụng pháp lý, dùng để liên lạc và phải thuộc lãnh thổ Việt Nam. Địa chỉ này phải rõ ràng, bao gồm: số nhà, ngõ, thôn, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh hoặc tỉnh thuộc trung ương.

Lưu ý: Địa chỉ chung cư dùng để ở không được dùng để làm địa chỉ doanh nghiệp. Trường hợp địa chỉ doanh nghiệp là các tòa nhà trung tâm thương mại kết hợp với chung cư thì cần phải xác định rõ thêm tầng đặt văn phòng.

4. Ngành nghề kinh doanh

Xác định rõ ngành nghề kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh. Ngành nghề đó không phải là ngành nghề bị cấm và phải thỏa mãn các điều kiện riêng để được thành lập (chứng chỉ hành nghề, giấy phép con,...).

5. Vốn điều lệ đăng ký

Nếu ngành nghề kinh doanh đăng ký yêu cầu mức vốn pháp định để hoạt động thì vốn điều lệ tối thiểu phải bằng vốn pháp định. Nếu ngành nghề không có quy định về vốn thì vốn điều lệ là tổng giá trị mệnh giá các loại đã được đăng ký mua và ghi trong điều lệ công ty tại thời điểm thành lập công ty.

Quá trình các bước làm thủ tục thành lập Công ty cổ phần

Sau khi chuẩn bị đầy đủ những thông tin cũng như thủ tục cần thiết, quá trình các bước thành lập công ty cổ phần sẽ như sau:

Bước 1: Soạn thảo và nộp hồ sơ thành lập công ty

Để thành lập công ty cổ phần, cần soạn thảo và chuẩn bị các loại giấy tờ như sau:

- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh có chữ ký của người đại diện theo pháp luật (theo mẫu).

- Danh sách cổ đông sáng lập công ty đầy đủ thông tin cá nhân, tỷ lệ góp vốn, số lượng cổ phần sở hữu có chữ ký của các cổ đông và người đại diện theo pháp luật.

- Điều lệ công ty có chữ ký của tất cả các cổ đông.

- Bản sao y chứng thực và văn bản ủy quyền của các cổ đông và đại diện Pháp luật (ở Bước 1).

Sau khi chuẩn bị đủ hồ sơ nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh - Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố nơi công ty đặt trụ sở chính (1 bộ). Nếu hồ sơ hợp lệ, sau 3 - 4 ngày làm việc Sở sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nếu hồ sơ không hợp lệ, Sở sẽ hướng dẫn hoàn thiện lại hồ sơ.

Bước 2: Làm con dấu Pháp nhân

Mang bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến cơ sở khắc dấu để thực hiện khắc con dấu cho công ty. Con dấu phải thể hiện tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp.
 

cách thành lập công ty cổ phần là như thế nào?
 

Bước 3: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia.

Bước 4: Hoàn thành các thủ tục cần thiết sau khi thành lập doanh nghiệp. Bao gồm:

- Tiến hành đăng ký khai thuế ban đầu với cơ quan thuế tại nơi đăng ký kinh doanh.

- Khai thuế qua mạng điện tử thông qua dịch vụ chữ ký số.

- Đăng bố cáo thông báo công khai trên cổng thông tin quốc gia theo trình tự.

- Nộp tờ khai và nộp thuế môn bài (theo thời hạn quy định).

- Nộp thông báo áp dụng phương pháp tính thuế GTGT.

- Làm thủ tục mua, đặt in, tự in hóa đơn GTGT.

- Dán hoặc treo “hóa đơn mẫu liên 2” tại trụ sở công ty.

Trên đây là quá trình để thành lập công ty cổ phần mà đội ngũ biên tập viên chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, các bạn đã hiểu về cách thức và các thủ tục thành lập một công ty cổ phần là như thế nào để phục vụ cho định hướng kinh doanh của mình.

Nội dung liên quan

Tin Kinh doanh khác

Cẩm nang kinh doanh hoa Tết ít vốn nhưng siêu lợi nhuận

Cẩm nang kinh doanh hoa Tết ít vốn nhưng siêu lợi nhuận

Kinh doanh hoa tươi vào dịp Tết không còn là một ý tưởng mới mẻ nhưng để thu hút khách hàng, bạn cần có chiến lược độc đáo, hiệu quả.
Khách hàng mục tiêu là gì? Tầm quan trọng và phương pháp hiệu quả

Khách hàng mục tiêu là gì? Tầm quan trọng và phương pháp hiệu quả

Khi hiểu rõ khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa các chiến lược đầu tư vào sản phẩm, marketing hay phát triển dịch vụ.
Chi phí chìm là gì? Cách tính chi phí chìm chính xác nhất

Chi phí chìm là gì? Cách tính chi phí chìm chính xác nhất

Chi phí chìm là những khoản đã phát sinh và không thể thu hồi từ quyết định kinh doanh hoặc tài chính trong hiện tại hay tương lai.
Chi phí ẩn trong kinh doanh: Hiểu đúng để quyết định đúng

Chi phí ẩn trong kinh doanh: Hiểu đúng để quyết định đúng

Implicit cost là chi phí ẩn không thể hiện trực tiếp trong sổ sách kế toán nhưng ảnh hưởng đáng kể đến quyết định của doanh nghiệp.
Đón đầu 8 xu hướng kinh doanh 2025 để làm chủ cuộc chơi

Đón đầu 8 xu hướng kinh doanh 2025 để làm chủ cuộc chơi

Nắm bắt xu hướng kinh doanh 2025 là cơ hội để doanh nghiệp cải thiện chiến lược và tối ưu mô hình kinh doanh trong kỷ nguyên số.
GDPR là gì? Giải mã những kiến thức quan trọng về GDPR

GDPR là gì? Giải mã những kiến thức quan trọng về GDPR

GDPR là quy định của Liên minh Châu Âu yêu cầu doanh nghiệp tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chuẩn về các quyền riêng tư của cá nhân.