Cơ cấu tổ chức và mô hình quản lý của công ty cổ phần

Cùng với công ty TNHH, công ty cổ phần (CP) cũng là một trong những loại hình doanh nghiệp được khá nhiều người lựa chọn mở ra để hoạt động kinh doanh. Công ty cổ phần có vốn điều lệ được chia thành những phần bằng nhau. Cổ đông có thể là nhiều tổ chức, cá nhân không hạn chế số lượng tối đa nhưng tối thiểu phải là ba. Các cổ đông của công ty CP sẽ chỉ phải chịu trách nhiệm về khoản nợ cũng như các nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi vốn đã góp. Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, công ty cổ phần sẽ là một doanh nghiệp được công nhận tư cách Pháp nhân. Vậy cơ cấu tổ chức và mô hình quản lý của một công ty cổ phần như thế nào? Hãy cùng Phương Nam 24h tìm hiểu chi tiết hơn trong bài này.
 

Cơ cấu tổ chức và mô hình quản lý của một công ty cổ phần

Cơ cấu tổ chức của công ty Cổ Phần

Theo Luật Doanh nghiệp của nhà nước ta, cơ cấu của công ty cổ phần sẽ bao gồm: Đại hội đồng cổ đông; Hội đồng quản trị; Ban giám đốc; Ban kiểm soát (đối với công ty cổ phần có trên 11 cổ đông là cá nhân, tổ chức, sở hữu trên 50% tổng cổ phần của công ty). Theo đó:

- Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của công ty cổ phần. Trong Đại hội đồng cổ đông sẽ bao gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết (cổ đông phổ thông và cổ đông ưu đãi biểu quyết). Trường hợp cổ đông là một tổ chức, tổ chức này sẽ cử ra một người đại diện để thực hiện các quyền của cổ đông theo quy định của pháp luật. Nếu trường hợp có nhiều người đứng ra đại diện thì sẽ xác định cụ thể số cổ phần và phiếu bầu để đưa ra quyết định cuối cùng.

Hội đồng quản trị là cơ quan có quyền hạn cao tiếp theo sau Đại hội đồng cổ đông. Cơ quan này sẽ có quyền quyết định các vấn đề về quyền lợi, chiến lược phát triển,...của công ty. Hội đồng quản trị sẽ bao gồm từ 3 - 11 thành viên và không nhất thiết phải là cổ đông. Nếu là cổ đông thì 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập.
 

Cơ cấu tổ chức và mô hình quản lý của một công ty cổ phần

- Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty là những người được Hội đồng quản trị bổ nhiệm. Nếu điều lệ của công ty không quy định chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật thì giám đốc, tổng giám đốc sẽ giữ vai trò này. Họ có thể là người trong Hội đồng quản trị hoặc là người được thuê về. Nhiệm vụ của giám đốc, tổng giám đốc là điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty đồng thời là người đại diện cho Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông cũng như pháp luật về các quyền và nghĩa vụ được giao cho.

- Ban kiểm soát là cơ quan bắt buộc phải có ở những công ty cổ phần có trên 11 cổ đông là cá nhân hoặc tổ chức, sở hữu trên 50% số cổ phần của công ty. Ban kiểm soát sẽ bao gồm từ 3 - 5 thành viên. Người đứng đầu cơ quan này phải là kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp, làm việc lâu năm tại công ty. Hơn một nửa thành viên của Ban kiểm soát phải thường trú ở Việt Nam.

Mô hình quản lý của một công ty Cổ Phần

Tùy theo quy mô, số lượng cổ đông và % cổ phần của cổ đông sở hữu mà cơ cấu tổ chức của các công ty cổ phần sẽ có ban kiểm soát hoặc không. Theo đó, mô hình quản lý của công ty cổ phần cũng vì vậy mà có sự khác biệt. Các công ty cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau:
 

Cơ cấu tổ chức và mô hình quản lý của một công ty cổ phần
 

- Mô hình quản lý của công ty cổ phần có trên 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần, công ty phải Ban kiểm soát.


Cơ cấu tổ chức và mô hình quản lý của một công ty cổ phần
 

- Mô hình quản lý công ty cổ phần có ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị là thành viên độc lập. Các thành viên độc lập thực hiện chức năng giám sát và tổ chức thực hiện kiểm soát đối với việc quản lý điều hành công ty.

Trên đây là cơ cấu tổ chức cũng như mô hình quản lý công ty cổ phần mà đội ngũ biên tập viên chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, các bạn đã có thêm những thông tin bổ ích về loại hình doanh nghiệp này để từ đó quyết định xem có nên thành lập và phát triển theo hướng Công ty CP hay không?

Nội dung liên quan

Tin Kinh doanh khác

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn và những mối đe dọa tiềm tàng

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn và những mối đe dọa tiềm tàng

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là ai? Học cách những thương hiệu lớn xác định và đánh giá đối thủ tiềm ẩn để áp dụng vào doanh nghiệp của bạn.
CSR là gì? Từ A - Z về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

CSR là gì? Từ A - Z về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

CSR (corporate social responsibility) là chiến lược giúp doanh nghiệp đáp ứng kỳ vọng của các bên liên quan và phát triển bền vững.
Cách phân tích đối thủ cạnh tranh để tối ưu hóa thị phần

Cách phân tích đối thủ cạnh tranh để tối ưu hóa thị phần

Phân tích đối thủ cạnh tranh không chỉ là thu thập thông tin mà còn cả quá trình rút ra bài học để xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả.
Lợi thế cạnh tranh là gì? Các mô hình lợi thế cạnh tranh

Lợi thế cạnh tranh là gì? Các mô hình lợi thế cạnh tranh

Trong thị trường kinh doanh, lợi thế cạnh tranh không chỉ là chìa khóa giúp doanh nghiệp tồn tại mà còn quyết định sự phát triển bền vững.
IMC là gì? Giải mã 8 công cụ truyền thông marketing tích hợp

IMC là gì? Giải mã 8 công cụ truyền thông marketing tích hợp

Giải mã IMC và cách kết hợp các phương tiện truyền thông marketing tích hợp để xây dựng thông điệp nhất quán, tạo dấu ấn khó quên.
Customer experience là gì? Các yếu tố then chốt định hình CX

Customer experience là gì? Các yếu tố then chốt định hình CX

Tại sao một số thương hiệu luôn được khách hàng yêu thích và trung thành? Bí quyết nằm ở CX - trải nghiệm khách hàng mà họ mang lại.