Điều kiện đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp

Pháp luật nước ta quy định mỗi cá nhân, tổ chức đều có quyền được tự do kinh doanh, buôn bán. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà mọi người được phép thực hiện một cách quá thoải mái, mà thay vào đó phải trong khuôn khổ Pháp luật cho phép. Điều này nhằm đảm bảo hoạt động buôn bán được thực hiện một cách hiệu quả, ổn định trật tự trong quản lý kinh tế, xã hội và sự hài hòa giữa Nhà nước, tập thể, cá nhân. Đồng thời, bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Chính vì vậy, bạn cần phải biết về các điều kiện đăng ký kinh doanh theo luật Doanh nghiệp để thực hiện nghiêm chỉnh theo đúng quy định của Pháp luật.

Điều kiện đăng ký kinh doanh theo luật doanh nghiệp
 

Điều kiện đăng ký kinh doanh hộ cá thể

Điều kiện đăng ký kinh doanh hộ cá thể được quy định tại điều 50 Nghị định 78/2015/NĐ-CP yêu cầu đối tượng phải là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực pháp lý và hành vi dân sự. Đồng thời, mỗi người chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trên phạm vi toàn quốc.

Điều kiện đăng ký kinh doanh hộ cá thể

Điều kiện đăng ký kinh doanh hộ gia đình

Khi kinh doanh hộ gia đình, người đăng ký phải là công dân Việt Nam, đủ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ hành vi dân sự hoặc người chủ là một hộ gia đình. Trường hợp kinh doanh nhỏ lẻ này chỉ được đăng ký tại một điểm, sử dụng lao động dưới mười người và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình. Đồng thời, ngành nghề kinh doanh không thuộc danh mục cấm theo quy định của Nhà nước.
 

Điều kiện đăng ký kinh doanh hộ gia đình
 

Điều kiện đăng ký kinh doanh công ty

Điều kiện để đăng ký kinh doanh công ty phải được đảm bảo thỏa mãn yêu cầu về đối tượng và ngành nghề. Theo đó, cá nhân hoặc tổ chức cần tuân thủ theo quy định, chấp hành và thực hiện một cách nghiêm chỉnh.

1. Về đối tượng

Cụ thể về đối tượng, mọi cá nhân đều có quyền thành lập công ty và đăng ký kinh doanh trừ một số trường hợp sau:

- Cơ quan Nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang Nhân dân sử dụng tài sản của Nhà nước để thành lập công ty, thu lợi cho cơ quan, đơn vị của mình.

- Đối tượng là cán bộ, công thức theo quy định của Pháp luật.

- Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị trực thuộc Quân đội nhân dân hoặc Công an nhân dân.

- Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp Nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện để góp vốn của Nhà nước vào doanh nghiệp.

- Người chưa đủ 18 tuổi hoặc mất năng lực hành vi dân sự.

- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành hình phạt tù hoặc bị tòa án tước quyền hành nghề.

- Chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên của công ty hợp danh.

- Tổ chức nước ngoài hoặc người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam.
 

Điều kiện để đăng ký kinh doanh công ty
 

2. Về ngành nghề

Bên cạnh đảm bảo đúng đối tượng, việc đăng ký kinh doanh công ty còn phải đúng điều kiện đối với ngành nghề. Trong đó, công ty có quyền chủ động đăng ký và hoạt động kinh doanh nếu ngành nghề không thuộc một trong các trường hợp sau:

- Ngành nghề cấm kinh doanh.

- Ngành nghề phải có giấy phép kinh doanh.

- Ngành nghề phải có vốn pháp định.

- Ngành nghề phải có chứng chỉ hành nghề.

Đối với công ty kinh doanh ngành nghề đòi hỏi có vốn pháp định hoặc chứng chỉ hành nghề thì chỉ cần có yếu tố này là đủ điều kiện đăng ký kinh doanh.
 

Điều kiện đăng ký kinh doanh
 

Điều kiện đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân thường sẽ do một cá nhân làm chủ và phải tự chịu trách nhiềm bằng toàn bộ tài sản của mình trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh. Có thể nói, đây là một trong những loại hình đơn giản nhưng cũng không thể vì vậy mà bỏ qua điều kiện thành lập doanh nghiệp tư nhân.

1. Điều kiện chung:

- Chủ thể doanh nghiệp là cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc nước ngoài, trừ những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp mới.

- Vốn đầu tư là vốn pháp định đối với các ngành nghề yêu cầu cần có loại vốn này.

- Tên doanh nghiệp không bị trùng và không gây nhầm lẫn với các doanh nghiệp khác hiện đang hoạt động trên phạm vi cả nước.

- Trụ sở chính phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có đầy đủ số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, quận, huyện, tỉnh, thành phố, số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

- Ngành nghề có trong hệ thống kinh doanh và không bị cấm đầu tư.
 

Điều kiện đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân
 

2. Điều kiện riêng:

- Mỗi cá nhân chỉ có quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân và không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh hay thành viên công ty hợp danh.

- Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành cổ phiếu, trái phiếu hoặc bất kỳ một loại chứng khoán nào khác.

- Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân nên người chủ sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với các rủi ro và nghĩa vụ tài chính.

- Doanh nghiệp tư nhân không được góp vốn để mở hoặc mua cổ phần trong công ty hợp danh, công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn.

- Chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ là người đại diện pháp luật.

- Chủ doanh nghiệp có thể là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền, nghĩa vụ liên quan trước tòa án trong các vấn đề tranh chấp.
 

Điều kiện đăng ký kinh doanh là gì?
 

Trên đây là những thông tin chia sẻ của đội ngũ biên tập viên chúng tôi về điều kiện đăng ký kinh doanh theo luật định ở thời điểm hiện tại. Mỗi loại hình đều có những quy định riêng và điều này đã được nêu rõ trong luật Doanh nghiệp. Việc tìm hiểu và nắm các điều kiện sẽ giúp quá trình đăng ký của cá nhân, tổ chức được thực hiện nhanh chóng, dễ dàng hơn để sớm có thể bắt đầu triển khai hoạt động kinh doanh.

Nội dung liên quan

Tin Kinh doanh khác

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn và những mối đe dọa tiềm tàng

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn và những mối đe dọa tiềm tàng

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là ai? Học cách những thương hiệu lớn xác định và đánh giá đối thủ tiềm ẩn để áp dụng vào doanh nghiệp của bạn.
CSR là gì? Từ A - Z về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

CSR là gì? Từ A - Z về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

CSR (corporate social responsibility) là chiến lược giúp doanh nghiệp đáp ứng kỳ vọng của các bên liên quan và phát triển bền vững.
Cách phân tích đối thủ cạnh tranh để tối ưu hóa thị phần

Cách phân tích đối thủ cạnh tranh để tối ưu hóa thị phần

Phân tích đối thủ cạnh tranh không chỉ là thu thập thông tin mà còn cả quá trình rút ra bài học để xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả.
Lợi thế cạnh tranh là gì? Các mô hình lợi thế cạnh tranh

Lợi thế cạnh tranh là gì? Các mô hình lợi thế cạnh tranh

Trong thị trường kinh doanh, lợi thế cạnh tranh không chỉ là chìa khóa giúp doanh nghiệp tồn tại mà còn quyết định sự phát triển bền vững.
IMC là gì? Giải mã 8 công cụ truyền thông marketing tích hợp

IMC là gì? Giải mã 8 công cụ truyền thông marketing tích hợp

Giải mã IMC và cách kết hợp các phương tiện truyền thông marketing tích hợp để xây dựng thông điệp nhất quán, tạo dấu ấn khó quên.
Customer experience là gì? Các yếu tố then chốt định hình CX

Customer experience là gì? Các yếu tố then chốt định hình CX

Tại sao một số thương hiệu luôn được khách hàng yêu thích và trung thành? Bí quyết nằm ở CX - trải nghiệm khách hàng mà họ mang lại.