Điều kiện và thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm trước Pháp luật toàn bộ tài sản của mình đối với mọi hoạt động của doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Có thể nói đây là loại hình doanh nghiệp phù hợp với các cá nhân có quy mô kinh doanh nhỏ. Vì thế, hiện nay có không ít người thắc mắc về vấn đề thành lập công ty tư nhân. Nắm rõ những điều kiện và thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân giúp cho việc thành lập công ty diễn ra theo đúng trình tự, quy định của Pháp luật, đảm bảo cho việc vận hành hiệu quả sau này.
 

Điều kiện và thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân
 

Điều kiện thành lập doanh nghiệp tư nhân

1. Điều kiện chung

- Tên doanh nghiệp: Đây là yếu tố bắt buộc phải có trước khi thực hiện thủ tục xin thành lập doanh nghiệp tư nhân. Cũng giống như những loại hình doanh nghiệp khác, tên doanh nghiệp tư nhân bao gồm 2 thành tố:  Tên loại hình doanh nghiệp + Tên riêng.

Tên loại hình doanh nghiệp có thể viết dưới dạng “Doanh nghiệp tư nhân” hoặc “DNTN”. Tên phải đặt theo đúng Pháp luật, không bị trùng, không nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác trên phạm vi cả nước. Không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị, tổ chức xã hội để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị, tổ chức đó. Ngoài ra, tên của doanh nghiệp tư nhân cũng không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

- Trụ sở chính của công ty: Được quyền sử dụng hợp pháp, có địa chỉ rõ ràng, không nằm trong khu quy hoạch của địa phương, không nằm ở chung cư. Trụ sở chính của công ty là thông tin rất quan trọng trong điều kiện thành lập doanh nghiệp tư nhân. Yêu cầu đối với trụ sở chính công ty là phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc tòa nhà văn phòng có đầy đủ thông tin giấy phép xây dựng, không được sử dụng tập thể, chung cư nhà ở làm văn phòng.

- Ngành nghề kinh doanh: Đảm bảo có trong hệ thống ngành nghề kinh tế quốc dân hoặc Pháp luật chuyên ngành. Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không thuộc lĩnh vực cấm kinh doanh. Đối với ngành, nghề yêu cầu vốn pháp định thì vốn điều lệ không được thấp hơn vốn pháp định.

2. Điều kiện riêng

- Do một cá nhân duy nhất làm chủ.

- Mỗi cá nhân chỉ được làm chủ một doanh nghiệp tư nhân.

- Chủ doanh nghiệp không đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân khác, chủ hộ kinh doanh hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
 

Điều kiện thành lập doanh nghiệp tư nhân
 

Hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân

Căn cứ Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân bao gồm:

1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp mới nhất.

2. Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 11 Nghị định 01/2021/NĐ-CP của chủ sở hữu công ty.

3. Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường (đối với doanh nghiệp xã hội).

4. Quyết định của cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện thành doanh nghiệp xã hội (đối với trường hợp chuyển cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện thành doanh nghiệp xã hội).

5. Trường hợp không phải chủ sở hữu của doanh nghiệp trực tiếp đến nộp hồ sơ thì người được ủy quyền phải nộp các giấy tờ sau:

- Ủy quyền cho cá nhân: Văn bản ủy quyền (không phải công chứng, chứng thực); Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân được ủy quyền.

+ Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân / Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.

+ Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.

- Ủy quyền cho tổ chức: Bản sao hợp đồng cung cấp dịch vụ với tổ chức làm dịch vụ thực hiện thủ tục; Giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục; Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân người được giới thiệu.

- Ủy quyền cho đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính công ích: Bản sao phiếu gửi hồ sơ theo mẫu do doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích phát hành, có chữ ký xác nhận của nhân viên bưu chính và người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

- Ủy quyền cho đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính không phải là bưu chính công ích: Bản sao hợp đồng cung cấp dịch vụ với tổ chức làm dịch vụ thực hiện thủ tục; Giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục; Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân người được giới thiệu.
 

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân
 

Trình tự thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân

Việc thành lập doanh nghiệp tư nhân cần tuân thủ theo đúng trình tự, quy định của Pháp luật. Trong đó, thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân được thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ bằng một trong hai phương thức, thứ nhất là nộp tại bộ phận một cửa của phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư (thuộc phòng đăng ký kinh doanh) tỉnh / thành phố nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính. Cách hai là nộp hồ sơ trực tuyến qua mạng điện tử tại cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp Quốc gia theo địa chỉ: https://dangkykinhdoanh.gov.vn.

Bước 2: Giải quyết hồ sơ

- Trường hợp đăng ký qua mạng điện tử: Nếu quá thời hạn 30 ngày, kể từ ngày gửi thông báo về việc cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà phòng đăng ký kinh doanh không nhận được hồ sơ bằng bản giấy thì hồ sơ đăng ký điện tử của doanh nghiệp không còn hiệu lực.

- Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, phòng đăng ký kinh doanh hoàn tất kết quả giải quyết và chuyển cho bộ phận một cửa của phòng đăng ký kinh doanh để trả kết quả.

- Nếu quá thời hạn mà không được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân thì doanh nghiệp có quyền khiếu nại theo quy định khoản 2, 3 Điều 33 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.

Bước 3: Nhận kết quả

Trường hợp hồ sơ hợp lệ và được cấp giấy chứng nhận đăng ký, doanh nghiệp có thể nhận kết quả trực tiếp tại phòng đăng ký kinh doanh hoặc nhận qua đường bưu chính (trong trường hợp ủy quyền đăng ký doanh nghiệp cho đơn vị bưu chính công ích).
 

Các bước thành lập doanh nghiệp tư nhân
 

Trên đây là các bước thành lập doanh nghiệp tư nhân mà đội ngũ biên tập viên Phương Nam 24h muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, các bạn đã biết được thành lập doanh nghiệp tư nhân cần những gì để có thể đáp ứng được các điều kiện và chuẩn bị đầy đủ thủ tục theo đúng quy định của Pháp luật. Nếu bạn đang gặp khó khăn hoặc cần được tư vấn thêm về vấn đề làm thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân thì có thể liên hệ với các đơn vị uy tín cung cấp dịch vụ thành lập công ty chuyên nghiệp, giá cả hợp lý để được hỗ trợ nhanh chóng. Xin cảm ơn!

Nội dung liên quan

Tin Kinh doanh khác

Chi phí ẩn trong kinh doanh: Hiểu đúng để quyết định đúng

Chi phí ẩn trong kinh doanh: Hiểu đúng để quyết định đúng

Implicit cost là chi phí ẩn không thể hiện trực tiếp trong sổ sách kế toán nhưng ảnh hưởng đáng kể đến quyết định của doanh nghiệp.
Đón đầu 8 xu hướng kinh doanh 2025 để làm chủ cuộc chơi

Đón đầu 8 xu hướng kinh doanh 2025 để làm chủ cuộc chơi

Nắm bắt xu hướng kinh doanh 2025 là cơ hội để doanh nghiệp cải thiện chiến lược và tối ưu mô hình kinh doanh trong kỷ nguyên số.
GDPR là gì? Giải mã những kiến thức quan trọng về GDPR

GDPR là gì? Giải mã những kiến thức quan trọng về GDPR

GDPR là quy định của Liên minh Châu Âu yêu cầu doanh nghiệp tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chuẩn về các quyền riêng tư của cá nhân.
Định vị sản phẩm là gì? Các chiến lược định vị sản phẩm

Định vị sản phẩm là gì? Các chiến lược định vị sản phẩm

Chiến lược định vị sản phẩm giúp doanh nghiệp nổi bật trên thị trường, tạo ấn tượng trong tâm trí khách hàng và tăng khả năng cạnh tranh.
Tuyển tập những câu chúc Tết khách hàng, đối tác ý nghĩa nhất

Tuyển tập những câu chúc Tết khách hàng, đối tác ý nghĩa nhất

Lời chúc Tết khách hàng, đối tác là nét đẹp truyền thống gắn kết bền chặt, gửi gắm niềm tri ân và hi vọng khởi đầu năm mới đầy may mắn.
Điểm chạm khách hàng là gì? Các loại customer touch points

Điểm chạm khách hàng là gì? Các loại customer touch points

Điểm chạm khách hàng (touch points) rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp trải nghiệm khách hàng xuyên suốt hành trình mua sắm.