Ưu nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam

Hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau. Chính vì vậy mà khi quyết định thành lập công ty, doanh nghiệp, các chủ đầu tư cũng như startup tương đối “đau đầu” trong vấn đề lựa chọn loại hình phù hợp nhất với điều kiện cũng như nhu cầu kinh doanh của mình. Để giải quyết vấn đề khó khăn trên, trước hết các bạn hãy cùng Phương Nam 24h tìm hiểu về ưu và nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay nhé.


Ưu và nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam
 

Các loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay ở Việt Nam có thể kể đến như: Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), công ty cổ phần (CTCP), công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân (DNTN). Mỗi một loại hình doanh nghiệp sẽ có cơ cấu tổ chức, mô hình quản lý và yêu cầu về vốn điều lệ, thủ tục thành lập khác nhau. Bên cạnh đó để đưa ra được sự lựa chọn phù hợp nhất với mình, các chủ đầu tư cũng như các cá nhân, tổ chức có ý định thành lập công ty cần phải tìm hiểu về ưu và nhược điểm của từng loại hình doanh nghiệp: 

1. Công ty TNHH một thành viên (TNHH MTV)

Là doanh nghiệp do một cá nhân hoặc một tổ chức làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu của công ty TNHH phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ cũng như nghĩa vụ tài chính khác trong phạm vi tài sản (vốn điều lệ) của công ty.

Ưu điểm:

- Chỉ do một cá nhân hay một tổ chức làm chủ sở hữu nên có quyền quyết định toàn bộ các vấn đề của công ty.

- Dễ dàng sang nhượng cho cá nhân hoặc tổ chức khác.
 

Ưu và nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam
 

Nhược điểm:

- Không được phát hành cổ phiếu, trái phiếu hay giao dịch trên sàn chứng khoán.

- Không thể tăng hoặc giảm vốn. Nếu muốn giảm hoặc huy động vốn thêm từ các cá nhân hay tổ chức khác thì phải sang nhượng hoặc làm hồ sơ chuyển đổi sang mô hình công ty TNHH đa thành viên hay công ty cổ phần.

2. Công ty TNHH đa thành viên (TNHH)

Công ty TNHH đa thành viên là loại hình doanh nghiệp do nhiều cá nhân hoặc tổ chức làm chủ sở hữu. Số lượng chủ sở hữu tối thiểu là 2 và không được vượt quá 50 thành viên. Các thành viên làm chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính khác trong phạm vi góp vốn.

Ưu điểm:

- Ít rủi ro cho các thành viên làm chủ sở hữu vì chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn góp.

- Các thành viên có thể bán, chuyển nhượng vốn cho cá nhân hoặc tổ chức khác.

- Có khả năng huy động vốn cao.

Ưu và nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam
 

Nhược điểm:

- Ít có sự tin tưởng từ đối tác vì các chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn góp vào công ty.

- Không thể phát hành cổ phiếu, trái phiếu hay giao dịch trên sàn chứng khoán.

3. Công ty cổ phần (CTCP)

Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp có vốn điều lệ được chia thành các phần bằng nhau. Các cá nhân, tổ chức tham gia góp vốn để thành lập công ty cổ phần sẽ được gọi là cổ đông. Số lượng cổ đông tối thiểu là 3 và không hạn chế số lượng tối đa.

Ưu điểm:

- Ít rủi ro cho các cổ đông vì chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

- Có khả năng huy động vốn cao vì không hạn chế số lượng cổ đông.

- Có thể phát hành cổ phiếu, trái phiếu.

- Cổ đông được quyền chuyển nhượng cổ phần cho người khác.
 

Ưu và nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam
 

Nhược điểm:

- Trường hợp công ty có quá nhiều cổ đông thì việc điều hành và quản lý sẽ rất phức tạp do khó thống nhất được ý kiến.

- Ít có sự tin tưởng từ đối tác vì các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn với số vốn góp vào công ty.

- Việc thành lập công ty cổ phần phức tạp hơn các loại hình doanh nghiệp khác do bị ràng buộc về chế độ tài chính và kế toán.

4. Công ty hợp danh

Công ty hợp danh là loại hình doanh nghiệp có ít nhất 2 thành viên là cá nhân cùng tham gia góp vốn dưới 1 tên chung và phải chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ cũng như nghĩa vụ tài sản khác của công ty. Công ty hợp danh không hạn chế số lượng tối đa thành viên góp vốn.

Ưu điểm:

- Dễ nhận được sự tin tưởng từ phía đối tác hơn vì các thành viên hợp danh cùng chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty.

- Dễ dàng huy động vốn.

Ưu và nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam

Nhược điểm:

- Rủi ro cao đối với các thành viên hợp danh vì phải chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ và tài sản của công ty.

-  Không được phát hành cổ phiếu, trái phiếu.

5. Doanh nghiệp tư nhân (DNTN)

Doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp do 1 cá nhân làm chủ. Cá nhân này sẽ phải chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ hoặc tài sản của doanh nghiệp bằng toàn bộ tài sản của mình.

Ưu điểm:

- Việc quản lý điều hành dễ dàng vì chỉ có một cá nhân làm chủ.

- Dễ nhận được sự tin tưởng của đối tác hơn vì người làm chủ sẽ chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ và tài sản của doanh nghiệp.

Ưu và nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam
 

Nhược điểm:

- Rủi ro cho chủ doanh nghiệp rất cao vì phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình với các khoản nợ của doanh nghiệp.

-  Khó khăn trong việc huy động vốn.

Trên đây là ưu và nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp mà đội ngũ biên tập viên chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, các bạn đã biết có các loại hình doanh nghiệp nào phổ biến ở Việt Nam hiện nay và ưu, nhược điểm của từng loại hình là gì, từ đó đưa ra sự lựa chọn phù hợp và tốt nhất cho mình khi có ý định góp vốn tham gia đầu tư hay thành lập công ty.

Nội dung liên quan

Tin Kinh doanh khác

Chi phí ẩn trong kinh doanh: Hiểu đúng để quyết định đúng

Chi phí ẩn trong kinh doanh: Hiểu đúng để quyết định đúng

Implicit cost là chi phí ẩn không thể hiện trực tiếp trong sổ sách kế toán nhưng ảnh hưởng đáng kể đến quyết định của doanh nghiệp.
Đón đầu 8 xu hướng kinh doanh 2025 để làm chủ cuộc chơi

Đón đầu 8 xu hướng kinh doanh 2025 để làm chủ cuộc chơi

Nắm bắt xu hướng kinh doanh 2025 là cơ hội để doanh nghiệp cải thiện chiến lược và tối ưu mô hình kinh doanh trong kỷ nguyên số.
GDPR là gì? Giải mã những kiến thức quan trọng về GDPR

GDPR là gì? Giải mã những kiến thức quan trọng về GDPR

GDPR là quy định của Liên minh Châu Âu yêu cầu doanh nghiệp tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chuẩn về các quyền riêng tư của cá nhân.
Định vị sản phẩm là gì? Các chiến lược định vị sản phẩm

Định vị sản phẩm là gì? Các chiến lược định vị sản phẩm

Chiến lược định vị sản phẩm giúp doanh nghiệp nổi bật trên thị trường, tạo ấn tượng trong tâm trí khách hàng và tăng khả năng cạnh tranh.
Tuyển tập những câu chúc Tết khách hàng, đối tác ý nghĩa nhất

Tuyển tập những câu chúc Tết khách hàng, đối tác ý nghĩa nhất

Lời chúc Tết khách hàng, đối tác là nét đẹp truyền thống gắn kết bền chặt, gửi gắm niềm tri ân và hi vọng khởi đầu năm mới đầy may mắn.
Điểm chạm khách hàng là gì? Các loại customer touch points

Điểm chạm khách hàng là gì? Các loại customer touch points

Điểm chạm khách hàng (touch points) rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp trải nghiệm khách hàng xuyên suốt hành trình mua sắm.