Công ty trách nhiệm hữu hạn là gì?

Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) là một trong những loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay. Hầu hết mọi người đều đã từng nghe đến các thuật ngữ như công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty TNHH thương mại và dịch vụ (TM DV). Tuy nhiên, thực tế là vẫn chưa có nhiều người hiểu rõ công ty TNHH là gì và sự khác nhau giữa các loại hình trên là như thế nào? Hãy cùng Phương Nam 24h tìm hiểu trong bài này.
 

Công ty trách nhiệm hữu hạn là gì?
 

Công ty trách nhiệm hữu hạn là gì?

1. Định nghĩa công ty trách nhiệm hữu hạn tổng quát

Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn (TNHH) là một tổ chức có tư cách pháp nhân (tức là có tư cách pháp lý độc lập, được pháp luật thừa nhận và công nhận là có quyền tham gia vào các hoạt động pháp lý về chính trị, kinh tế, xã hội,...).

Công ty TNHH có không quá 50 thành viên cùng góp vốn thành lập và đúng như tên gọi, công ty chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính khác trong phạm vi tổng giá trị tài sản do các thành viên thành lập công ty góp hay cam kết góp (còn gọi là vốn điều lệ của công ty). Trước pháp luật, công ty và chủ công ty là hai thực thể pháp lý riêng biệt.

2. Định nghĩa công ty TNHH theo pháp luật

Theo Luật Doanh nghiệp 2014 thì công ty TNHH bao gồm công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH hai thành viên trở lên.

Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn một thành viên (TNHH MTV)

Công ty TNHH một thành viên là loại hình doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty sẽ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính khác trong phạm vi tài sản (số vốn điều lệ) của công ty; công ty TNHH một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và không được quyền phát hành cổ phần.

Công ty TNHH là gì?

Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn hai thành viên trở lên (TNHH Đa Thành Viên)

Công ty TNHH hai thành viên trở lên là loại hình doanh nghiệp do nhiều thành viên (không vượt quá 50)  làm chủ sở hữu; thành viên có thể là tổ chức hoặc cá nhân; các thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính khác trong phạm vi tài sản đã góp (số vốn điều lệ) vào công ty; phần vốn góp của các thành viên chỉ được quyền chuyển nhượng trong một số điều kiện; công ty TNHH hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và không được quyền phát hành cổ phần.

Công ty TNHH là gì?
 

Phân biệt công ty TNHH MTV, Đa Thành Viên, TM DV

1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chỉ có duy nhất một người đúng ra làm chủ sở hữu. Người làm chủ này có quyền quyết định cao nhất đồng thời không cần kiểm soát viên và không cần thiết phải họp hội đồng thành viên. Bên cạnh đó, chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên còn có thể chuyển nhượng một phần hay toàn bộ vốn điều lệ cho bất cứ cá nhân, tổ chức nào theo ý muốn.

Công ty TNHH một thành viên không được giảm vốn điều lệ. Còn muốn tăng vốn, chủ sở hữu công ty có thể tự đầu tư thêm hoặc huy động vốn từ người khác. Trường hợp huy động vốn từ người khác thì công ty TNHH một thành viên sẽ trở thành công ty TNHH đa thành viên.

2. Công ty trách nhiệm hữu hạn đa thành viên

Công ty TNHH đa thành biên phải có tối thiếu là 2 và tối đa là 50 thành viên lập và làm chủ sở hữu. Với đặc điểm như vậy nên để có thể quyết định các vấn đề, công ty TNHH đa thành viên phải lập ra Hội đồng thành viên. Nếu có trên 11 thành viên làm chủ sở hữu, thì phải có Ban kiểm soát. Khi muốn chuyển nhượng vốn điều lệ, phải ưu tiên cho các thành viên cùng thành lập công ty đồng thời phải nhận được sự đồng ý từ phía ban Hội đồng, trừ một số trường hợp đặc biệt. 

Khi muốn tăng thêm vốn điều lệ, công ty TNHH đa thành viên có thể thực hiện bằng các hình thức tăng vốn góp của thành viên, điều chỉnh mức vốn điều lệ tăng lên tương ứng với giá trị tài sản tăng lên của công ty hay tiếp nhận thêm số vốn từ các thành viên mới. Để giảm vốn điều lệ, công ty có thể sử dụng các hình thức: hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên, mua lại một phần vốn góp hoặc điều chỉnh giảm mức vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản bị giảm xuống của công ty.

3. Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ (TM DV)

Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ có thể hiểu theo nghĩa tổng quát là công ty TNHH chuyên về các hoạt động mua, bán các loại dịch vụ (các hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu nào đó của con người mà sản phẩm của nó tồn tại dưới hình thức phi vật thể).

Cụ thể hơn, công ty TNHH thương mại và dịch vụ là công ty TNHH chuyên về các loại hình như du lịch, vận tải, ngân hàng,... với cơ cấu, chức năng, hoạt động như một công ty TNHH thông thường.

Như vậy, công ty TNHH TM DV cũng là một công ty TNHH như đã định nghĩa ở trên. Nó chỉ có đặc điểm nổi bật là trong tên công ty có thêm thành tố “thương mại và dịch vụ” hoặc “TM DV” đồng thời chức năng của nó là chuyên về hoạt động mua, bán các loại dịch vụ.

Trên đây là một số thông tin để giải đáp thắc mắc công ty TNHH là gì và sự khác nhau giữa công ty TNHH một thành viên, đa thành viên hay công ty TNHH thương mại và dịch vụ là như thế nào. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết này, bạn đã có thêm một số kiến thức từ đó tự quyết định loại mô hình doanh nghiệp nào mình sẽ sử dụng để khởi nghiệp. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết!

Nội dung liên quan

Tin Kinh doanh khác

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn và những mối đe dọa tiềm tàng

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn và những mối đe dọa tiềm tàng

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là ai? Học cách những thương hiệu lớn xác định và đánh giá đối thủ tiềm ẩn để áp dụng vào doanh nghiệp của bạn.
CSR là gì? Từ A - Z về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

CSR là gì? Từ A - Z về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

CSR (corporate social responsibility) là chiến lược giúp doanh nghiệp đáp ứng kỳ vọng của các bên liên quan và phát triển bền vững.
Cách phân tích đối thủ cạnh tranh để tối ưu hóa thị phần

Cách phân tích đối thủ cạnh tranh để tối ưu hóa thị phần

Phân tích đối thủ cạnh tranh không chỉ là thu thập thông tin mà còn cả quá trình rút ra bài học để xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả.
Lợi thế cạnh tranh là gì? Các mô hình lợi thế cạnh tranh

Lợi thế cạnh tranh là gì? Các mô hình lợi thế cạnh tranh

Trong thị trường kinh doanh, lợi thế cạnh tranh không chỉ là chìa khóa giúp doanh nghiệp tồn tại mà còn quyết định sự phát triển bền vững.
IMC là gì? Giải mã 8 công cụ truyền thông marketing tích hợp

IMC là gì? Giải mã 8 công cụ truyền thông marketing tích hợp

Giải mã IMC và cách kết hợp các phương tiện truyền thông marketing tích hợp để xây dựng thông điệp nhất quán, tạo dấu ấn khó quên.
Customer experience là gì? Các yếu tố then chốt định hình CX

Customer experience là gì? Các yếu tố then chốt định hình CX

Tại sao một số thương hiệu luôn được khách hàng yêu thích và trung thành? Bí quyết nằm ở CX - trải nghiệm khách hàng mà họ mang lại.