Vốn pháp định để thành lập công ty TNHH là bao nhiêu?

Hiện nay, công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) đang là một trong những loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất ở nước ta. Với những ưu điểm nổi bật như: khả năng rủi ro thấp; việc quản lý, điều hành không quá phức tạp; dễ dàng kiểm soát được các thành viên quản lý;…nên mô hình công ty TNHH ngày càng được nhiều người lựa chọn cho những bước đi đầu tiên khi khởi nghiệp. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tìm hiểu kỹ vấn đề để thành lập công ty TNHH cần bao nhiêu vốn pháp định nhằm tránh một số vướng mắc khiến việc đăng ký không thành công, gây lãng phí thời gian, công sức và tiền bạc.
 

Vốn pháp định để thành lập công ty TNHH là bao nhiêu?
 

Vốn pháp định để thành lập công ty TNHH cần bao nhiêu?

Vốn pháp định là số vốn tối thiểu cần có để thành lập một doanh nghiệp mà trong trường hợp này là công ty TNHH. Vốn pháp định sẽ do Cơ quan có thẩm quyền ấn định sau khi đã kiểm định thông qua những giấy tờ, chứng minh tài sản mà bạn đã xuất trình.

Hiện nay ở nước ta vẫn chưa có quy định rõ ràng thành lập công ty TNHH cần vốn bao nhiêu hay hầu hết các ngành nghề đều không yêu cầu vốn pháp định. Chỉ có một số ngành kinh doanh đặc thù như chứng khoán, vàng, kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tiền tệ, bất động sản mới yêu cầu cần có vốn pháp định. Cụ thể như sau:

- Ngân hàng thương mại Nhà nước: 3.000 tỷ đồng;

- Ngân hàng 100% vốn nước ngoài: 3.000 tỷ đồng;

- Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài: 15 triệu USD;

- Ngân hàng chính sách: 5.000 tỷ đồng;

- Ngân hàng đầu tư: 3.000 tỷ đồng;

- Ngân hàng phát triển: 5.000 tỷ đồng;

- Công ty tài chính: 500 tỷ đồng;

- Công ty cho thuê tài chính: 150 tỷ đồng;

- Kinh doanh Bất động sản: 20 tỷ đồng;

- Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ: 300 tỷ đồng;

- Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ: 600 tỷ đồng;

- Kinh doanh môi giới bảo hiểm: 4 tỷ đồng;

- Kinh doanh vàng tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh: 5 tỷ đồng;

- Kinh doanh vàng tại các tỉnh, thành phố khác: 1 tỷ đồng;

- Môi giới chứng khoán: 25 tỷ đồng;

- Tự doanh chứng khoán: 100 tỷ đồng;

- Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán: 3 tỷ đồng;

- Bảo lãnh phát hành chứng khoán: 165 tỷ đồng;

- Tư vấn đầu tư chứng khoán: 10 tỷ đồng;

- Công ty quản lý quỹ chứng khoán: 25 tỷ đồng

Những điều cần lưu ý khi xin cấp phép thành lập công ty TNHH

1. Người thành lập công ty

Mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền thành lập và quản lý công ty TNHH tại Việt Nam, trừ những trường hợp được quy định tại Khoản 2, Điều 18, Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH - 13 ban hành vào ngày 26 tháng 11 năm 2014. Cụ thể:

- Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản của nhà nước để thành lập công ty TNHH nhằm thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

- Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân;

- Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam

- Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước

- Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.

2. Chọn ngành nghề kinh doanh

Theo Khoản 1, Điều 6, Luật đầu tư thì người thành lập công ty TNHH có thể lựa chọn kinh doanh hầu hết tất cả các ngành nghề, trừ những ngành nghề sau đây:

- Kinh doanh các chất ma túy theo quy định.
 

Những lưu ý khi thành lập công ty tnhh
 

- Kinh doanh các hóa chất và khoáng vật độc hại theo quy định.

- Kinh doanh mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm theo quy định.

- Kinh doanh mại dâm.

- Mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người.

- Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người.

3. Đặt tên cho công ty

Tên tiếng Việt của công ty hay tên công ty sẽ bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau:

- Loại hình doanh nghiệp: Tên loại hình doanh nghiệp có thể viết đầy đủ hoặc viết tắt. Trong trường hợp này, tên của doanh nghiệp đó sẽ là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc "công ty TNHH”.

- Tên riêng của doanh nghiệp được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, Z, J, W và các chữ số.

► Bên cạnh đó, khi đặt tên cho công ty cũng cần phải tránh:

- Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó;

- Đặt tên được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của công ty đã đăng ký;

- Đặt tên tiếng Việt được đọc, viết tắt, tên bằng tiếng nước ngoài giống như tên của một doanh nghiệp đã đăng ký trước đó.

- Đặt tên riêng chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký bởi một số tự nhiên, số thứ tự, các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt hoặc một trong các ký hiệu “&”; “.”; “,”; “+”; “-“;

- Đặt tên theo cách chỉ đặt khác với doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký trước đó bởi chữ “tân” ở phía trước; chữ “mới” ở phía trước hoặc phía sau; chữ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Đông”, “miền Tây” hoặc các từ có ý nghĩa tương tự;

- Có thể đặt trùng tên nếu doanh nghiệp đó là con của công ty đã đăng ký.

► Để biết liệu tên mà mình định đặt cho công ty có bị trùng hay không, bạn có thể vào trang chủ Cổng thông tin quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp bằng cách truy cập địa chỉ: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/, gõ tên mà mình định đặt cho công ty vào thanh tìm kiếm ở phía trên bên phải và kiểm tra.
 

Điều kiện thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn

4. Trụ sở của công ty

Theo Điều 43, Luật doanh nghiệp 2014 thì doanh nghiệp phải có trụ sở chính nằm trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

Trên đây là một số thông tin về vốn pháp định để thành lập công ty TNHH là bao nhiêu cũng như những điều cần lưu ý khi xin giấy phép thành lập công ty TNHH chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng sau khi tham khảo xong bài viết này, các bạn đã có thêm kiến thức để từ đó thành lập được một doanh nghiệp riêng cho mình. Chúc các bạn đạt được nhiều thành công trên con đường khởi nghiệp!

Nội dung liên quan

Tin Kinh doanh khác

Cẩm nang kinh doanh hoa Tết ít vốn nhưng siêu lợi nhuận

Cẩm nang kinh doanh hoa Tết ít vốn nhưng siêu lợi nhuận

Kinh doanh hoa tươi vào dịp Tết không còn là một ý tưởng mới mẻ nhưng để thu hút khách hàng, bạn cần có chiến lược độc đáo, hiệu quả.
Khách hàng mục tiêu là gì? Tầm quan trọng và phương pháp hiệu quả

Khách hàng mục tiêu là gì? Tầm quan trọng và phương pháp hiệu quả

Khi hiểu rõ khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa các chiến lược đầu tư vào sản phẩm, marketing hay phát triển dịch vụ.
Chi phí chìm là gì? Cách tính chi phí chìm chính xác nhất

Chi phí chìm là gì? Cách tính chi phí chìm chính xác nhất

Chi phí chìm là những khoản đã phát sinh và không thể thu hồi từ quyết định kinh doanh hoặc tài chính trong hiện tại hay tương lai.
Chi phí ẩn trong kinh doanh: Hiểu đúng để quyết định đúng

Chi phí ẩn trong kinh doanh: Hiểu đúng để quyết định đúng

Implicit cost là chi phí ẩn không thể hiện trực tiếp trong sổ sách kế toán nhưng ảnh hưởng đáng kể đến quyết định của doanh nghiệp.
Đón đầu 8 xu hướng kinh doanh 2025 để làm chủ cuộc chơi

Đón đầu 8 xu hướng kinh doanh 2025 để làm chủ cuộc chơi

Nắm bắt xu hướng kinh doanh 2025 là cơ hội để doanh nghiệp cải thiện chiến lược và tối ưu mô hình kinh doanh trong kỷ nguyên số.
GDPR là gì? Giải mã những kiến thức quan trọng về GDPR

GDPR là gì? Giải mã những kiến thức quan trọng về GDPR

GDPR là quy định của Liên minh Châu Âu yêu cầu doanh nghiệp tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chuẩn về các quyền riêng tư của cá nhân.