Thuế là gì? Các loại thuế doanh nghiệp phải nộp

Theo quy định, sau khi tiến hành hoàn tất thủ tục đăng ký thành lập, doanh nghiệp sẽ được cấp một mã số riêng. Đây đồng thời cũng là mã số thuế để doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ trong quá trình hoạt động kinh doanh. Theo đó, doanh nghiệp sẽ phải nộp một số loại thuế, lệ phí theo quy định của Pháp luật ban hành. Vậy thuế là gì? Những loại thuế nào doanh nghiệp phải đóng? Việc hiểu rõ khái niệm thuế và các loại thuế doanh nghiệp phải nộp giúp bạn có thể thực hiện đúng chính sách Nhà nước, góp phần ổn định và phát triển xã hội.
 

Thuế là gì? Các loại thuế doanh nghiệp phải nộp
 

Thuế là gì?

Thuế là khoản nộp bắt buộc mà cá nhân, tổ chức, hộ kinh doanh, hộ gia đình có nghĩa vụ thực hiện theo quy định của luật thuế, dựa trên cơ sở các văn bản Pháp luật do Nhà nước ban hành. Vậy thì Nhà nước thu thuế để làm gì? Thuế được xem như nguồn kinh phí cần thiết, có vai trò quan trọng trong việc giúp Nhà nước kiểm soát được vấn đề nộp thuế của người dân cũng như xây dựng được các chính sách thuế có lợi cho người nộp. Đồng thời, việc nộp thuế còn giúp duy trì, vận hành và thực hiện đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ của cơ quan Nhà nước, nhằm mục đích ổn định, phát triển xã hội.

Thuế là gì?

Các loại thuế doanh nghiệp phải nộp

Tùy vào ngành nghề hoạt động kinh doanh mà mỗi doanh nghiệp sẽ có nghĩa vụ với từng loại thuế khác nhau. Tuy nhiên, có bốn loại thuế Nhà nước mà dù doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực nào cũng phải nộp sau khi hoàn tất thủ tục thành lập, trong đó gồm: lệ phí môn bài, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân.

1. Lệ phí môn bài

Lệ phí môn bài hay thường được gọi là thuế môn bài là khoản tiền phải nộp định kỳ hàng năm hoặc khi mới bắt đầu kinh doanh. Số tiền này được quy định dựa trên vốn điều lệ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, vốn đầu tư trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc doanh thu của năm.

Theo quy định thì thời hạn kê khai thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động kinh doanh. Nếu như doanh nghiệp, công ty chưa có hoạt động sản xuất kinh doanh thì thời hạn để nộp tờ khai thuế môn bài chậm nhất là 30 ngày kể từ khi nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Mức thu thuế môn bài đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ được quy định cụ thể như sau:

- Vốn điều lệ (vốn đầu tư) trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 đồng / năm.

- Có vốn điều lệ (vốn đầu tư) từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 đồng / năm.

- Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1.000.000 đồng / năm.

Riêng đối với doanh nghiệp mới được thành lập sẽ được miễn lệ phí môn bài năm đầu tiên. Ngoài ra, những doanh nghiệp thành lập mới chuyển đổi từ hộ kinh doanh cá thể sẽ được miễn lệ phí môn bài trong vòng ba năm đầu tiên kể từ khi thành lập.
 

Thuế doanh nghiệp
 

2. Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)

Thuế thu nhập doanh nghiệp là một trong các loại thuế doanh nghiệp phải nộp được tính dựa trên kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp. Theo quy định của Luật thuế căn cứ tính thuế TNDN dựa trên thu nhập tính thuế và thuế suất, trong đó:

- Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ thu nhập được miễn thuế và khoản lỗ từ các năm trước.

- Thu nhập chịu thuế bằng doanh thu trừ các khoản chi trong hoạt động sản xuất, kinh doanh cộng với khoản thu nhập khác (kể cả thu nhập nhận được ngoài Việt Nam).

- Thuế suất thuế TNDN là 22%.

- Doanh nghiệp có tổng doanh thu hàng năm không quá 20 tỷ đồng sẽ được áp dụng thuế suất là 20%.

- Thuế suất thuế TNDN đối với các hoạt động thuộc lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu, khí và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam từ 32% đến 50% phù hợp từng dự án, cơ sở kinh doanh.

- Từ năm 2018, các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ được áp dụng có thời hạn mức thuế suất TNDN nhỏ hơn mức thuế suất thông thường nêu trên.
 

Thuế doanh nghiệp là gì?
 

3. Thuế giá trị gia tăng (GTGT)

Thuế giá trị gia tăng là loại thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến xuất khẩu, tiêu dùng. Theo quy định của Pháp luật thì thuế GTGT được tính theo phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp, trong đó:

- Phương pháp khấu trừ: Số thuế GTGT = Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vào.

- Phương pháp trực tiếp: Số thuế GTGT = GTGT của hàng hóa x Thuế suất GTGT của loại hàng hóa đó.

Lưu ý: Thuế suất GTGT có mức 0%, 5% hay 10% sẽ tùy thuộc vào loại hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đó kinh doanh. Bạn có thể tìm hiểu chi tiết về thuế giá trị gia tăng tại Bài viết này.
 

Thuế Nhà nước
 

4. Thuế thu nhập cá nhân (TNCN)

Đây là loại thuế do doanh nghiệp nộp thay cho người lao động. Thuế thu nhập cá nhân sẽ được tính theo tháng và kê khai theo tháng hoặc quý nhưng quyết toán theo năm.

Thuế TNCN là loại thuế đánh vào thu nhập của cá nhân nhưng doanh nghiệp cần khấu trừ thuế TNCN của người lao động trước khi thực hiện chi trả lương cho họ. Hay nói cách khác, doanh nghiệp cần phải khấu trừ thuế TNCN trước khi chi trả phần tiền lương, hoa hồng này cho người lao động. Doanh nghiệp bạn bắt buộc phải kê khai và nộp số tiền thuế TNCN (đã khấu trừ trong lương của người lao động) vào ngân sách Nhà nước. Bạn cần tìm hiểu về thuế để biết được những ai chịu loại thuế này. Thuế TNCN được tính dựa vào thu nhập chịu thuế và thuế suất. Trong đó: Thuế TNCN = Thu nhập tính thuế TNCN * Thuế suất

 

Tìm hiểu về thuế
 

Các loại thuế khác dựa vào đặc điểm doanh nghiệp

1. Thuế tài nguyên

Đây là một loại thuế gián thu, theo đó các tổ chức, cá nhân phải nộp cho Nhà nước khi thực hiện khai thác tài nguyên thiên nhiên. Thuế tài nguyên áp dụng cho doanh nghiệp hoạt động bên lĩnh vực khai thác khoáng sản. Thuế tài nguyên = Sản lượng tài nguyên x Giá tính thuế x Thuế suất.

Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế tài nguyên chậm nhất đối với tờ khai tháng là ngày 20 của tháng tiếp theo. Báo cáo quyết toán thuế tài nguyên năm phải nộp chậm nhất là ngày thứ 90, tính từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.

2. Thuế xuất khẩu, nhập khẩu

Thuế xuất nhập khẩu là loại thuế gián thu đánh vào hàng hóa xuất, nhập qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam, các loại hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới và hàng hóa mua bán, trao đổi khác.

- Tính thuế xuất nhập khẩu theo tỷ lệ % dựa trên giá tính thuế và thuế suất của từng mặt hàng tại thời điểm tính thuế đó.

- Tính thuế theo phương pháp tuyệt đối và hỗn hợp: Số tiền thuế được xác định dựa vào lượng hàng hóa xuất, nhập khẩu thực tế và mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa tại thời điểm được tính thuế.

3. Thuế bảo vệ môi trường (BVMT)

Đây là loại thuế gián thu, đối tượng chịu thuế này là các sản phẩm, hàng hóa khi sử dụng gây tác động ảnh hưởng xấu đến môi trường. Thuế BVMT chỉ nộp một lần đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu. Đối với hàng hóa sản xuất trong nước thì người nộp thuế BVMT phải nộp hồ sơ khai thuế này cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Còn đối với hàng hóa nhập khẩu, người nộp thuế phải nộp hồ sơ khai thuế với cơ quan làm thủ tục hải quan. Công thức tính thuế BVMT: Thuế BVMT = Số lượng hàng hóa tính thuế x Mức thuế tuyệt đối.

4. Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB)

Thuế tiêu thụ đặc biệt là một trong các loại thuế doanh nghiệp phải nộp. Đây cũng là một loại thuế gián thu đánh vào một số hàng hóa đặc biệt do doanh nghiệp trực tiếp sản xuất và bán ra hoặc do doanh nghiệp nhập khẩu về rồi bán ra thị trường. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế TTĐB theo tháng chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo của tháng phát sinh nghĩa vụ thuế. Thuế tiêu thụ đặc biệt được tính dựa vào công thức: Thuế TTĐB = giá tính thuế TTĐB x thuế suất thuế TTĐB.

5. Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (SDĐPNN)

Đây là loại thuế trực thu đánh vào các loại đất phi nông nghiệp dùng để sản xuất, thực hiện những dự án đầu tư, xây dựng trụ sở cơ quan,.... Công thức tính: Thuế SDĐPNN = Diện tích đất sử dụng x Giá tính thuế của 1m vuông x Thuế suất.

Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp áp dụng mức thuế suất 0,03% và thời hạn chậm nhất để nộp tiền thuế hàng năm là ngày 31 tháng 12. Người nộp thuế được quyền lựa chọn nộp một hoặc hai lần trong năm. Trong trường hợp có chu kỳ ổn định năm năm và người nộp thuế đề nghị được nộp một lần cho nhiều năm thì hạn nộp thuế SDĐPNN chậm nhất là ngày 31 tháng 12 của năm đề nghị.
 

Các loại thuế doanh nghiệp phải nộp
 

Trên đây là các loại thuế doanh nghiệp phải nộp mà đội ngũ biên tập viên Phương Nam 24h chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Theo đó, doanh nghiệp phải đóng 4 loại lệ phí, thuế chính, trong đó bao gồm lệ phí môn bài, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng và một số loại thuế khác dựa vào đặc điểm của từng doanh nghiệp. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, bạn sẽ biết thuế doanh nghiệp là gì và có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của đất nước.

Nội dung liên quan

Tin Kinh doanh khác

CSR là gì? Từ A - Z về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

CSR là gì? Từ A - Z về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

CSR (corporate social responsibility) là chiến lược giúp doanh nghiệp đáp ứng kỳ vọng của các bên liên quan và phát triển bền vững.
Cách phân tích đối thủ cạnh tranh để tối ưu hóa thị phần

Cách phân tích đối thủ cạnh tranh để tối ưu hóa thị phần

Phân tích đối thủ cạnh tranh không chỉ là thu thập thông tin mà còn cả quá trình rút ra bài học để xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả.
Lợi thế cạnh tranh là gì? Các mô hình lợi thế cạnh tranh

Lợi thế cạnh tranh là gì? Các mô hình lợi thế cạnh tranh

Trong thị trường kinh doanh, lợi thế cạnh tranh không chỉ là chìa khóa giúp doanh nghiệp tồn tại mà còn quyết định sự phát triển bền vững.
IMC là gì? Giải mã 8 công cụ truyền thông marketing tích hợp

IMC là gì? Giải mã 8 công cụ truyền thông marketing tích hợp

Giải mã IMC và cách kết hợp các phương tiện truyền thông marketing tích hợp để xây dựng thông điệp nhất quán, tạo dấu ấn khó quên.
Customer experience là gì? Các yếu tố then chốt định hình CX

Customer experience là gì? Các yếu tố then chốt định hình CX

Tại sao một số thương hiệu luôn được khách hàng yêu thích và trung thành? Bí quyết nằm ở CX - trải nghiệm khách hàng mà họ mang lại.
SBU là gì? Bí quyết áp dụng chiến lược cấp đơn vị kinh doanh

SBU là gì? Bí quyết áp dụng chiến lược cấp đơn vị kinh doanh

80% tập đoàn lớn trên thế giới đã áp dụng chiến lược cấp đơn vị kinh doanh SBU để tăng cường hiệu quả kinh doanh, tối đa hóa lợi nhuận.