Quyền và nghĩa vụ của người đại diện Pháp luật công ty

Ngoài quy mô cơ cấu, đường lối kinh doanh, vốn đầu tư thì người đại diện theo Pháp luật cũng đóng vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển bền vững của một doanh nghiệp. Vậy người đại diện theo Pháp luật công ty là gì? Quyền và nghĩa vụ người đại diện Pháp luật công ty được quy định như thế nào? Trong bài này, chúng tôi xin chia sẻ và cung cấp thêm những thông tin liên quan để giúp bạn hiểu hơn và không còn thắc mắc về vấn đề trên.
 

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
 

Người đại diện theo Pháp luật của công ty là gì?

Người đại diện theo Pháp luật là cá nhân thực hiện các quyền và nghĩa vụ thay mặt cho doanh nghiệp, đại diện với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Pháp luật. Tùy theo từng loại hình doanh nghiệp mà người đại diện theo Pháp luật có thể đảm nhiệm các chức danh khác nhau. Số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo Pháp luật thuộc doanh nghiệp được quy định rõ trong điều lệ công ty. Tuy nhiên, người đại diện theo Pháp luật phụ thuộc vào các quy định của doanh nghiệp, có thể không có đầy đủ quyền và nghĩa vụ như khái niệm nêu trên. Chính vì thế, tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp để xác định rõ người đại diện theo Pháp luật.

Cùng với sự hoàn thiện của hệ thống Pháp luật Việt Nam nói chung và Pháp luật về doanh nghiệp nói riêng, những quy định về người đại diện theo Pháp luật của doanh nghiệp đang dần trở nên hoàn thiện hơn để kịp thời đáp ứng xu thế phát triển của thời đại. Luật Doanh nghiệp 2020 được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 9 khóa XIV bắt đầu thi hành hiệu lực kể từ ngày 01/01/2021 đã có những quy định điều chỉnh, bổ sung kịp thời quy định về phân chia quyền, nghĩa vụ giữa những người đại diện theo Pháp luật (NĐDTPL) của doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp có từ 02 NĐDTPL trở lên). Qua đó, góp phần tháo gỡ một số vướng mắc trên thực tế.
 

Quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật
 

Điều kiện để trở thành người đại diện Pháp luật doanh nghiệp:

- Từ đủ 18 tuổi trở lên.

- Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.

- Không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp.

- Cung cấp duy nhất 01 bản sao chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu.

- Không bị treo mã số thuế trên dữ liệu quản lý thuế và quản lý doanh nghiệp.

- Người đại diện không nhất thiết phải là người góp vốn hay có cổ phần tại công ty.

Quyền của người đại diện Pháp luật công ty là gì?

Người đại diện theo Pháp luật của doanh nghiệp nếu giữ chức danh Giám đốc hoặc Tổng giám đốc thì họ có các quyền cơ bản sau:

- Người đại diện Pháp luật của doanh nghiệp về bản chất là một người lao động của công ty. Do đó, họ sẽ được quyền hưởng các chế độ phúc lợi, lương, bảo hiểm,...theo quy định của Luật lao động. Ngoài ra, tùy theo từng công ty, người đại diện sẽ có những quyền lợi khác nhau được ghi nhận trong điều lệ hoặc hợp đồng lao động.

- Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày của công ty mà không thuộc thẩm quyền của Chủ tịch công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị (HĐQT).

- Tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của Chủ tịch công ty, Hội đồng thành viên, HĐQT.

- Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty.

- Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty.

- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Chủ tịch công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị.

- Quyết định tiền lương và lợi ích khác đối với người lao động trong công ty, kể cả người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

- Tuyển dụng lao động.

- Xử lý các vấn đề thua lỗ trong kinh doanh.

- Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Pháp luật, điều lệ công ty và nghị quyết, quyết định của Chủ tịch công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị.
 

Người đại diện theo pháp luật
 

Nghĩa vụ của người đại diện Pháp luật công ty là gì?

Theo Khoản 1 Điều 13 Luật Doanh nghiệp 2020, trách nhiệm của người đại diện theo Pháp luật được quy định như sau:

- Thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của công ty.

- Trung thành với lợi ích của doanh nghiệp, không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp, lạm dụng địa vị, chức vụ tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.

- Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho công ty về việc người đại diện đó và người có liên quan của họ làm chủ hay có cổ phần, phần vốn tại các doanh nghiệp khác. Quy định này đặt ra vì người đại diện là người nắm những thông tin quan trọng của công ty, cũng như phải luôn đặt trên hết lợi ích công ty. Việc có liên quan đến công ty khác có thể dẫn đến việc không khách quan trong công việc của người đại diện.

- Nếu vi phạm trách nhiệm quy định tại Khoản 1 điều này, người đại diện theo Pháp luật phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với thiệt hại của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, tùy thuộc vào cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, người đại diện theo Pháp luật có thể vừa đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên vừa đảm nhiệm chức vụ Giám đốc, Tổng giám đốc. Khi đó, ngoài quyền và nghĩa vụ theo chức vụ Giám đốc, Tổng giám đốc, người đại diện theo Pháp luật còn có quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch công ty, Chủ tịch hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên. Cụ thể như sau:

- Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị.

- Chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu họp Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị.

- Triệu tập, chủ trì và làm chủ tọa cuộc họp Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị.

- Giám sát hoặc tổ chức giám sát việc thực hiện nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị.

- Thay mặt Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên ký các nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị.

- Thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo Pháp luật dựa trên quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều lệ công ty.
 

Trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật
 

Quy định khác về người đại diện Pháp luật của doanh nghiệp

- Người đại diện theo Pháp luật của doanh nghiệp có thể là người Việt Nam hoặc người nước ngoài. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo Pháp luật của doanh nghiệp.

- Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện Pháp luật.

- Doanh nghiệp phải đảm bảo luôn có ít nhất một người đại diện theo Pháp luật cư trú tại Việt Nam. Khi người này xuất cảnh khỏi Việt Nam phải ủy quyền bằng văn bản cho cá nhân khác cư trú tại Việt Nam thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo Pháp luật. Trường hợp này, người đại diện theo Pháp luật của doanh nghiệp vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.

- Trường hợp doanh nghiệp chỉ còn một người đại diện theo Pháp luật và người này vắng mặt tại Việt Nam quá 30 ngày mà không ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo Pháp luật đối với doanh nghiệp hoặc thuộc các trường hợp như: chết, mất tích, đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định thì chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị cử người khác làm người đại diện theo Pháp luật của công ty.

Trên đây là những quy định về người đại diện theo Pháp luật mà đội ngũ biên tập viên Phương Nam 24h muốn chia sẻ với bạn. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, bạn đã nắm được những vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người đại diện Pháp luật cũng như trách nhiệm của họ đối với doanh nghiệp là gì. Xin cảm ơn các bạn đã đọc bài viết!

Tham khảo thêm:

icon 24hthongtin  Thành lập công ty TNHH cần làm những thủ tục gì?

icon 24hthongtin  Cơ cấu tổ chức và mô hình quản lý của công ty Cổ phần

icon 24hthongtin  Ưu nhược điểm các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam

Tin Tổng hợp khác

Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Không phải ai sinh ra cũng tự nhiên sở hữu khả năng thuyết trình xuất sắc, tuy nhiên có nhiều phương pháp giúp bạn rèn luyện kỹ năng này. 
KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

Hiểu rõ KOL là gì cũng như sự khác biệt giữa KOL và KOC sẽ giúp bạn chọn được hình thức tiếp thị phù hợp, hiệu quả cho doanh nghiệp.  
Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định không chỉ là khả năng lựa chọn mà còn liên quan chặt chẽ đến quá trình tư duy, xử lý thông tin và phân tích tình huống.  
Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là màu sắc tạo nên bức tranh cuộc sống, có ảnh hưởng đến quyết định, hành động và thậm chí cả cách bạn tương tác với mọi người. 
Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là những cá nhân có thể tác động đến hành vi, suy nghĩ và quyết định mua sắm của một nhóm đối tượng hoặc cả cộng đồng.  
Đọc vị là gì? Hé lộ 15 thủ thuật đọc vị người khác cực chuẩn

Đọc vị là gì? Hé lộ 15 thủ thuật đọc vị người khác cực chuẩn

Nắm vững cách đọc vị người khác, bạn sẽ dễ dàng suy luận cảm xúc, suy nghĩ của đối phương, giúp cuộc giao tiếp diễn ra hiệu quả.