Các loại vốn khi thành lập doanh nghiệp mới

Trên thực tế, Pháp luật nước ta không quy định mức vốn tối thiểu cần có để thành lập một doanh nghiệp. Tuy nhiên, để có thể hoạt động tốt trên thị trường, chủ doanh nghiệp cũng nên chuẩn bị một số loại vốn cần thiết tùy thuộc vào từng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Tại một số Nghị định, các loại vốn khi thành lập doanh nghiệp mới đã được quy định rõ ràng, giúp chủ doanh nghiệp thuận lợi hoàn thiện giấy tờ cần thiết và sẵn sàng đưa công ty đi vào hoạt động.
 

Các loại vốn khi thành lập doanh nghiệp mới
 

1. Vốn điều lệ

Theo quy định tại khoản 29 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014, vốn điều lệ là tổng số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết sẽ góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiên hữu hạn hai thành viên hoặc công ty cổ phần trong một thời gian nhất định. Vốn này sẽ được ghi cụ thể vào điều lệ công ty. Đây được xem là một trong các loại vốn của doanh nghiệp cần chuẩn bị khi thành lập.

Vốn điều lệ sẽ do doanh nghiệp tự đăng ký và không bị ràng buộc về giới hạn (trừ các trường hợp quy định vốn pháp lý và vốn ký quỹ có liên quan đến vốn điều lệ). Vậy nên, căn cứ vào điều kiện đáp ứng của từng ngành nghề, phương án kinh doanh mà chủ doanh nghiệp có thể cân nhắc để đăng ký mức vốn điều lệ sao cho phù hợp.

Thời hạn góp vốn điều lệ là 90 ngày kể từ khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp có thể đăng ký tăng hoặc giảm vốn điều lệ và cần phải làm thủ tục thay đổi giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp.
 

Các loại vốn khi thành lập doanh nghiệp
 

2. Vốn pháp định

Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu mà doanh nghiệp phải có trong ngân hàng hoặc tài sản theo quy định của Pháp luật tùy thuộc vào từng ngành nghề kinh doanh khác nhau. Loại vốn này sẽ do cơ quan có thẩm quyền quy định và thường thấp hơn hoặc bằng vốn điều lệ của doanh nghiệp.

Cụ thể, tại Luật Kinh doanh bất động sản 2014 quy định, đối với ngành nghề kinh doanh bất động sản yêu cầu mức vốn pháp định là 20.000.000.000 VNĐ. Tại Nghị định 101/2012/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt yêu cầu vốn pháp định đối với ngành dịch vụ trung gian thanh toán là 50.000.000.000 VNĐ. Tại Nghị định 17/2012/NĐ-CP yêu cầu đối với dịch vụ kiểm toán, vốn pháp định là 5.000.000.000 VNĐ.
 

Các loại vốn trong doanh nghiệp
 

3. Vốn ký quỹ

Vốn ký quỹ cũng nằm trong các loại vốn khi thành lập doanh nghiệp. Đây là số tiền phải có thực tế trong ngân hàng nhằm đảm bảo cho quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Tùy thuộc vào điều kiện kinh doanh của từng ngành nghề mà mức vốn ký quỹ cũng được quy định khác nhau tại các văn bản Pháp luật. Thông thường, mức vốn ký quỹ bao giờ cũng thấp hơn hoặc bằng vốn điều lệ và vốn pháp định của doanh nghiệp.

Ví dụ, tại Nghị định 168/2017/NĐ-CP Luật Du lịch yêu cầu, đối với ngành nghề kinh doanh lữ hành nội địa, mức vốn ký quỹ là 100.000.000 VNĐ, còn đối với kinh doanh lữ hành quốc tế phạm vi inbound thì vốn cần chuẩn bị sẽ là 250.000.000 VNĐ và phạm vi outbound là 500.000.000 VNĐ. Tại Nghị định 126/2007/NĐ-CP yêu cầu mức vốn ký quỹ đối với dịch vụ đưa người lao động Việt Nam sang nước ngoài làm việc là 1.000.000.000 VNĐ. Hay tại Nghị định 52/2014/NĐ-CP quy định ngành nghề kinh doanh dịch vụ việc làm cần có mức vốn ký quỹ là 300.000.000 VNĐ.
 

Các loại vốn của doanh nghiệp
 

4. Vốn góp nước ngoài

Khái niệm vốn đầu tư thường được áp dụng đối với trường hợp công ty nước ngoài góp vốn vào các tổ chức kinh tế tại Việt Nam. Với hình thức ngày, doanh nghiệp nước ngoài có thể lựa chọn góp theo tỷ lệ nhất định hoặc sử dụng toàn bộ vốn ngoại để thành lập công ty vốn 100% nước ngoài. Thông thường, những công ty có liên quan đến nước ngoài mới cần phải lưu ý đến loại vốn này.

Vốn góp đầu tư nước ngoài sẽ có liên quan trực tiếp đến thuế môn bài sau khi đã hoàn tất quy trình thành lập doanh nghiệp. Theo đó, nếu vốn góp là trên 10.000.000.000 VNĐ thì thuế môn bài một năm doanh nghiệp phải đóng là 3.000.000 VNĐ. Nếu vốn góp dưới 10.000.000.000 VNĐ thì thế môn bài mỗi năm là 2.000.000 VNĐ. Còn đối với việc góp vốn vào các chi nhánh, địa điểm kinh doanh, văn phòng đại diện, tổ chức kinh tế khác thì thuế môn bài mỗi năm doanh nghiệp cần đóng sẽ là 1.000.000 VNĐ.
 

Các loại vốn trong doanh nghiệp mới
 

Trên đây là nội dung chia sẻ của đội ngũ biên tập viên Phương Nam 24h về các loại vốn trong doanh nghiệp. Có thể thấy, đây chính là một trong những yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất khi bắt đầu thành lập một công ty để hoạt động kinh doanh. Hi vọng rằng qua bài viết, bạn đã biết được các loại vốn cần thiết để chuẩn bị đầy đủ, giúp cho hoạt động kinh doanh được diễn ra thuận lợi hơn. Nếu cần tư vấn thêm về các thủ tục liên quan đến vốn, các bạn có thể liên hệ với dịch vụ thành lập doanh nghiệp uy tín để được hỗ trợ nhanh nhất. Xin cảm ơn!

Nội dung liên quan

Tin Kinh doanh khác

Target là gì? Hướng dẫn target thị trường mục tiêu hiệu quả

Target là gì? Hướng dẫn target thị trường mục tiêu hiệu quả

Target là bước quan trọng mà mọi doanh nghiệp không nên bỏ qua để định hình chiến lược kinh doanh cũng như tối ưu hóa hiệu quả tiếp thị.
Cross selling là gì? Bí quyết cross sell trong bán hàng

Cross selling là gì? Bí quyết cross sell trong bán hàng

Dù cross selling không phải là kỹ thuật mới trong bán hàng nhưng để triển khai hiệu quả thì bạn cần nắm rõ một số nguyên tắc nhất định.  
Mở rộng thị trường là gì? Top 3 chiến lược mở rộng thị trường

Mở rộng thị trường là gì? Top 3 chiến lược mở rộng thị trường

Khi thị trường hiện tại đã “bão hòa” thì doanh nghiệp cần phải tìm kiếm những cơ hội mới để phát triển hoạt động kinh doanh của mình.  
Marketing 5.0 là gì? Khám phá sự trỗi dậy của marketing 5.0

Marketing 5.0 là gì? Khám phá sự trỗi dậy của marketing 5.0

Với sự bùng nổ của công nghệ, marketing 5.0 đã nổi lên như một cách tiếp cận mạnh mẽ để đáp ứng, làm hài lòng người tiêu dùng hiện đại.  
Doanh thu là gì? Cách tính doanh thu bán hàng chi tiết

Doanh thu là gì? Cách tính doanh thu bán hàng chi tiết

Doanh thu là gì? Tìm hiểu cách tính doanh thu bán hàng chi tiết sẽ giúp bạn dễ dàng đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.  
Doanh số là gì? 7 tuyệt chiêu thúc đẩy doanh số bán hàng

Doanh số là gì? 7 tuyệt chiêu thúc đẩy doanh số bán hàng

Doanh số là thước đo quan trọng cho hoạt động kinh doanh và có tác động đáng kể đến chiến lược dài hạn của mọi doanh nghiệp.