Thái độ là gì? Khái niệm và bản chất của thái độ

Để quyết định đến sự thành công của một người nào đó, kiến thức và kỹ năng thực tế chỉ chiếm 30%, 70% còn lại hoàn toàn dựa vào thái độ của họ. Thái độ chính là cách mà bạn thể hiện với thế giới rằng bạn là con người như thế nào. Đây cũng là yếu tố giúp bạn vượt qua mọi khó khăn, chông gai trong cuộc sống. Vậy thì thái độ là gì? Hãy cùng đội ngũ Phương Nam 24h tìm hiểu chi tiết hơn định nghĩa và những ví dụ cụ thể về thái độ trong bài viết này nhé.
 

Thái độ là gì?
 

Thái độ là gì?

Trước khi đi vào những ví dụ cụ thể, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về khái niệm thái độ là gì? Thái độ ở đây thực chất là một trạng thái được thể hiện qua mặt hành vi, cảm xúc của mỗi người. Trên thực tế, con người thường thể hiện thái độ của mình thông qua lời nói, cử chỉ, hành vi, nét mặt,...để thay cho những phản ứng, cảm xúc và đánh giá của mình với thế giới xung quanh. Những đánh giá này đôi khi cũng rất mơ hồ, chúng có thể bao gồm cả thái độ tích cực và tiêu cực, nhưng đôi khi cũng là những cảm xúc không rõ ràng của người thể hiện thái độ.
 

Khái niệm thái độ
 

Bản chất của thái độ là gì?

Theo như các đánh giá của nhiều nhà nghiên cứu tâm lý học cho thấy, thái độ của con người sẽ được cấu thành từ 3 yếu tố sau:

1. Nhận thức

Nhận thức được xem là thành phần quan trọng nhất của thái độ. Nhận thức giống với cái gọi là nền tảng của kiến thức. Chúng còn là niềm tin, sự hiểu biết và những đánh giá cá nhân về một sự vật, sự việc, hay con người nào đó. Ai trong chúng ta cũng có những mức độ cảm nhận khác nhau về mọi vật trên đời. Ví dụ trộm cắp là hành vi trái đạo đức, không đúng với chuẩn mực của xã hội. Nếu bạn cho rằng đây là một ý kiến đúng thì tức là bạn đang có nhận thức về vấn đề này.

2. Ảnh hưởng

Ảnh hưởng chính là cảm nhận, cảm xúc của bạn đối với con người, sự vật đang diễn ra xung quanh. Đây là những ảnh hưởng chưa được giải phóng ra bên ngoài và bộc lộ bằng hành vi. Ví dụ như bạn vừa được giao một công việc khó và bạn đang cảm thấy lo lắng. Lúc này, cảm xúc lo lắng của bạn mới chỉ dừng lại ở trong tiềm thức chứ chưa hề được bạn bày tỏ ra bên ngoài.

3. Hành ᴠi của thái độ

Hành vi của thái độ là cách mà bạn trực tiếp thể hiện với thế giới bên ngoài. Thông thường, hành vi này chỉ được thể hiện rõ nét khi có nhân tố thứ hai tác động và khiến chủ thể phản ứng lại. Điển hình như khi có ai đó không làm bạn vừa ý thì ngay lập tức bạn sẽ thể hiện lại bằng thái độ khó chịu, nhăn nhó.
 

Bản chất của thái độ
 

Một số ví dụ cụ thể về thái độ

Hiện nay, trong cuộc sống con người luôn tồn tại hai thái độ là tích cực và tiêu cực. Trong đó, thái độ tích cực được biểu hiện trực tiếp qua cách nhìn nhận, cách hành động theo chiều hướng tốt. Người có thái độ tích cực thường sống lạc quan, được nhiều người quý mến và luôn biết cách hoàn thành những mục tiêu đơn giản nhất.

Trái ngược với tích cực là thái độ tiêu cực, thể hiện sự thiếu lạc quan diễn ra trong cảm xúc, hành vi của mỗi người. Nguồn năng lượng xấu này sẽ thường xuất hiện do một hành vi nào đó bên ngoài tác động, khiến cho bạn tự động nghĩ theo một chiều hướng xấu. Khi bản thân rơi vào trạng thái tiêu cực, con người rất dễ bị cáu gắt, mệt mỏi và thường xuyên bị lo lắng bởi những chuyện không đáng. Để các bạn có thể hiểu rõ hơn về hai thái độ này thì chúng ta sẽ tìm hiểu ngay một số ví dụ về thái độ dưới đây nhé.

“Cô ấy có thái độ lạc quan trong cuộc sống” - Nói về việc cô ấy luôn có những suy nghĩ tích cực, yêu đời trong cuộc sống. Khi gặp khó khăn, cô ấy cũng sẽ không đổ lỗi do hoàn cảnh mà sẽ tự tin rằng bản thân mình sẽ vượt qua được tất cả.

“Anh ấy có thái độ nhiệt tình trong công việc” - Ví dụ về thái độ này nói về việc anh ấy luôn cố gắng hoàn thành trong mọi công việc của mình. Ngoài ra, anh ấy cũng thường xuyên giúp đỡ đồng nghiệp để cùng nhau phát triển và tăng cường kỹ năng.

“Anh ấy có thái độ bi quan về cuộc sống” - Trái ngược với lạc quan, anh ấy lại có thái độ tiêu cực và không còn niềm tin vào cuộc sống. Anh ấy cho rằng mọi thứ đều quay lưng lại với mình và cuộc đời mình chỉ toàn những cô đơn, cay đắng.

“Cô ta có thái độ tồi tệ đối với động vật” - Đây lại là một ví dụ về thái độ tiêu cực khác về việc cô gái luôn bắt nạt và thường xuyên đánh đập động vật, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.
 

Ví dụ về thái độ
 

Những biểu hiện của thái độ

1. Thái độ học tập

Một trong những biểu hiện chính của thái độ mà chúng ta thường được chứng kiến trong cuộc sống là thái độ học tập. Nó được hiểu là những suy nghĩ, phản ứng của học sinh đối với các môn học. Khi học sinh có thái độ tốt đối với việc học, các em sẽ không ngừng chăm chỉ, rèn luyện và nghiên cứu để giải quyết các bài khó. Những điều này sẽ tạo thành động lực để các em không chỉ đạt được điểm số cao mà còn là cách mà các em cống hiến cho xã hội này. Ngược lại, những trẻ có thái độ học tập không tốt sẽ rất dễ bị mất tập trung, hay quên và thường không có hứng thú đối với việc học.

Vậy thì ngoài thầy cô, bản thân cha mẹ nên làm gì để rèn luyện thái độ học tập cho con được tốt hơn? Thực tế, con cái chính là bản sao của cha mẹ, nên nếu cha mẹ lười biếng thì những đứa con cũng sẽ không thể nào chăm chỉ. Vậy nên, ngay từ khi các con còn nhỏ, cha mẹ cần rèn luyện các con thành người có thái độ học tập tích cực thông qua một vài cách sau:

- Tạo thói quen chăm chỉ học tập cho con: Nhiều bậc cha mẹ thường có suy nghĩ rằng trẻ con thì không cần phải học nhiều. Nhưng học ở đây không phải chỉ dừng lại ở việc giải các bài toán phức tạp, cái mà chúng tôi muốn nói đó chính là sự học hỏi. Khi trẻ bắt đầu 6 tuổi, cha mẹ hãy cho con tập làm quen với những quyển sách, truyện tranh để trẻ hình thành niềm yêu thích với sách. Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể kể chuyện, đọc báo và cùng chia sẻ một vấn đề thời sự nào đó với con trẻ. Chắc chắn, bé sẽ cảm thấy hứng thú hơn với mỗi kiến thức mà bạn chia sẻ và hình thành nên tính cách đam mê học hỏi ngay từ khi còn nhỏ.

- Hãy làm gương cho con: Không có cách dạy con nên người nào tốt hơn cách mà chính cha mẹ tự làm gương cho con. Hãy không ngừng đọc sách và cải thiện bản thân mỗi ngày. Con cái sẽ nhìn vào cha mẹ để bắt chước và học tập theo. Nhưng nếu bạn lại chỉ thích bấm điện thoại và ép con học thì trẻ chắc chắn sẽ không làm điều đó, thậm chí chúng còn la ó và phản đối lại bạn.

- Trò chuyện cùng giáo viên ở trường của con: Trò chuyện cùng với giáo viên của trẻ để cha mẹ có thể tìm ra những điểm mạnh, yếu của con. Không giống như cha mẹ, giáo viên họ có nghiệp vụ để nhìn nhận một học sinh một cách nhanh và chính xác. Bên cạnh đó, bạn cũng nên hỏi giáo viên về chương trình dạy học trên lớp để bạn có thể lên kế hoạch kiểm tra và hướng dẫn con được tốt hơn.
 

Thái độ học tập
 

2. Thái độ làm việc

Hiểu một cách đơn giản nhất thì thái độ làm việc chính là những biểu hiện của sự nỗ lực, tập trung không ngừng nghỉ vào trong công việc. Nó cũng là yếu tố để các doanh nghiệp đánh giá liệu bạn có phù hợp với môi trường làm việc hay không? Thái độ làm việc được chia thành thái độ làm việc tích cực và người làm việc thiếu thiện chí. Những người làm việc với thái độ tích cực sẽ luôn thấy bản thân tràn đầy năng lượng và hòa nhã với mọi người xung quanh. Trong quá trình làm việc, bạn sẽ luôn cố gắng hết sức để hoàn thành công việc một cách hoàn hảo nhất và sẽ không ngại đối mặt với những khó khăn. Nhưng với những người làm việc tiêu cực, tâm lý của họ luôn trong trạng thái mệt mỏi, chán nản. Họ thường khiến cho công việc bị chậm trễ và luôn có tâm thế muốn nghỉ việc. 

Có lẽ chúng ta cũng nghe nhiều đến câu nói “Thái độ hơn trình độ”. Quả thật, trình độ chuyên môn là thứ chúng ta có thể học hỏi và tiếp thu, trau dồi. Thế nhưng, thái độ của mỗi người nó lại ăn sâu vào trong máu nên việc thay đổi dường như là rất khó. Vậy nên, dù bạn có là người tài giỏi như thế nào nhưng lại không có được những phẩm chất tốt đẹp thì con đường mà bạn đang đi cũng chỉ là vô nghĩa. Thay vào đó, hãy thử cố gắng để rèn luyện và cải thiện thái độ làm việc tiêu cực của mình mỗi ngày theo những cách sau:

- Luôn phải cố gắng chuyên nghiệp: Kỹ năng làm việc chuyên nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng để bạn có thể thăng tiến trong công việc. Hãy luôn cố gắng hoàn thành công việc mà cấp trên giao phó với một nụ cười trên môi. Nụ cười này giúp bạn tạo được thiện cảm, sự tin tưởng của người đối diện. Khi gặp những vấn đề khó, đừng tỏ ra thái độ khó chịu mà hãy cố gắng tìm cách để vượt qua nó.

- Luôn là người chủ động trong công việc: Bên cạnh những công việc mà cấp trên giao phó, bạn không nên thụ động trong những công việc thường ngày của bản thân. Hãy luôn chứng minh mình là người luôn chủ động trong mọi việc và tạo thói quen tìm kiếm giải pháp. Ngoài ra, đừng vội đổ lỗi cho ai đó về bất cứ điều gì, tất cả mọi việc đều có cách giải quyết và bạn hãy tin là như vậy để có thể cố gắng hơn.

- Hãy là người trung thực: Ngay cả trong cuộc sống thường ngày, chúng ta cũng rất thường hay phạm phải sai lầm, huống chi là trong công việc. Một nhân viên có thái độ làm việc chuyên nghiệp sẽ không bao giờ lấp liếm, che giấu những sai phạm mà mình gặp phải. Họ sẽ sẵn sàng nhận sai và có trách nhiệm sửa lỗi nhanh chóng.
 

Thái độ làm việc
 

3. Thái độ sống

Tương tự như thái độ học tập và thái độ làm việc, thái độ sống là cách mà chúng ta phản ứng, nhìn nhận về cuộc đời mình. Mỗi người chúng ta ai mà chả từng gặp phải khó khăn, những cảm xúc đau đớn về cả thể xác lẫn tinh thần. Lúc này, chính cách thể hiện của bạn sẽ nói cho bạn biết thái độ sống của bạn như thế nào. Đối với những người sống tích cực, họ luôn chủ động trong cuộc sống và nhìn nhận mọi thứ theo chiều hướng tốt. Thay vì tìm cách đổ lỗi cho ai đó, họ lại tự tìm cách để vượt qua và suy nghĩ lạc quan nhất. Nhưng với những người có lối sống bi quan, họ sẽ bị “giam cầm” trong những cảm xúc tiêu cực về cuộc đời. Họ luôn cho rằng bản thân là kẻ yếu kém, thường tự vẽ cuộc đời bằng những cảm xúc cực đoan và tìm cách trốn tránh. Người có thái độ sống tiêu cực không chỉ ảnh hưởng đến bản thân ở hiện tại mà còn tác động đến cả tương lai của mình. Vì vậy, để khiến bản thân mình mỗi ngày thêm sống tích cực thì bạn cần phải ghi nhớ những điều sau đây:

- Đừng tự thôi miên bản thân: Nếu bạn nghĩ rằng thế giới này là một nơi tồi tệ thì chắc chắn bạn đang có một thái độ sống khá tiêu cực. Nếu trong một thời gian dài bạn vẫn liên tục có những suy nghĩ tiêu cực thì chắc chắn thái độ sống của bạn cũng sẽ bị rập khuôn như vậy. Cách tốt nhất để thay đổi điều này đó chính là hãy dành cho mình một khoảng thời gian để cảm nhận được những mặt tốt của xã hội, đến những nơi đông đúc mà ở đó, bạn sẽ thấy được cách người ta giúp đỡ lẫn nhau.

- Hãy làm quen với những người sống tích cực: Bên cạnh đó, đừng bó mình vào một góc mà hãy tìm đến những người có lối sống tích cực. Hãy làm quen với những người có chí vươn lên, nhiệt tình và không ngại khó khăn. Nếu bạn cần một lời khuyên thì hãy nhờ đến họ, một người có lối sống tích cực sẽ không bao giờ ích kỷ với bạn một lời khuyên, một câu trả lời. Ngoài ra, bạn cũng nên học hỏi những điều tốt đẹp nơi họ để thoát ra khỏi trạng thái tệ hại của bản thân.

- Biết bản thân mình muốn gì, làm gìThay vì tự vẽ cho mình một tương lai đen tối với cái kết không ai bên cạnh, bạn hãy tự mình tạo ra một tương lai tươi sáng hơn và là mục tiêu để bạn phấn đấu. Bạn phải có tự tin vào bản thân của mình và hãy vui vẻ với những gì mà mình đạt được. Đừng lo lắng, buồn bã trước những vấn đề nhỏ không được giải quyết. Hãy tự đặt mình vào những suy nghĩ thoáng hơn bằng cách biến khó khăn trở thành động lực giúp mình vươn lên.

- Mở rộng tấm lòng mình: Đừng sống ích kỷ trong chính thế giới của mình, hãy cởi mở và hòa hợp với thế giới bên ngoài. Sao bạn không thử học cách giúp đỡ mọi người để nhận lại được câu cảm ơn và nụ cười hạnh phúc? Sự giúp đỡ này không cần phải quá cầu kỳ đâu, đôi khi chỉ cần là một lời khuyên nhỏ, một cái ôm chúc mừng cũng đủ để khiến bạn mở lòng ra hơn với mọi người rồi đấy.
 

Ý nghĩa của thái độ
 

Hi vọng qua những thông tin đội ngũ biên tập viên chúng tôi chia sẻ ở trên, các bạn đã hiểu rõ định nghĩa về thái độ là gì, qua đó có cái nhìn đa chiều hơn về thái độ sống cũng như biết cách để bản thân trở nên tốt đẹp hơn. Chắc chắn, trên con đường phát triển của mình thì một thái độ sống tốt đẹp chính là hành trang mà bất cứ ai trong chúng ta cũng cần đến để hướng tới sự thành công và tiến bộ hơn nữa.

Nội dung liên quan

Tin Tổng hợp khác

CTA là gì? Hướng dẫn tạo lời kêu gọi hành động hiệu quả

CTA là gì? Hướng dẫn tạo lời kêu gọi hành động hiệu quả

Hiểu rõ CTA và cách áp dụng những nguyên tắc tạo lời kêu gọi hành động hiệu quả sẽ giúp bạn đạt được kết quả, mục tiêu như mong muốn.  
Storytelling là gì? Nghệ thuật kể chuyện với storytelling

Storytelling là gì? Nghệ thuật kể chuyện với storytelling

Khám phá nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn với storytelling để giúp bạn thành công đưa chiến dịch marketing của mình lên tầm cao mới.
Manifest là gì? Mở khóa sức mạnh tâm trí với manifestation

Manifest là gì? Mở khóa sức mạnh tâm trí với manifestation

Biết cách mở khóa sức mạnh tâm trí với luật hấp dẫn manifest sẽ giúp bạn đạt được những điều mà mình hằng mong muốn.
Celeb là gì? Những điều cần biết về celebrity marketing

Celeb là gì? Những điều cần biết về celebrity marketing

Khám phá cách tận dụng celeb trong marketing hiệu quả để giúp bạn đạt được mục tiêu kinh doanh và đưa thương hiệu lên tầm cao mới.
Tư duy phản biện là gì? Bí quyết rèn luyện tư duy phản biện

Tư duy phản biện là gì? Bí quyết rèn luyện tư duy phản biện

Tư duy phản biện là khả năng suy luận và đánh giá thông tin một cách logic để đưa ra lập luận chính xác khi đối mặt với vấn đề.  
Flex là gì? Giải mã lý do trend flex khuynh đảo mạng xã hội

Flex là gì? Giải mã lý do trend flex khuynh đảo mạng xã hội

Flexing không chỉ dừng lại trong việc khoe khoang mà còn tạo động lực và là nguồn cảm hứng để mọi người vượt qua giới hạn bản thân.