Cách lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả trong 9 bước đơn giản

Kế hoạch kinh doanh đóng vai trò quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công hay thất bại của một công ty trên thị trường cạnh tranh. Thực tế cho thấy không có một tổ chức nào có thể triển khai ý tưởng và mục tiêu mà không dựa trên bản kế hoạch kinh doanh chi tiết được nghiên cứu kỹ lưỡng từ trước. Đặc biệt, đây còn được xem là điều kiện tiên quyết để các nhà đầu tư hoặc ngân hàng cân nhắc về việc có nên bỏ vốn đầu tư vào công ty của bạn hay không. Vậy kế hoạch kinh doanh là gì? Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn cách lập kế hoạch kinh doanh chi tiết, hiệu quả trong 9 bước vô cùng đơn giản mà bất kỳ ai cũng không nên bỏ lỡ, hãy cùng theo dõi nhé!
 

Cách lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả trong 9 bước đơn giản
 

Vai trò của bản kế hoạch kinh doanh đối với doanh nghiệp

Trước khi tìm hiểu lý do tại sao việc xây dựng kế hoạch kinh doanh lại quan trọng đối với quá trình hoạt động của công ty thì đầu tiên, bạn cần phải nắm rõ về định nghĩa này. Nói một cách đơn giản, kế hoạch kinh doanh là bản mô tả chi tiết về quá trình và hướng phát triển của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định. Theo đó, việc sở hữu một bản kế hoạch rõ ràng sẽ tạo điều kiện cho bạn nhanh chóng nắm bắt xu hướng thị trường, phân tích đối thủ, xác định khách hàng tiềm năng và hiểu rõ tình hình nội bộ của công ty. Từ đó, doanh nghiệp có thể đưa ra các kế hoạch triển khai công việc trong tương lai gần.

Qua khái niệm trên có thể thấy, bản kế hoạch kinh doanh giữ một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự thành bại của mọi công ty. Cụ thể:

- Mặt nội bộ: Kế hoạch kinh doanh không chỉ là công cụ hỗ trợ đánh giá tình hình hoạt động hiện tại của tổ chức mà còn giúp bạn xác định rõ thế mạnh mà mình đang sở hữu, điểm yếu cần điều chỉnh, cơ hội nên tận dụng và các thách thức đối với yếu tố bên ngoài, từ đó xây dựng kế hoạch toàn diện để đối phó trước những nguy cơ có thể xảy ra.

- Mặt ngoại vi: Bản kế hoạch kinh doanh còn là tài liệu quan trọng giúp nhà đầu tư, các đối tác và khách hàng hiểu rõ hơn quá trình hoạt động của doanh nghiệp, điều này giúp họ đưa ra quyết định có nên hợp tác với bạn trong tương lai hay không.

9 bước lập kế hoạch kinh doanh chi tiết từ A - Z

Kế hoạch kinh doanh cũng giống như một bảng hướng dẫn chi tiết, giúp bạn hiểu rõ mình cần phải tập trung vào vấn đề gì và làm thế nào để triển khai một ý tưởng đã được phác thảo hoặc bất kỳ dự án nào khác. Để hiểu rõ hơn thì dưới đây là các bước lập kế hoạch kinh doanh cụ thể mà bạn không nên bỏ qua:

Bước 1: Lập kế hoạch kinh doanh từ ý tưởng độc đáo 

Trước khi bắt tay vào việc lên kế hoạch kinh doanh, bạn cần phác thảo những ý tưởng sáng tạo mà mình đã nảy sinh. Đồng thời, tự đặt ra cho mình những câu hỏi như cái gì, ở đâu, tại sao, như thế nào,... để xác định rõ các nét phác thảo sơ bộ đầu tiên cho bản kế hoạch kinh doanh sắp tới của bạn.

Nhìn chung, một ý tưởng kinh doanh độc đáo thường có sự khác biệt lớn khi chuyển từ giai đoạn phác thảo sang thực tế triển khai và đôi khi sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức. Tuy nhiên, nếu thực sự là một ý tưởng tuyệt vời, cụ thể và khả thi thì bạn đã đạt được một nửa thành công trong kế hoạch kinh doanh của mình.
 

Lập kế hoạch kinh doanh
 

Bước 2: Đặt ra các mục tiêu cụ thể

Nếu muốn vẽ ra một con đường thì bạn cần bắt đầu bằng điểm xuất phát và kết thúc với một điểm đến. Cũng tương tự với nguyên lý đó, một bản kế hoạch kinh doanh cần xác định rõ các mục tiêu cụ thể ngay từ những nét phác thảo đầu tiên thì mới có thể gặt hái được thành công sau này. Những mục tiêu và thành tựu đó sẽ là nguồn động lực cho mọi ý tưởng của bạn. Ngoài ra, việc liệt kê các mục tiêu giúp bạn xây dựng một kế hoạch kinh doanh chi tiết và chính xác hơn.

Bước 3: Nghiên cứu và phân tích thị trường

Chắc hẳn bạn đã từng nghe qua câu “Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng”. Ở đây, thương trường được ví như chiến trường, nơi diễn ra một cuộc chiến khốc liệt giữa hàng trăm đối thủ và nếu muốn thành công thì bạn phải hiểu rõ mọi yếu tố của môi trường xung quanh. Có thể nói, nghiên cứu và phân tích thị trường là một bước đi vô cùng quan trọng khi lập kế hoạch kinh doanh cho công ty nên vì lẽ đó mà bạn cần có kiến thức sâu sắc về thị trường mục tiêu, tệp khách hàng tiềm năng, đối thủ cạnh tranh cũng như đặc điểm ngành nghề mình đang hoạt động.

Bước 4: Lập sơ đồ SWOT cho doanh nghiệp

Ngoài việc phân tích thị trường để hiểu rõ đối thủ thì bạn cũng cần biết những điểm mạnh và yếu của bản thân mình. Theo đó, việc phân tích ma trận SWOT sẽ giúp bạn tổng hợp và đánh giá một cách chi tiết về những yếu tố nội tại cũng như ngoại vi của doanh nghiệp. Nhờ vậy mà bạn sẽ nhận diện được những điểm mạnh để tận dụng, điểm yếu cần khắc phục, cơ hội có thể khai thác và các rủi ro tìm ẩn cần đề phòng.

Khi đã có cái nhìn rõ ràng về tiềm năng của doanh nghiệp, bạn sẽ có cơ sở để lập kế hoạch kinh doanh một cách chính xác, hiệu quả hơn và tránh bị sa lầy vào những ý tưởng không khả thi. Chẳng hạn như bạn có thể tập trung vào chiến lược giá nếu điểm mạnh của bạn là nguồn hàng giá rẻ với chất lượng trung bình. 

Bước 5: Xác lập mô hình tổ chức kinh doanh

Thực tế, một kế hoạch kinh doanh dù có khả thi và tiềm năng như thế nào nhưng nếu chỉ dựa vào nỗ lực của một cá nhân thì khó lòng mà thành công được. Vì vậy, bạn nên tìm kiếm và kêu gọi sự hợp tác từ những người có cùng chí hướng để dễ dàng hơn trong việc biến ý tưởng của mình thành hiện thực. 

Khi có đã có đội ngũ nhân viên đông đảo thì lúc này, bạn cần thiết lập một bản kế hoạch phân chia công việc chi tiết để tránh mọi thứ trở nên rối tung lên. Bản kế hoạch cần mô tả chi tiết về cấu trúc tổ chức, xác định rõ từng cá nhân và bộ phận chuyên môn tham gia. Mỗi thành viên trong công ty sẽ được phân công những nhiệm vụ cụ thể và họ cần phối hợp chặt chẽ với các bộ phận để đạt được hiệu suất làm việc tối đa. Điều này cũng đảm bảo rằng mọi người đều hiểu rõ vai trò và trách nhiệm của mình trong quá trình thực hiện kế hoạch kinh doanh.
 

Xây dựng kế hoạch kinh doanh
 

Bước 6: Lên kế hoạch marketing

Xây dựng chiến lược marketing là một trong những bước không thể thiếu của quá trình lên kế hoạch kinh doanh. Vì vậy, để sản phẩm của công ty được tiêu thụ mạnh mẽ thì bạn cần phải có các bước truyền thông quảng bá và tiếp thị hiệu quả ngay từ những giai đoạn đầu tiên.

Do đó, việc chuẩn bị kế hoạch marketing cụ thể và phù hợp với mục tiêu kinh doanh cũng như khả năng tài chính của doanh nghiệp là hết sức quan trọng. Một chiến lược marketing hiệu quả giúp doanh nghiệp dễ dàng mở rộng thị phần, tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng hơn và đồng thời tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường.

Bước 7: Lập kế hoạch quản lý nhân sự

Khi doanh nghiệp của bạn ngày càng phát triển với số lượng nhân viên đông đảo, có thể là hàng chục hoặc thậm chí hàng trăm, hàng nghìn người thì việc quản lý trực tiếp mỗi cá nhân sẽ trở nên hoàn toàn không khả thi. Do đó, bạn phải thiết lập một hệ thống chuyên môn với kế hoạch quản lý, đào tạo, hướng dẫn và phát triển kỹ năng cho đội ngũ nhân viên của mình.

Bước 8: Lên kế hoạch quản lý tài chính

Nếu bạn không thể phân bổ nguồn lực một cách hợp lý để tối ưu hóa lợi nhuận thì rất có khả năng công ty sẽ bị thấu chi, điều này có nghĩa là doanh thu nhận được sẽ không đủ để đối phó với chi phí và dẫn đến tình trạng thua lỗ trầm trọng. Do đó, lập một bản kế hoạch chi tiết về quản lý dòng tiền là hết sức cần thiết, bao gồm cả việc theo dõi các khoản thu và chi cũng như quản lý các hạng mục chi phí phát sinh khác một cách cẩn thận.

Bước 9: Tiến hành thực hiện kế hoạch

Sau khi hoàn tất bản kế hoạch kinh doanh chi tiết, bước cuối cùng bạn cần làm là triển khai theo từng bước đã thiết lập nhưng cần đảm bảo rằng mọi hoạch định đều phải tuân thủ theo quỹ đạo đã vạch ra. Đồng thời, bạn cũng cần có thêm các phương án dự trù để phòng ngừa cho bất kỳ sự thay đổi nào, tránh tình trạng rối tung và mất kiểm soát.

6 đề mục không thể thiếu trong bản kế hoạch kinh doanh 

Dù doanh nghiệp có quy mô lớn hay nhỏ thì khi xây dựng một bản kế hoạch kinh doanh, bạn đều cần quan tâm đến các yếu tố quan trọng dưới đây:

- Tóm tắt bản kế hoạch: vì bản kế hoạch chính có thể rất dài dòng và phức tạp nên việc tạo ra một bản tóm tắt là rất quan trọng. Điều này giúp đảm bảo rằng người đọc sẽ có thể nắm bắt nội dung cốt lõi ở bên trong bản kế hoạch một cách hiệu quả. 

- Mô tả doanh nghiệp: cung cấp thông tin toàn diện về doanh nghiệp từ lịch sử hình thành, loại hình kinh doanh đến các thành tựu và cơ sở vật chất.

- Thông tin về sản phẩm và dịch vụ: bạn không chỉ cần trình bày thông tin về doanh nghiệp mà còn nên mô tả đặc điểm và tính chất quan trọng liên quan đến sản phẩm / dịch vụ mà mình đang cung cấp.

- Phân tích thị trường: thực hiện đánh giá chi tiết về thị trường, bao gồm các yếu tố như đối thủ cạnh tranh, đặc điểm ngành, nhà cung cấp và khách hàng mục tiêu.

- Báo cáo về nhân lực, marketing và tài chính: bao gồm sơ đồ tổ chức, chiến lược tiếp thị và cấu trúc tài chính để đảm bảo những thành phần chính của doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả.

- Tài liệu đính kèm: thường gồm các tài liệu như bảng cân đối kế toán, bảng luân chuyển tiền tệ, giấy phép kinh doanh và một số chứng chỉ quan trọng khác có liên quan.
 

Cách lập kế hoạch kinh doanh
 

Một số lưu ý quan trọng khi viết kế hoạch kinh doanh

Để tạo ra một bản kế hoạch kinh doanh hoàn hảo và chỉn chu nhất, bạn cần chú ý đến những điểm quan trọng sau đây:

1. Trình bày bản kế hoạch kinh doanh ngắn gọn, súc tích

Đây là một trong những tiêu chí hàng đầu mà bạn cần đặc biệt lưu tâm khi xây dựng kế hoạch kinh doanh. Bởi lẽ một bản kế hoạch dài dòng, rườm rà đôi khi có thể gây mất hứng thú và làm giảm sự tập trung của độc giả, dẫn đến tình trạng chán chường cũng như khả năng bỏ qua nhiều thông tin quan trọng, thậm chí họ sẽ bỏ ngang giữa chừng vì cảm thấy nội dung không có gì đặc sắc. 

2. Ngôn từ dễ hiểu, phù hợp với người đọc

Trước khi bắt đầu triển khai kế hoạch kinh doanh, bạn cần chắc chắn rằng nội dung của mình phù hợp với mọi đối tượng như sếp, đối tác, nhà đầu tư, nhân viên, khách hàng,.... Theo đó, mỗi người sẽ có cái nhìn và cách hiểu riêng nên vì vậy mà bạn không thể trông đợi rằng bất kỳ ai cũng sẽ hiểu hết mọi khía cạnh. Dĩ nhiên, để đảm bảo kế hoạch toàn diện và phù hợp với tất cả mọi người, bạn cần sử dụng ngôn ngữ một cách linh hoạt, phù hợp và dễ hiểu. Đặc biệt, việc thêm vào một bảng ghi chú có thể giúp độc giả hiểu rõ hơn về các thuật ngữ chuyên ngành, từ viết tắt và các khái niệm phức tạp.

3. Tập trung vào hoạt động kinh doanh

Khi quyết định đầu tư kinh doanh vào một sản phẩm hay dịch vụ cụ thể, bạn cần nhận thức được rằng sự chuyên môn cao và kinh nghiệm đóng một vai trò quan trọng bởi lẽ điều này sẽ giúp bạn vượt trội hơn hẳn so với những đối thủ cùng ngành. Vì vậy, hãy xác định điểm mạnh của bản thân và tập trung phát huy nó trong các ý tưởng kinh doanh để nuôi dưỡng cho mình một vũ khí mạnh mẽ giúp doanh nghiệp cạnh tranh hiệu quả hơn trên thị trường.

4. Tìm người giỏi và phù hợp để hỗ trợ

Xây dựng kế hoạch kinh doanh toàn diện và chính xác là nhiệm vụ không thể thực hiện một mình mà thay vào đó, bạn nên tìm kiếm sự hỗ trợ từ các cộng sự. Bạn có thể chọn những đồng nghiệp có kỹ năng mềm và chuyên môn khác nhau để họ giúp đỡ trong những công việc mà bạn không tự tin thực hiện. Ngoài ra, sự đồng lòng của đồng đội còn có thể giúp bạn phát hiện và khắc phục những sai sót tiềm ẩn.

5. Kiểm soát tài chính vững vàng

Sở hữu kiến thức chuyên môn về tài chính cũng như kế toán là một yếu tố quan trọng, giúp bạn xây dựng một bản kế hoạch kinh doanh chính xác và đầy đủ cho doanh nghiệp của mình. Đồng thời, việc thành thạo trong sử dụng phần mềm máy tính, quản lý dữ liệu sẽ hỗ trợ đối với việc tính toán và dự trù chi phí một cách hiệu quả, từ đó nâng cao tính khả thi của kế hoạch kinh doanh.
 

Các bước lập kế hoạch kinh doanh
 

Như vậy qua bài viết này, Phương Nam 24h đã chia sẻ đến bạn 9 bước lập kế hoạch kinh doanh mà bất kì ai cũng không thể bỏ qua. Hy vọng rằng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn có thể nắm vững các bước một cách hiệu quả cũng như thấu hiểu tầm quan trọng của việc xây dựng kế hoạch kinh doanh trong quá trình phát triển doanh nghiệp của mình. Đây không chỉ là một công cụ hữu ích trong việc thu hút đầu tư và đối tác mà còn được xem như bản đồ chi tiết để bạn đạt được những mục tiêu quan trọng.

Nội dung liên quan

Tin Kinh doanh khác

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn và những mối đe dọa tiềm tàng

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn và những mối đe dọa tiềm tàng

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là ai? Học cách những thương hiệu lớn xác định và đánh giá đối thủ tiềm ẩn để áp dụng vào doanh nghiệp của bạn.
CSR là gì? Từ A - Z về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

CSR là gì? Từ A - Z về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

CSR (corporate social responsibility) là chiến lược giúp doanh nghiệp đáp ứng kỳ vọng của các bên liên quan và phát triển bền vững.
Cách phân tích đối thủ cạnh tranh để tối ưu hóa thị phần

Cách phân tích đối thủ cạnh tranh để tối ưu hóa thị phần

Phân tích đối thủ cạnh tranh không chỉ là thu thập thông tin mà còn cả quá trình rút ra bài học để xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả.
Lợi thế cạnh tranh là gì? Các mô hình lợi thế cạnh tranh

Lợi thế cạnh tranh là gì? Các mô hình lợi thế cạnh tranh

Trong thị trường kinh doanh, lợi thế cạnh tranh không chỉ là chìa khóa giúp doanh nghiệp tồn tại mà còn quyết định sự phát triển bền vững.
IMC là gì? Giải mã 8 công cụ truyền thông marketing tích hợp

IMC là gì? Giải mã 8 công cụ truyền thông marketing tích hợp

Giải mã IMC và cách kết hợp các phương tiện truyền thông marketing tích hợp để xây dựng thông điệp nhất quán, tạo dấu ấn khó quên.
Customer experience là gì? Các yếu tố then chốt định hình CX

Customer experience là gì? Các yếu tố then chốt định hình CX

Tại sao một số thương hiệu luôn được khách hàng yêu thích và trung thành? Bí quyết nằm ở CX - trải nghiệm khách hàng mà họ mang lại.