Lợi nhuận là gì? Tổng hợp những điều cần biết về lợi nhuận

Trong kinh doanh, chắc hẳn doanh nghiệp nào cũng đặt ra cho mình những mục tiêu về lợi nhuận theo tháng, theo quý, rồi theo năm. Đây là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng có ảnh hưởng đến sự tồn vinh của bất kỳ doanh nghiệp hoặc cửa hàng nào. Hay nói cách khác, lợi nhuận sẽ là cơ sở được dùng để đánh giá về tình hình kinh doanh của một doanh nghiệp. Tuy nhiên, có quá nhiều các thuật ngữ về kinh tế nên vẫn còn không ít người khá mơ hồ về khái niệm lợi nhuận. Trong bài viết này, những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu hơn lợi nhuận là gì? Tổng hợp những điều cần biết về lợi nhuận để có thể dựa vào đó đưa ra những phương án kinh doanh hiệu quả nhất.
 

Lợi nhuận là gì? Tổng hợp những điều cần biết về lợi nhuận
 

Lợi nhuận là gì?

Trong kinh tế học, lợi nhuận là phần tài sản thu được nhờ vào các hoạt động đầu từ sau khi đã trừ đi những khoản chi phí liên quan. Còn trong kế toán, lợi nhuận được định nghĩa là phần chênh lệch giữa giá bán và chi phí sản xuất.

Sở dĩ, có hai khái niệm khác nhau trong hai lĩnh vực này là bởi vì quan niệm về chi phí. Cụ thể, trong kế toán người ta chỉ quan tâm đến các chi phí bằng tiền mà sẽ không có thêm chi phí cơ hội. Còn về kinh tế học, lợi nhuận sẽ bằng 0 nếu như nền kinh tế ở trạng thái cạnh tranh hoàn hảo. Chính điều này đã dẫn đến có hai khái niệm lợi nhuận kinh tế và lợi nhuận kế toán.

Nếu chi phí bình quân nhỏ hơn chi phí biên, hay bạn cũng có thể hiểu là nhỏ hơn giá bán thì lợi nhuận kinh tế sẽ lớn hơn 0. Còn nếu như chi phí bình quân bằng chi phí biên thì lợi nhuận kinh tế sẽ bằng 0. Khi xét trong thời gian dài hạn, ở điều kiện cạnh tranh hoàn hảo thì lợi nhuận kinh tế thường bằng 0 nhưng lợi nhuận kế toán lại có thể lớn hơn 0.

Chính vì thế, nếu như doanh nghiệp muốn tối đa hóa lợi nhuận thì thường sẽ chọn mức sản lượng có doanh thu biên bằng chi phí biên. Có nghĩa là phần doanh thu thêm vào khi bán một đơn vị sản phẩm sẽ bằng với phần chi phí để làm ra một đơn vị sản phẩm. Trong môi trường cạnh tranh hoàn hảo, doanh thu biên sẽ bằng với giá bán, ngay cả khi giá bán thấp hơn chi phí bình quân tối thiểu và lợi nhuận bị âm. Như vậy, doanh nghiệp sẽ ít bị lỗ nhất tại điểm mà doanh thu biên bằng với chi phí biên.
 

Lợi nhuận là gì?
 

Phân loại lợi nhuận trong kinh doanh

Khi xét về lợi nhuận trong kế toán, chúng ta lại có thể chia ra thành nhiều loại lợi nhuận khác nhau. Mỗi loại được dùng trong một trường hợp tính cụ thể nhằm giúp doanh nghiệp tối ưu đa hóa hoạt động kinh doanh. Cụ thể, các loại lợi nhuận ở đây sẽ bao gồm:

- Lợi tức: Là khái niệm được dùng để chỉ những khoản lợi nhuận thu được từ hoạt động đầu tư, kinh doanh hoặc tiền lãi có được khi cho vay, gửi tiết kiệm ngân hàng. Trong các trường hợp khác nhau thì lợi tức sẽ có những tên gọi khác nhau. Ví dụ đối với đầu tư chứng khoán thì có thể gọi là cổ tức, trong gửi tiết kiệm thì gọi là tiền lãi,....

- Lợi nhuận trước thuế là lãi (EBIT): Là chỉ số được dùng để đánh giá khả năng thu được lợi nhuận của doanh nghiệp, bằng cách lấy thu nhập trừ đi các khoản chi phí, nhưng sẽ không trừ tiền lãi và thuế thu nhập. Hay nói cách khác, EBIT là lợi nhuận trước khi tính các khoản thanh toán tiền lãi và thuế thu nhập.

- Lợi nhuận trên tài sản (ROA): Là tỷ số được dùng để đo lường khả năng sinh lời trên mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp. Nếu như tỷ số này lớn hơn 0 thì có nghĩa là doanh nghiệp đang lãi và tỷ số càng cao thì chứng tỏ công việc kinh doanh càng được thực hiện hiệu quả. Còn nếu như tỷ số nhỏ hơn 0 thì có nghĩa là doanh nghiệp đang thua lỗ.

- Lợi nhuận trên vốn (ROE): Chính là phẫn lãi ròng sau thuế chia cho tổng giá trị vốn chủ sở hữu (được tính dựa trên bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo tài chính). Về mặt lý thuyết thì khi ROE càng cao có nghĩa là vốn được sử dụng càng hiệu quả. Cũng vì vậy nên các loại cổ phiếu ROE rất được nhà đầu tư quan tâm.

- Lợi nhuận trên doanh thu: Là một chỉ số tài chính được dùng để theo dõi tình hình sinh lời của công ty. Chỉ số này phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận ròng dành cho cổ đông và doanh thu của công ty, hay nói cách khác là lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu. Khi tỷ số này mang giá trị dương có nghĩa là công ty đang có lãi, tỷ số càng lớn thì lãi càng nhiều. Còn khi tỷ số mang giá trị âm có nghĩa là công ty đang thua lỗ.

- Lợi nhuận gộp: Là phần lợi nhuận doanh nghiệp thu về sau khi đã trừ cho các khoản chi phí liên quan đến sản xuất và bán hàng, hay còn được gọi và giá vốn hàng bán.

- Lợi nhuận ròng: Đây là thước đo lợi nhuận của một liên doanh sau khi hạch toán các loại thuế và chi phí. Lợi nhuận ròng là phần lợi nhuận thực tế, sau khi các chi phí hoạt động đã được loại bỏ khỏi lợi nhuận gộp.
 

Các loại lợi nhuận
 

Công thức tính lợi nhuận

Bên cạnh công thức tính lợi nhuận, chúng tôi sẽ đưa ra thêm một công thức tính các loại lợi nhuận quan trọng khác.

Công thức tính lợi nhuận:

Lợi nhuận = Tổng doanh thu - Tổng chi phí

Trong đó:

- Tổng doanh thu là tổng số tiền thu về được trong quá trình hoạt động kinh doanh.

- Tổng chi phí là tổng số tiền phải chi ra cho sản phẩm hoặc dịch vụ với mục đích kinh doanh. Các chi phí này thường bao gồm: tiền vốn, nhân công, mặt bằng, chiến lược quảng cáo,....

Công thức tính lợi nhuận gộp:

Lợi nhuận gộp = Tổng doanh thu - Giá vốn - Chi phí

Công thức tính lợi nhuận ròng:

Lợi nhuận ròng = Tổng doanh thu - Tổng chi phí hoạt động - % thuế doanh nghiệp - 10% VAT

Cách tính lợi nhuận trước thuế:

Lợi nhuận trước thuế = Lợi nhuận gộp - Chi phí bán hàng - Lương - Lãi từ các khoản nợ

Ví dụ: Walmart đã đưa ra báo cáo kết quả kinh doanh vào quý I năm 2019. Theo đó, doanh thu công ty đạt được là 123.9 tỷ USD, giá vốn hàng bán là 93 tỷ USD, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp là 25.9 tỷ USD, lãi từ khoản nợ là 625 triệu USD, các khoản thu dựa trên lãi là 837 triệu USD, lợi nhuận trước thuế là 5.2 tỷ USD, thuế là 1.3 tỷ USD. Áp dụng công thức, ta sẽ được như sau:

Lợi nhuận gộp = 123.9 tỷ USD - 93 tỷ USD = 30.9 tỷ USD.

Lợi nhuận trước thuế = 123.9 - 93 tỷ USD - 25.9 tỷ USD - 625 triệu USD + 837 triệu USD = 5.212 tỷ USD.

Lợi nhuận ròng = 5.2 tỷ USD - 1.3 tỷ USD = 3.9 tỷ USD.

Vai trò của lợi nhuận

Trong kinh doanh, lợi nhuận là chỉ số được quan tâm hàng đầu, có ảnh hưởng to lớn đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp, người lao động và cả nền kinh tế. Cụ thể, những vai trò của lợi nhuận đó là:

1. Vai trò của lợi nhuận trong doanh nghiệp

Có thể nói rằng, lợi nhuận sẽ phản ánh một cách khách quan về tình hình hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Thông qua đó, bạn có thể đưa ra đánh giá chính xác xem liệu rằng doanh nghiệp có đang kiếm tiền tốt hay không? Nguồn thu có ổn định không? Các khoản chi tiêu có vượt quá doanh thu đạt được hay không? Tình hình lợi nhuận trong từng giai đoạn có ổn định hay không?

Hầu hết các doanh nghiệp khi tham gia vào cuộc đua khốc liệt trong thị trường kinh doanh đều mong muốn sẽ đạt được hiệu quả, nâng cao lợi nhuận theo từng giai đoạn cụ thể. Vậy nên, doanh nghiệp sẽ dựa vào con số có được từ việc tính toán lợi nhuận để đánh giá cũng như xây dựng các chiến lược trong tương lai sao cho phù hợp nhất.

Lợi nhuận là yếu tố tác động đến rất nhiều mặt của doanh nghiệp và quan trọng nhất trong số đó là tình hình tài chính. Nếu công ty, tập đoàn đạt được lợi nhuận ổn định, các chi phí cố định trong quá trình kinh doanh và những khoản nợ sẽ được thanh toán. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể đảm bảo khả năng xoay vòng vốn và cân đối tình hình tài chính.
 

Vai trò của lợi nhuận trong doanh nghiệp
 

2. Vai trò của lợi nhuận đối với người lao động

Lợi nhuận tăng không chỉ mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp mà bên cạnh đó, cả những người lao động cũng sẽ nhận được nhiều điều tích cực hơn. Ví dụ như đó có thể là các quyền lợi về việc tăng lương, tiền thưởng, hoa hồng hay các khoản phụ cấp,....

Tăng thu nhập cũng là điều quan trọng để những người lao động có thể trang trải, nâng cao chất lượng cuộc sống hàng ngày. Hơn hết đó là độ tin cậy dành cho doanh nghiệp cũng được tăng lên rất nhiều, để họ có thêm động lực tiếp tục cố gắng làm việc, nâng cao hiệu hiệu suất và tạo thêm nhiều giá trị tốt hơn.

3. Vai trò của lợi nhuận đối với nền kinh tế

Ở tầm vĩ mô hình lợi nhuận sẽ có tác động đến nền kinh tế chung của một quốc gia. Hay bạn cũng có thể hiểu đơn giản, khi mỗi doanh nghiệp đều phát triển thì nền kinh tế của đất nước cũng mới có thể theo đó mà tăng trưởng bền vững hơn. Mỗi doanh nghiệp đều có nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước. Vậy nên nếu doanh nghiệp thu được lợi nhuận càng cao thì mức thuế cần nộp cũng sẽ nhiều hơn. Khoản tiền này sẽ làm dồi dào ngân sách quốc gia nhằm mục đích phát triển các dự án liên quan đến cộng đồng, tạo nên một Việt Nam lớn mạnh.
 

Vai trò của lợi nhuận
 

Làm thế nào để gia tăng lợi nhuận?

Sau khi hiểu hơn về vai trò của lợi nhuận thì một câu hỏi được đặt ra đó là làm thế nào để con số này liên tục tăng lên? Đây cũng chính là mục tiêu mà các doanh nghiệp đang hướng tới. Tuy nhiên, không ít những chủ doanh nghiệp, quản lý cấp cao vẫn còn đang loay hoay không biết phải làm như thế nào mới hiệu quả. Dưới đây là một số gợi ý để gia tăng lợi nhuận mà bạn có thể tham khảo:

1. Phát triển nguồn khách hàng tiềm năng

Khách hàng chính là yếu tố quan trọng để quyết định nên sự tồn vinh của doanh nghiệp, đồng thời cũng chính họ sẽ mang đến lợi nhuận nên bạn cần phải dành một sự quan tâm đặc biệt. Bởi vì khách hàng sẽ là người sẵn sàng chi tiền ra để mua sản phẩm hoặc dịch vụ nhằm giải quyết nhu cầu của bản thân. Hoặc đôi khi cũng có thể khách hàng chưa có nhu cầu, thì lúc này chính bạn sẽ là người cần phải khơi gợi mong muốn. Cần tìm ra cách để họ thấy được sự cần thiết của sản phẩm, dịch vụ, từ đó đi đến các bước tiếp theo của tiến trình mua hàng.

Để gia tăng nguồn khách hàng tiềm năng hiệu quả thì bạn có thể thực hiện theo một số cách sau:

- Chia sẻ thông tin, bài viết về sản phẩm, dịch vụ trên website, blog, các trang mạng xã hội,....

- Triển khai chiến dịch email marketing.

- Tham gia các cộng đồng, group để seeding sản phẩm, dịch vụ.

- Chăm sóc khách hàng cũ.

2. Tăng tỷ lệ chuyển đổi

Tỷ lệ chuyển đổi chính là chỉ số được dùng để phản ánh số lượng khách hàng đã đưa ra quyết định thanh toán trên tổng số khách hàng tiềm tăng. Tỷ lệ này là yếu tố vô cùng quan trọng, bởi vì nếu như khách hàng tiềm năng không mua sản phẩm thì cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp không có doanh thu và lợi nhuận.

Khi tỷ lệ chuyển đổi càng cao thì doanh số mà doanh nghiệp đạt được cũng sẽ càng nhiều. Chính vì thế, các công ty thường xuyên đưa ra các chiến lược, thực hiện chiến dịch nhằm gia tăng tỷ lệ chuyển đổi bằng cách:

- Cải thiện quy trình bán hàng.

- Quan tâm, cải thiện chất lượng dịch vụ và sự hài lòng khách hàng.

- Thực hiện chiến lược về giá.

- Triển khai các chương trình ưu đãi, khuyến mãi.

- Mở rộng kênh bán hàng mới.

- Làm mới content marketing nhưng vẫn phù hợp với khách hàng.

- Thường xuyên thực hiện các cuộc khảo sát khách hàng,....
 

Lợi nhuận doanh nghiệp
 

3. Tăng tỷ suất lợi nhuận

Tỷ suất lợi nhuận là con số dùng để biểu thị khoản lợi nhuận thu về so với phần vốn đã bỏ ra. Hay nói cách khác đó là khi tỷ suất lợi nhuận càng cao thì doanh nghiệp càng có lãi. Vậy thì làm thế nào để gia tăng tỷ suất lợi nhuận? Doanh nghiệp của bạn có thể đạt được điều này bằng việc thực hiện một số cách sau:

- Đào tạo đội ngũ nhân viên bán hàng chuyên nghiệp.

- Quản lý hiệu suất làm việc của nhân viên.

- Đẩy mạnh bán các sản phẩm được khách hàng yêu thích.

- Đầu tư vào công nghệ.

- Cân nhắc về các khoản chi tiêu trong doanh nghiệp.

- Cân nhắc đến việc ngừng các chiến dịch quảng cáo không mang lại hiệu quả,....

4. Tăng doanh thu trung bình trên mỗi lần bán hàng

Nhiều doanh nghiệp thường bỏ qua việc tăng doanh thu trung bình trên mỗi lần bán hàng, nhưng đây thật sự là một cách rất hiệu quả để nâng cao lợi nhuận. Khách hàng của bạn có thể bỏ ra 100.000 đồng để mua sản phẩm, nhưng bên cạnh đó, cũng có những người sẵn sàng bỏ ra 10.000.000 đồng. Chỉ cần tìm kiếm những vị khách có nhu cầu cao này là bạn sẽ thấy được lợi nhuận của doanh nghiệp thay đổi rất nhiều. Vậy thì làm thế nào để tăng doanh thu trung bình trên mỗi lần bán hàng? Bạn có thể thực hiện một số cách sau:

- Hỗ trợ khách hàng trả góp theo kỳ hạn.

- Hỗ trợ khách hàng về tài chính.

- Trưng bày sản phẩm ở những nơi bắt mắt.

- Triển khai các gói ưu đãi.

- Có chính sách chiết khấu khi mua với số lượng lớn.

- Tặng quà khi mua với hóa đơn cao,....

Lợi nhuận của doanh nghiệp

5. Tăng số lượng giao dịch

Tăng số lượng giao dịch chính là việc tăng số lần khách hàng mua sản phẩm, dịch vụ hoặc mua lặp lại theo chu kỳ. Khi số lần giao dịch tăng thì doanh số của danh nghiệp cũng tăng, nhờ đó lợi nhuận sẽ được cải thiện đáng kể. Để làm được điều này, bạn nên thực hiện theo một số cách sau:

- Đừng chỉ hứa với khách hàng mà hãy làm.

- Cải thiện chất lượng của sản phẩm, dịch vụ.

- Chăm sóc khách hàng thường xuyên.

- Thêm danh mục sản phẩm mới.

- Gửi thư quảng cáo đến khách hàng.

- Phát hành thẻ thành viên cho khách hàng,....

Một số câu hỏi thường gặp về lợi nhuận

1. Sự khác biệt giữa lợi nhuận, doanh thu và doanh số là gì?

Hiện nay, có lẽ không ít người vẫn còn nhầm lẫn giữa lợi nhuận, doanh thu và doanh số. Đây là ba khái niệm hoàn toàn khác nhau, theo đó:

- Lợi nhuận là hiệu số giữa tổng số tiền doanh nghiệp tạo ra trừ cho phần chi phí.

- Doanh số là số tiền có được từ việc bán sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

- Doanh thu là tổng số tiền mà doanh nghiệp tạo ra, bao gồm doanh số và cả các khoản thu nhập khác.
 

Khái niệm lợi nhuận
 

2. Sự khác biệt giữa lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận là gì?

Còn một số khái niệm khác bạn cũng nên phân biệt đó là lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận (hay còn được gọi là biên lợi nhuận). Cụ thể:

- Lợi nhuận là hiệu số giữa tổng số tiền doanh nghiệp tạo ra trừ cho phần chi phí.

- Tỷ suất lợi nhuận là tỷ lệ phần trăm giữa phần lợi nhuận của doanh nghiệp sau khi đã trừ đi chi phí. Hay nói cách khác, biên lợi nhuận sẽ cho bạn biết doanh nghiệp kiếm được bao nhiêu tiền trên tổng doanh thu. Khi biên lợi nhuận cao thì nghĩa là doanh nghiệp chỉ mất một khoản tiền nhỏ vào sản xuất và chi phí bán hàng so với phần thu nhập được tạo ra.

Công thức tính biên lợi nhuận như sau:

Biên lợi nhuận gộp = (Doanh thu - Giá vốn hàng bán)/Doanh thu = Lợi nhuận gộp/Doanh thu

3. Lợi nhuận của doanh nghiệp có thể âm không?

Lợi nhuận của doanh nghiệp hoàn toàn có thể âm. Điều này sẽ xảy ra khi doanh nghiệp mất nhiều chi phí mà tổng doanh thu đạt được lại không thể bù đắp được cho các khoản đó. Trong trường hợp này, lợi nhuận sẽ âm và doanh nghiệp không có lãi.

Tuy nhiên, thực tế thì việc công ty thua lỗ cũng không đồng nghĩa với một điều gì đó quá tồi tệ. Mặc dù lợi nhuận âm nhưng có thể họ đang dùng khoản thu nhập của mình để tạo ra bước phát triển đột phá trong tương lai. Trong trường hợp này, bạn có thể hiểu là doanh nghiệp sẽ hi sinh phần lợi nhuận nhỏ ở hiện tại để đổi lại phần lợi nhuận lớn hơn sau này. Nhưng bên cạnh đó, ở một số trường hợp khác thì lợi nhuận âm cũng có thể đang phản ánh thực tế doanh nghiệp gặp khó khăn và sẽ không thể bền vững về lâu dài.

4. Hạn chế của lợi nhuận là gì?

Lợi nhuận là con số phản ánh sức khỏe tài chính của doanh nghiệp, tuy nhiên yếu tố này cũng không phải sẽ thể hiện tất cả ở mọi mặt. Nếu như bạn muốn ra biển, đừng chỉ xem thời tiết có nắng hay không mà bên cạnh đó cũng cần quan tâm đến nhiệt độ không khí, nước, những con sóng,....

Tương tự như vậy, nếu bạn muốn đánh giá về tình hình kinh doanh của một doanh nghiệp thì việc chỉ nhìn vào lợi nhuận thôi là chưa đủ. Bởi vì trong báo cáo kết quả kinh doanh, lợi nhuận chỉ cho ta biết rất ít về các khoản nợ. Đồng thời, không phải cứ lợi nhuận dương là đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đang tạo ra tiền mà bên cạnh đó, bạn còn cần phải kiểm tra thêm báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
 

Lợi nhuận
 

Trên đây là những chia sẻ của đội ngũ biên tập viên Phương Nam 24h để bạn hiểu hơn về khái niệm lợi nhuận là gì. Một doanh nghiệp sẽ không thể tồn tại nếu như bỏ qua mục tiêu về lợi nhuận. Vậy nên, hi vọng rằng qua bài viết, bạn đã có thêm những thông tin hữu ích để tìm ra được cách gia tăng lợi nhuận nhằm nâng cao hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của mình.

Nội dung liên quan

Tin Kinh doanh khác

Target là gì? Hướng dẫn target thị trường mục tiêu hiệu quả

Target là gì? Hướng dẫn target thị trường mục tiêu hiệu quả

Target là bước quan trọng mà mọi doanh nghiệp không nên bỏ qua để định hình chiến lược kinh doanh cũng như tối ưu hóa hiệu quả tiếp thị.
Cross selling là gì? Bí quyết cross sell trong bán hàng

Cross selling là gì? Bí quyết cross sell trong bán hàng

Dù cross selling không phải là kỹ thuật mới trong bán hàng nhưng để triển khai hiệu quả thì bạn cần nắm rõ một số nguyên tắc nhất định.  
Mở rộng thị trường là gì? Top 3 chiến lược mở rộng thị trường

Mở rộng thị trường là gì? Top 3 chiến lược mở rộng thị trường

Khi thị trường hiện tại đã “bão hòa” thì doanh nghiệp cần phải tìm kiếm những cơ hội mới để phát triển hoạt động kinh doanh của mình.  
Marketing 5.0 là gì? Khám phá sự trỗi dậy của marketing 5.0

Marketing 5.0 là gì? Khám phá sự trỗi dậy của marketing 5.0

Với sự bùng nổ của công nghệ, marketing 5.0 đã nổi lên như một cách tiếp cận mạnh mẽ để đáp ứng, làm hài lòng người tiêu dùng hiện đại.  
Doanh thu là gì? Cách tính doanh thu bán hàng chi tiết

Doanh thu là gì? Cách tính doanh thu bán hàng chi tiết

Doanh thu là gì? Tìm hiểu cách tính doanh thu bán hàng chi tiết sẽ giúp bạn dễ dàng đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.  
Doanh số là gì? 7 tuyệt chiêu thúc đẩy doanh số bán hàng

Doanh số là gì? 7 tuyệt chiêu thúc đẩy doanh số bán hàng

Doanh số là thước đo quan trọng cho hoạt động kinh doanh và có tác động đáng kể đến chiến lược dài hạn của mọi doanh nghiệp.