Trademark là gì? Điểm khác biệt giữa trademark và brand

Mặc dù chỉ mới được nhìn nhận một cách nghiêm túc hơn tại Việt Nam nhưng vấn đề về bản quyền đã được xem trọng và đánh giá cao bởi các đơn vị nước ngoài từ rất lâu. Trong đó, trademark là một trong những giải pháp thiết yếu được mọi doanh nghiệp lớn nhỏ sử dụng để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ khi có những tranh chấp nổi lên. Vậy trademark là gì? Làm thế nào để phân biệt brand và trademark khi có quá nhiều sự tương đồng? Hãy cùng chúng tôi khám phá chi tiết về vấn đề này ngay trong bài viết dưới đây nhé.
 

Trademark là gì? Điểm khác biệt giữa trademark và brand
 

Trademark là gì?

Trademark hiểu đơn giản theo nghĩa tiếng Việt là nhãn hiệu, đây là biểu tượng hay tên đặc trưng đã được đăng ký và bảo vệ bởi luật sở hữu trí tuệ. Theo luật pháp của mọi quốc gia, một khi trademark đã được bảo hộ thì sẽ không thể bị sử dụng bởi bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào khác trong lãnh thổ mà bạn đăng ký.

Điều này có nghĩa là bạn sẽ giữ được độc quyền sử dụng biểu tượng hoặc tên mà mình đã đăng ký với cơ quan chức năng và không có bất cứ đơn vị nào có thể tái sử dụng hoặc sao chép lại. Đặc biệt, sau khi đăng ký thì trademark sẽ tồn tại mãi mãi song hành cùng thương hiệu chứ không bị giới hạn về thời gian nếu được gia hạn và nộp lệ phí theo quy định cho Cục Sở hữu trí tuệ.

Tầm quan trọng của việc đăng ký trademark 

Để giúp bạn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc đăng ký trademark thì chúng ta hãy cùng nhau phân tích tình huống sau: Như bạn đã biết, Apple là một thương hiệu nổi tiếng với dòng sản phẩm iPhone cao cấp của mình. Người tiêu dùng lựa chọn và sử dụng iPhone không chỉ bởi tính năng mà còn vì sự yêu thích dành cho thương hiệu này. Giả sử bây giờ, có một đơn vị khác cũng sản xuất điện thoại thông minh và quyết định đặt tên cho sản phẩm của mình là "iPhone" hoặc một tên tương tự thì hậu quả sẽ như thế nào? Rõ ràng, một số người dùng sẽ mua nhầm sản phẩm của đơn vị này và người chịu thiệt thòi trong trường hợp này sẽ là Apple.

Do đó, trademark được tạo ra nhằm ngăn chặn những tình huống như vậy. Nhờ vào việc đăng ký bản quyền nhãn hiệu, các tổ chức sẽ tránh được những trường hợp bị lợi dụng thông qua uy tín của mình. Đồng thời, nếu có bất kỳ đơn vị nào cố ý sử dụng một nhãn hiệu giống với bạn đã đăng ký, họ sẽ phải đối mặt với những hậu quả pháp lý nghiêm trọng. Vậy nên nếu bạn đang xây dựng cho mình một thương hiệu và có kế hoạch phát triển dài hạn thì hãy đăng ký quyền sở hữu trí tuệ ngay để nhận được những lợi ích sau:

- Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của bạn: đây là biện pháp hữu ích để đảm bảo rằng không ai có thể sử dụng tên thương hiệu của bạn dưới bất kỳ hình thức nào mà không có sự cho phép.

- Tạo nên sự khác biệt: giúp khách hàng dễ dàng phân biệt và nhận biết sản phẩm / dịch vụ của bạn so với sản phẩm / dịch vụ của đối thủ.

- Tăng cường giá trị cho thương hiệu: việc đăng ký trademark khiến cho thương hiệu của bạn trở nên đáng tin cậy và được khách hàng đánh giá cao.

- Xây dựng niềm tin và uy tín từ phía khách hàng: tương tự như việc sử dụng hàng chính hãng thì khi người dùng nhìn thấy bạn được luật pháp bảo hộ, họ sẽ cảm thấy an tâm và tin tưởng vào sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn hơn.

- Tránh việc tranh chấp pháp lý: khi bạn đăng ký trademark, bạn sẽ được độc quyền sử dụng tên thương hiệu của mình mà không ai có thể sao chép. Điều này giúp bạn tiết kiệm thời gian và chi phí pháp lý cho các vấn đề pháp lý về quyền sở hữu trí tuệ trong tương lai.
 

Trademark là gì?
 

Phân biệt brand và trademark

Mặc dù có khá nhiều nét tương đồng nhưng về bản chất, trademark và brand lại là hai khái niệm độc lập, khác nhau. Trong đó, thương hiệu có thể được coi như là một cái tên mà doanh nghiệp chọn để đại diện cho chính mình giống như cách cha mẹ đặt tên cho con cái mới sinh.

Việc lựa chọn tên thương hiệu hoàn toàn phụ thuộc vào doanh nghiệp, ví dụ như chị A sở hữu một cửa hàng thời trang và quyết định đặt tên thương hiệu là "Thế giới thời trang A". Khi thương hiệu trở nên nổi tiếng và có nguy cơ bị sao chép, chị A nhanh chóng đăng ký sở hữu trí tuệ để bảo vệ thương hiệu khỏi việc sử dụng trái phép. Vậy là, tên thương hiệu “Thế giới thời trang A” của chị đã trở thành một trademark. Mặt khác, bạn cũng có thể đăng ký nhãn hiệu trước rồi nâng cao nhận diện thương hiệu để nhãn hiệu đó thành thương hiệu trong tâm trí người dùng.

Tuy nhiên, đó đơn giản chỉ là brand đã được đăng ký bảo hộ để trở thành một trademark. Trong lĩnh vực tiếp thị, thương hiệu không chỉ là một tên gọi mà còn tạo nên hình ảnh gọi nhớ trong tâm trí khách hàng với sự tin tưởng, niềm yêu quý và lòng mến mộ. Do đó, thương hiệu chỉ thực sự tồn tại khi nó thu hút sự yêu mến và công nhận từ phía khách hàng. Ngược lại, trademark phải là duy nhất, không thể sao chép hay trùng lặp và được tạo ra bởi sự công nhận của tổ chức bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

Ngoài ra, một thương hiệu có thể bao gồm nhiều dòng sản phẩm, mỗi dòng có một tên riêng và đều có thể được đăng ký để trở thành một trademark. Chẳng hạn, thương hiệu Apple có dòng sản phẩm nổi tiếng như iPhone, Macbook hay iMac,... mỗi cái tên đều có thể đăng ký làm trademark nhưng chúng không phải là một thương hiệu.

Dấu hiệu nhận biết thương hiệu đã được cấp trademark

Để nhận biết một thương hiệu đã được đăng ký bảo hộ cũng như cảnh báo các doanh nghiệp khác về việc không được sao chép, có 4 dấu hiệu phổ biến mà bạn có thể nhìn thấy như:

- Trademark - ™: đây là một trong những ký hiệu thường gặp nhất, được kết hợp cùng với logo, biểu tượng hoặc cụm từ để đánh dấu quyền sở hữu.

- Registered - ®: chỉ các nhãn hiệu đã được chứng nhận bởi cơ quan quản lý quyền sở hữu trí tuệ mới có thể sử dụng biểu tượng này.

- Service Mark - ℠: dành riêng cho các doanh nghiệp dịch vụ.

- Copyright - ©: thường được sử dụng để thông báo rằng một đối tượng nào đó đã được bảo hộ trí tuệ độc quyền.
 

Trademark
 

Các loại hình trademark thường gặp trên thị trường

Để đáp ứng yêu cầu cụ thể của từng doanh nghiệp nên ngày nay, trên thị trường có nhiều hình thức trademark đa dạng khác nhau. Theo đó, công ty có thể đăng ký một loại hoặc nhiều loại hình trademark để bảo vệ sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu của mình. Các dạng nhãn hiệu trademark thông thường được đăng ký để bảo vệ gồm:
 

Loại hình bảo hộ nhãn hiệu 

Mô tả

Nhãn hiệu truyền thống

Nhãn hiệu chữ (Word Mark)

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu dành cho ký tự hoặc chữ có thể gõ được.

Ví dụ: tên thương hiệu Nike

Nhãn hiệu hình (Figurative Mark)

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu dành cho hình ảnh, đồ họa.

Ví dụ: logo swoosh Nike

Nhãn hiệu tổng hợp (Composite Mark)

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu với sự kết hợp giữa chữ và hình 

Ví dụ: từ Nike cách điệu cùng logo dấu swoosh.

Nhãn hiệu tập thể và chứng nhận

Nhãn hiệu tập thể (Collective Marks)

Đăng ký bảo hộ được thực hiện nhằm phân biệt giữa hàng hoá / dịch vụ của các thành viên trong tổ chức với hàng hoá /dịch vụ của những đơn vị, cá nhân không thuộc thành viên của tổ chức đó.

Ví dụ: nước mắm Phú Quốc

Nhãn hiệu chứng nhận (Certification Marks);

Đăng ký bảo hộ nhằm chứng thực sản phẩm / dịch vụ đủ chất lượng hoặc đáp ứng tiêu chuẩn nào đó.

Ví dụ: chứng nhận USDA ORGANIC đảm bảo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm hữu cơ

Nhãn hiệu phi truyền thống

Nhãn hiệu hình 3D (3D Shape)

Đăng ký bảo hộ dành cho hình ảnh bao bì thể hiện được yếu tố 3 chiều trong sản phẩm

Ví dụ: bản vẽ thiết kế 3 chiều của chai nước Coca-Cola 

Nhãn hiệu màu sắc (Colour)

Đăng ký bảo hộ dành cho dải màu sắc đi kèm chữ và hình ảnh 

Ví dụ: Màu xanh đi kèm với logo Facebook

Nhãn hiệu chuyển động, hologram, âm thanh ( Sound, movement and hologram)

Đăng ký bảo hộ cho phần biểu diễn đồ họa của sản phẩm / dịch vụ đăng ký bằng chữ, hình ảnh hay ký hiệu

Ví dụ: Âm thanh Tudum của Netflix ở đoạn giới thiệu

Nhãn hiệu đóng gói bao bì (Aspect of packaging)

Đăng ký bảo hộ cho bao bì hàng hóa

Ví dụ: Hộp đóng gói ngũ cốc của Kelloggs

 

Một số câu hỏi thường gặp về trademark (nhãn hiệu)

Ngoài những thông tin trên thì dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp một số câu hỏi thường gặp liên quan đến trademark (nhãn hiệu) mà nhiều người hay thắc mắc:

1. Sự khác biệt giữa nhãn hiệu, bản quyền và sáng chế là gì?

Bản quyền (copyright), nhãn hiệu (trademark) và sáng chế (invention) là những thuật ngữ xuất hiện khá phổ biến trong cuộc sống hàng ngày và chúng ta có thể bắt gặp chúng ở mọi nơi. Khi bạn truy cập các trang web, bạn có thể thấy dòng chữ “© Copyrights” ở phía dưới hoặc khi xem tin tức trên TV, bạn có thể nghe về các nhà khoa học tạo ra "sáng chế mới". Thậm chí, khi đi mua sắm, bạn cũng thường thấy các nhãn hiệu được bảo vệ bằng dấu hiệu ® trên bao bì sản phẩm.

Mặc dù đều được dùng để bảo hộ một sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu nhưng bản quyền, nhãn hiệu và sáng chế là những khái niệm khác nhau. Dưới đây là một số tiêu chí giúp phân biệt rõ ràng giữa các đối tượng này.
 

Tiêu chí

Bản quyền

Sáng chế

Nhãn hiệu

Dạng thể hiện

© và năm công bố hoặc tên của chủ sở hữu

Ví dụ: ©2024

“Pat.” hoặc Patented và số văn bằng bảo hộ

Ví dụ: Pat. 13865

® sau khi được bảo hộ hoặc “SM” (service mark) hay “TM” (trademark) trước khi được phát luật bảo hộ

Đối tượng bảo hộ

Các tác phẩm thuộc quyền tác giả, ví dụ: tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm báo chí, tác phẩm viết, tác phẩm điện ảnh,….

Các biện pháp kỹ thuật biểu thị dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết vấn đề kỹ thuật. 

Sáng chế có thể bao gồm thiết bị máy móc, hợp chất, quy trình tiên tiến,... hoặc sự kết hợp độc đáo của những yếu tố trên.

Bất kỳ biểu tượng hoặc dấu hiệu thể hiện được nguồn gốc của sản phẩm

Điều kiện cơ bản để được bảo hộ

Tính nguyên gốc

- Sáng tạo

- Mới mẻ

- Tính ứng dụng

Khả năng phân biệt, đánh dấu

Đối tượng bị loại trừ bảo hộ

- Ý tưởng sáng tạo không được biểu thị qua bất kỳ hình thức vật chất nào.

- Những đối tượng thuộc Điều 15 của Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm văn bản quy phạm pháp luật, tin tức thời sự, hệ thống, quy trình, phương pháp hoạt động, nguyên lý, khái niệm và số liệu.

- Quy luật tự nhiên và ý tưởng trừu tượng

- Những đối tượng thuộc diện không được bảo hộ theo quy định tại Điều 59 của Luật Sở hữu trí tuệ.

- Các dấu hiệu bị loại trừ theo quy định tại Điều 73 của Luật Sở hữu trí tuệ liên quan đến tôn giáo, chính trị,.…

- Dấu hiệu đơn giản, không thể phân biệt

- Dấu hiệu mang tính mô tả về chất lượng, đặc tính, nguồn gốc.

Căn cứ phát sinh quyền

Phát sinh tự động khi tác phẩm được biểu hiện dưới dạng vật chất cụ thể.

Đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ.

Đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ hoặc sử dụng thực tế trong thương mại

Thời gian bảo hộ

- Quyền tài sản được bảo vệ trong suốt cuộc đời của tác giả và trong 50 năm sau khi tác giả qua đời.

- Quyền nhân thân được bảo vệ vô thời hạn.

Được bảo hộ từ ngày cấp văn bằng bảo hộ và đến hết 20 năm tính từ ngày nộp đơn.

Nhãn hiệu được bảo hộ trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn và không giới hạn số lần gia hạn. Như vậy nhãn hiệu có thể được bảo hộ vĩnh viễn nếu được sử dụng và gia hạn liên tục.

Phạm vi quyền

Tự ý sao chép và cải biên tác phẩm.

Sản xuất, sử dụng, bán, hoặc nhập khẩu sáng chế mà không có sự cho phép của chủ sở hữu. 

Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn đối với sản phẩm / dịch vụ trùng hoặc tương tự

Bảo hộ quốc tế

Được bảo hộ không phân biệt hình thức tại hầu hết các nước (theo Công ước Berne)

Đăng ký và nhận văn bằng bảo hộ tại từng lãnh thổ hoặc sử dụng cơ chế tập trung như PCT

Đăng ký bảo hộ tại từng lãnh thổ hoặc áp dụng cơ chế tập trung như hệ thống Madrid.


 

Phân biệt brand và trademark
 

2. Có những quyết định chiến lược trademark nào?

Xây dựng nên một thương hiệu bền vững và thành công đòi hỏi nhà quản trị phải đưa ra nhiều quyết định chiến lược quan trọng và dưới đây là một số lựa chọn cần được bạn thực hiện:

Quyết định về chọn tên nhãn hiệu

Các phương án chiến lược khi lựa chọn tên nhãn hiệu thường là:

- Sử dụng một tên chung cho toàn bộ dòng sản phẩm.

- Lựa chọn tên duy nhất cho từng danh mục sản phẩm khác nhau.

- Kết hợp giữa tên thương hiệu và tên độc đáo cho từng sản phẩm.

- Sử dụng tên nhóm cho các loại sản phẩm khác nhau.

Quyết định về chất lượng nhãn hiệu

Chất lượng nhãn hiệu đóng vai trò quan trọng trong chiến lược truyền thông marketing, đồng thời cũng phản ánh khả năng và giá trị của sản phẩm. Để đạt được yếu tố này, sản phẩm cần thể hiện tính bền, độ tin cậy, dễ sử dụng, độ chính xác, khả năng sửa chữa,... và các đặc điểm giá trị khác. Thường thì chất lượng có tốt hay chưa sẽ được đánh giá dựa trên cảm nhận của người tiêu dùng.

Hầu hết các nhãn hiệu thường được đặt vào bốn mức chất lượng: thấp, trung bình, cao và hảo hạng. Tuy mức chất lượng cao là mục tiêu lý tưởng nhưng khi mọi đối thủ đều hướng đến chất lượng cao, chiến lược này có thể trở nên không hiệu quả. Do đó, việc chọn lựa chất lượng phù hợp với từng đoạn thị trường cụ thể là quan trọng.

Quyết định chiến lược nhãn hiệu

Đây là một trong những bước quan trọng đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng và chiến lược hóa đúng đắn. Bởi lẽ việc này sẽ giúp doanh nghiệp nổi bật, ghi điểm trong tâm trí khách hàng và tạo ra ấn tượng sâu sắc trên thị trường cạnh tranh, cụ thể có 2 chiến lược nhãn hiệu:

- Đa nhãn hiệu: đặt tên mới cho các mặt hàng cùng dòng hoặc loại để đa dạng hóa sự hiện diện trên giá bày hàng và bảo vệ nhãn hiệu chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên, quá nhiều nhãn hiệu có thể gây hiểu lầm cho người dùng và đòi hỏi chi phí quảng bá truyền thông lớn.

Ví dụ: dầu gội Sunsilk với các dòng sản phẩm bồ kết, sữa chua, dưa hấu,....

- Nhãn hiệu mới: đặt tên cho một dòng hoặc loại sản phẩm mới hoàn toàn. Trước khi quyết định thêm một nhãn hiệu mới, doanh nghiệp cần xem xét số lượng trademark hiện có, ngân sách cần chuẩn bị và khả năng tiêu thụ, sinh lời của sản phẩm.

3. Cần lưu ý những gì khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu?

Khi tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho sản phẩm hoặc dịch vụ của mình, doanh nghiệp cần quan tâm đến những điểm sau đây:

- Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chỉ mang lại quyền sử dụng từ hoặc cụm từ đó trong phạm vi cụ thể mà không phải là toàn quyền sở hữu hợp pháp của từ hoặc cụm từ đó. Nghĩa là doanh nghiệp có thể ngăn chặn người khác sử dụng trademark trong lĩnh vực sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể mà nhãn hiệu đó đã đăng ký.

Ví dụ, nếu một doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu "Beauty" cho quần áo thời trang thì họ chỉ có quyền sử dụng nhãn hiệu đó trong lĩnh vực thời trang và không thể ngăn chặn người khác sử dụng nó trong lĩnh vực khác như du lịch, chăm sóc da hoặc nước uống.

- Khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, bạn cần mô tả rõ ràng và sử dụng từ ngữ độc đáo, sáng tạo bởi vì điều này sẽ giúp công ty sở hữu một nhãn hiệu "mạnh" với khả năng phân biệt cao. Ngoài ra cần lưu ý rằng những nhãn hiệu có các cụm từ hoặc chữ mô tả trực tiếp hay liên quan đến sản phẩm / dịch vụ thường khó đăng ký thành công. Thay vào đó, việc kết hợp tên gọi hoặc địa danh với nhãn hiệu có thể tăng mức độ bảo hộ và dễ được chấp thuận bảo hộ hơn.

Chẳng hạn, bạn nên đặt "Sữa bò trắng" thành "Sữa bò Long Thành", "Xe đạp" thành "Xe đạp UTP".
 

Trademark và brand
 

Trên đây là nội dung mà Phương Nam24h đã chia sẻ đến bạn về khái niệm trademark là gì cùng những điểm khác biệt cơ bản giữa trademark và thương hiệu nhằm giúp bạn không bị nhầm lẫn giữa hai thuật ngữ này. Nhìn chung, nếu bạn đang có kế hoạch phát triển dài hạn và ý định xây dựng thương hiệu bền vững thì hãy nhanh chóng đăng ký quyền sở hữu trí tuệ về nhãn hiệu ngay để được bảo vệ trước những rủi ro pháp lý có thể xảy ra. Hơn nữa, đăng ký trademark còn giúp người khác biết được nhãn hiệu đã có chủ sở hữu và tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp của bạn trên thị trường, đồng thời tránh bị sao chép hay sử dụng trái phép.

Nội dung liên quan

Tin Kinh doanh khác

Chỉ số NPS là gì? Cách đo lường và áp dụng Net Promoter Score

Chỉ số NPS là gì? Cách đo lường và áp dụng Net Promoter Score

Chỉ số Net Promoter Score (NPS) là thước đo chính xác nhất về mức độ hài lòng và lòng trung thành của khách hàng đối với doanh nghiệp.
Mô hình PESTEL là gì? Phân tích 6 yếu tố của PESTEL model

Mô hình PESTEL là gì? Phân tích 6 yếu tố của PESTEL model

Mô hình PESTEL giúp doanh nghiệp phân tích 6 yếu tố chủ chốt tác động đến hoạt động kinh doanh và tạo cái nhìn tổng quan về thị trường.
Customer centric là gì? Bứt phá doanh thu với customer centric

Customer centric là gì? Bứt phá doanh thu với customer centric

Để giữ chân khách hàng và xây dựng lòng trung thành, doanh nghiệp cần hiểu về customer centric và áp dụng vào hoạt động kinh doanh.
Khảo sát thị trường là gì? Cách khảo sát thị trường hiệu quả

Khảo sát thị trường là gì? Cách khảo sát thị trường hiệu quả

Khảo sát thị trường không chỉ là một công cụ mà còn là chiếc la bàn chỉ đường cho doanh nghiệp đưa ra những quyết định đúng đắn.
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn và những mối đe dọa tiềm tàng

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn và những mối đe dọa tiềm tàng

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là ai? Học cách những thương hiệu lớn xác định và đánh giá đối thủ tiềm ẩn để áp dụng vào doanh nghiệp của bạn.
CSR là gì? Từ A - Z về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

CSR là gì? Từ A - Z về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

CSR (corporate social responsibility) là chiến lược giúp doanh nghiệp đáp ứng kỳ vọng của các bên liên quan và phát triển bền vững.