Do sự bùng nổ của các phương tiện truyền thông và mạng xã hội, doanh nghiệp ngày càng phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh khốc liệt để chiếm lĩnh vị trí chiến lược trong lòng khách hàng. Không đơn thuần chỉ cần sản phẩm chất lượng mà quan trọng hơn cả là bạn cần xây dựng thương hiệu sao cho người tiêu dùng nhớ đến và yêu thích các sản phẩm / dịch vụ, từ đó bạn trở thành sự lựa chọn hàng đầu của họ. Cũng vì lẽ đó mà nhu cầu về truyền thông và marketing trong các doanh nghiệp ngày càng tăng cao. Vậy, bản chất của truyền thông marketing là gì? Để hiểu rõ hơn về công việc này và cách xây dựng chiến lược truyền thông hiệu quả, hãy cùng chúng tôi khám phá chi tiết thông qua bài viết dưới đây nhé!
- Truyền thông marketing là gì?
- Ý nghĩa của truyền thông marketing
- Các bước xây dựng chiến lược truyền thông marketing hiệu quả
- Bước 1: Xác định đối tượng mục tiêu
- Bước 2: Xác định mục tiêu của chiến lược truyền thông marketing
- Bước 3: Lên kế hoạch truyền thông marketing với thông điệp rõ ràng
- Bước 4: Chọn công cụ truyền thông marketing phù hợp
- Bước 5: Triển khai các công việc trong kế hoạch
- Bước 6: Theo dõi, đánh giá và điều chỉnh
Truyền thông marketing là gì?
Truyền thông marketing hay marketing communication, còn được viết tắt là marcom. Đây là công cụ mà hầu hết các công ty đều sử dụng để truyền tải thông điệp về sản phẩm / dịch vụ và thương hiệu của doanh nghiệp đến người dùng, nhằm mục đích thuyết phục họ mua hàng.
Nói một cách đơn giản hơn, truyền thông marketing bao gồm tất cả các phương tiện mà một công ty sử dụng để quảng bá thông tin về sản phẩm / dịch vụ của họ với khách hàng.
Thường thì nhà tiếp thị sử dụng các công cụ trong marketing truyền thông để xây dựng nhận thức về giá trị thương hiệu trong tâm trí của khách hàng tiềm năng. Điều này có nghĩa là marketer sẽ tạo ra một số hình ảnh ấn tượng về thương hiệu nhằm thúc đẩy người dùng nhanh chóng đưa ra quyết định mua hơn.
Ý nghĩa của truyền thông marketing
Truyền thông marketing không chỉ là công cụ quảng cáo hiệu quả mà còn được xem như cách để thiết lập và duy trì mối quan hệ thân thiết với khách hàng. Đây là một phần quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu và thành công trong thị trường cạnh tranh ngày nay.
1. Tạo ra và duy trì nhu cầu, sở thích đối với sản phẩm
Duy trì sự quan tâm của khách hàng đối với sản phẩm đòi hỏi một nỗ lực kéo dài và diễn ra liên tục. Trong đó, sử dụng các công cụ truyền thông là cách hiệu quả để giúp thương hiệu xâm nhập vào tâm trí của khách hàng mục tiêu. Khi khách hàng cảm thấy cần sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ, họ sẽ ngay lập tức nghĩ đến thương hiệu của bạn.
Định vị và xây dựng nhận diện thương hiệu đòi hỏi nhiều thời gian cũng như sự nhất quán, không chỉ trong các hoạt động truyền thông mà còn liên quan đến các yếu tố quan trọng như sản phẩm, giá cả và phân phối. Tuy nhiên, điều quan trọng là duy trì những cam kết tiềm ẩn giữa doanh nghiệp và khách hàng mục tiêu của họ.
Hãy nhớ rằng, việc tạo sự ưa thích bằng cách xây dựng thương hiệu sẽ ảnh hưởng đến thị phần, lợi nhuận và thậm chí là khả năng tiếp cận của doanh nghiệp đối với khách hàng tiềm năng.
2. Rút ngắn chu kỳ bán hàng cho doanh nghiệp
Giảm thiểu chu kỳ bán hàng sẽ giúp các nhân viên tư vấn và đối tác trong hệ thống kênh phân phối tối ưu hóa công việc nhằm thu hút một lượng lớn đối tượng khách hàng. Để đạt được điều này, doanh nghiệp cần hiểu rõ hơn quá trình mua sắm của người tiêu dùng.
Đối với các sản phẩm công nghệ cao, chu kỳ bán hàng liên quan đến việc cung cấp hướng dẫn chi tiết cho người dùng trong giai đoạn đầu của quy trình mua sắm. Theo đó, truyền thông marketing sẽ tập trung vào việc tạo và cung cấp thông tin liên quan cho họ trong suốt hành trình mua để nâng cao trải nghiệm người dùng, từ đó hỗ trợ rút ngắn chu kỳ bán hàng.
Các bước xây dựng chiến lược truyền thông marketing hiệu quả
Như đã trình bày ở trên, marketing truyền thông là quá trình phức tạp, liên quan đến việc sử dụng một loạt các công cụ được tích hợp với nhau. Do đó, trước khi thực hiện chiến dịch quảng cáo cho một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể, doanh nghiệp cần phải xây dựng chiến lược truyền thông phù hợp với mục tiêu và lộ trình của mình theo các bước như sau:
Bước 1: Xác định đối tượng mục tiêu
Trước khi bắt tay vào xây dựng một chiến lược truyền thông và marketing toàn diện, doanh nghiệp cần xác định mục tiêu cụ thể cũng như làm rõ đối tượng mà thông điệp của mình muốn hướng đến.
Thường thì các đối tượng sẽ chia làm hai nhóm chính: khách hàng tiềm năng và khách hàng hiện tại. Tùy vào từng nhóm đối tượng mà thương hiệu cần thiết kế những thông điệp và sử dụng các phương tiện truyền thông riêng biệt sao cho phù hợp.
Để làm được điều đó, doanh nghiệp phải cân nhắc kỹ lưỡng những yếu tố tạo ra sự đặc biệt giữa các nhóm khách hàng, chẳng hạn như đặc điểm nhân khẩu học, sở thích, hành vi, tâm lý hoặc cách sống,.... Chỉ khi đối tượng mục tiêu càng được xác định cụ thể thì thông điệp truyền thông của bạn mới càng dễ thuyết phục.
Bước 2: Xác định mục tiêu của chiến lược truyền thông marketing
Sau khi đã hình dung rõ nét về đối tượng khách hàng mà mình nhắm đến trong kế hoạch truyền thông marketing, doanh nghiệp cần thiết lập mục tiêu quảng bá cụ thể - điều thương hiệu muốn đạt được qua chiến dịch này.
Mục tiêu truyền thông có thể là việc xây dựng hoặc cải thiện hình ảnh và giá trị cho thương hiệu, tăng cường nhận thức của khách hàng về một dòng sản phẩm hay dịch vụ cụ thể,.... Việc xác định mục tiêu truyền thông chi tiết sẽ cung cấp cơ sở cho việc xây dựng và đánh giá hiệu suất của chiến dịch tiếp thị.
Bước 3: Lên kế hoạch truyền thông marketing với thông điệp rõ ràng
Thông điệp marketing và truyền thông của một thương hiệu có thể được hiểu đơn giản là phương tiện mà doanh nghiệp dùng để gửi gắm các ý tưởng đến khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên, việc người tiêu dùng tin tưởng và chấp nhận hay không là quyền của họ. Bằng cách định vị những thông điệp này, doanh nghiệp có thể cố gắng tạo ra vị trí riêng trong tâm trí khách hàng.
Mặt khác thì ngày nay, người tiêu dùng đang phải đối mặt với tình trạng quá tải thông tin do phải tiếp xúc với nhiều thông điệp truyền thông xuất phát từ những nguồn khác nhau. Do đó, khả năng định vị thương hiệu một cách toàn diện và sâu sắc là vô cùng cần thiết, điều mà giúp bạn tìm được lối vào tâm trí khách hàng, từ đó kích thích hành vi mua của họ trong một môi trường cạnh tranh đầy khốc liệt như hiện nay.
Bước 4: Chọn công cụ truyền thông marketing phù hợp
Để thực hiện một chiến dịch truyền thông hiệu quả, doanh nghiệp cần sử dụng đa dạng nhiều loại công cụ khác nhau. Tuỳ thuộc vào mục tiêu của chiến dịch, đối tượng hướng đến và quy mô mà bạn có thể tùy chọn các công cụ thích hợp.
Tuy nhiên, nếu nhìn tổng quan thì tất cả các hoạt động truyền thông marketing có thể gói gọn trong những công cụ chính sau: quảng cáo, xúc tiến, quan hệ công chúng , bán hàng cá nhân, tiếp thị trực tiếp và tiếp thị tương tác.
Quảng cáo – Advertising
Quảng cáo là một công cụ marketing và truyền thông phổ biến trong lĩnh vực tiếp thị, được sử dụng để truyền tải thông điệp về sản phẩm hoặc dịch vụ đến khách hàng tiềm năng qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Tùy thuộc vào chiến lược và cách tiếp cận, các doanh nghiệp có thể lựa chọn giữa hình thức quảng cáo miễn phí hoặc trả phí. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn phải nhấn mạnh các giá trị độc đáo của sản phẩm hoặc dịch vụ để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng.
Bạn hãy thường xuyên và lặp đi lặp lại quảng cáo trên các phương tiện truyền thông như trang báo, truyền hình, billboard,... để nhắc nhở và củng cố hình ảnh thông điệp trong tâm trí của khách hàng. Bên cạnh đó, quảng cáo ngoài trời cũng giúp tạo sự chú ý đối với thương hiệu của bạn và giúp gia tăng doanh số bán hàng nhanh chóng.
Xúc tiến bán hàng – Sales Promotion
Xúc tiến là những hoạt động ngắn hạn thường dùng để hỗ trợ cho công tác quảng cáo, nhằm thúc đẩy doanh số bán sản phẩm hoặc dịch vụ, thích hợp cho cả các trung tâm phân phối và người tiêu dùng cuối cùng (end-user).
Hơn nữa, sales promotion không chỉ dừng lại ở việc khuyến mại hoặc giảm giá, mà còn góp phần mang lại nhiều giá trị bổ sung cũng như tạo động lực để thúc đẩy khách hàng đưa ra quyết định mua sắm.
Đội ngũ bán hàng cá nhân
Mỗi nhân viên của tổ chức đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và truyền bá thương hiệu cũng như văn hóa doanh nghiệp. Do đó mà nhiều nhà tiếp thị xem đây là một công cụ bán hàng chiến lược, đặc biệt đối với các ngành cung cấp sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao.
Vì vậy, để khai thác tốt kênh này, việc đào tạo và huấn luyện đội ngũ nhân viên nhằm giúp họ hiểu rõ thông điệp truyền thông trong lĩnh vực tiếp thị cần được đặt lên hàng đầu.
Quan hệ công chúng – PR
Quan hệ công chúng sẽ bao hàm nhiều hoạt động liên quan đến các nhóm khách hàng tiềm năng, đối tác kinh doanh và cộng đồng. Ngoài ra, hình thức này cũng có cả xử lý tin đồn, giải quyết khủng hoảng truyền thông, tổ chức các sự kiện họp báo, đồng thời tương tác với các kênh khác để thúc đẩy sự kiện.
Tiếp thị trực tiếp – Direct Marketing
Đây là cách thức tương tác trực tiếp giữa doanh nghiệp và khách hàng, bao gồm việc phát tờ rơi, prosure, bản tin, các phiếu giảm giá,.... Trong đó, hai mục tiêu chính của hình thức truyền thông tiếp thị này là đảm bảo sẵn sàng có mặt (availability) và tính nhận diện rõ ràng (visibility).
Để đạt được hiệu quả cao, direct marketing yêu cầu các chuyên gia marketing truyền thông phải theo dõi sát sao các điểm bán hàng, tăng cường các cơ hội tiếp xúc, thiết lập chính sách cụ thể và đo lường hiệu quả một cách rõ ràng.
Tiếp thị tương tác – Interactive Marketing
Thời đại 4.0 đã chứng kiến sự bùng nổ của Internet, công nghệ số và mạng xã hội. Do đó, tiếp thị tương tác trở thành một phần quan trọng trong những chiến dịch social media. Đây chính là hình thức tương tác hai chiều giữa doanh nghiệp và khách hàng, chủ yếu thông qua các kênh truyền thông điện tử, không bị ràng buộc bởi không gian và thời gian.
Các hoạt động interactive marketing bao gồm việc sử dụng email, website, công báo điện tử, blog, công cụ tìm kiếm, diễn đàn, kênh Mobile/SMS hoặc game,.... Ưu điểm của những kênh truyền thông này là khả năng sáng tạo không giới hạn và chi phí thấp.
Bước 5: Triển khai các công việc trong kế hoạch
Triển khai các công việc trong kế hoạch truyền thông marketing hoạt động trên quy mô lớn sẽ phức tạp hơn nhiều so với những phương thức tiếp thị và quảng bá khác. Trong đó, các nhiệm vụ quan trọng cần thực hiện có thể bao gồm:
- Quảng cáo: bạn có thể sử dụng để thông báo về sản phẩm / dịch vụ thông qua truyền hình, đài phát thanh, báo in và các trang web trực tuyến.
- Khuyến mãi: cung cấp các ưu đãi như giảm giá, chiết khấu, hoàn trả tiền, chương trình mua một tặng một,... để duy trì khách hàng hiện tại và thu hút người dùng tiềm năng.
- Tài trợ: một số công ty thực hiện việc tài trợ cho các sự kiện như thể thao, giải trí, tổ chức phi lợi nhuận hoặc sự kiện cộng đồng với mục tiêu củng cố thương hiệu trong tâm trí khách hàng cũng như xây dựng mối quan hệ lâu dài với họ.
- Quan hệ công chúng: thực hiện các hoạt động xã hội như làm từ thiện, gây quỹ,... nhằm xây dựng một hình ảnh tích cực cho thương hiệu trên thị trường.
Bước 6: Theo dõi, đánh giá và điều chỉnh
Mỗi hoạt động truyền thông cần phải đạt được kết quả mong muốn và mang lại hiệu quả trong kinh doanh, vì vậy việc đo lường là rất quan trọng. Để đánh giá hiệu quả của những hoạt động này, doanh nghiệp có thể so sánh kết quả đạt được với các mục tiêu ban đầu đã đặt ra trong kế hoạch marketing tổng thể.
Hơn nữa, việc so sánh chi phí của các phương tiện truyền thông khác nhau để đạt được một đơn vị đo lường cụ thể cũng là một cách hữu ích. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể điều chỉnh chiến lược tiếp thị của mình theo từng giai đoạn.
Trên đây là nội dung mà Phương Nam 24h muốn chia sẻ đến bạn về khái niệm truyền thông marketing là gì cũng như các bước xây dựng chiến lược marcom hiệu quả mà nhiều doanh nghiệp đang áp dụng. Có thể thấy, để xây dựng một thương hiệu mạnh mẽ, không chỉ đòi hỏi một sản phẩm chất lượng mà còn yêu cầu đầu tư vào chiến lược truyền thông marketing. Điều này giúp doanh nghiệp tiếp cận được với khách hàng tiềm năng và tạo ra sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.