Remarketing là gì? Cách triển khai chiến dịch remarketing

Đối với marketers, chắc chắn không còn là xa lạ gì khi nhắc đến thuật ngữ remarketing. Đây chính là một công cụ quan trọng trong chiến dịch tiếp thị, giúp bạn tìm kiếm lại những khách hàng tiềm năng có thể đã bị bỏ lỡ cũng như tăng cường nhận thức về thương hiệu trong tâm trí người dùng, từ đó thúc đẩy họ quay lại mua sản phẩm của doanh nghiệp. Vậy remarketing là gì và làm thế nào để triển khai một chiến dịch remarketing hiệu quả cao? Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết các phương pháp thiết lập remarketing campaign thành công nhằm giúp bạn đạt được mục tiêu bứt phá trong tiếp thị.
 

Remarketing là gì? Cách triển khai chiến dịch remarketing
 

Remarketing là gì?

Remarketing còn được biết đến với tên gọi tiếp thị lại, là một phương pháp phổ biến thường được áp dụng trong chiến dịch tiếp thị thông qua các kênh truyền thông như website, mạng xã hội, email,... nhằm nhắc nhở và đề xuất cho khách hàng thực hiện những hành động mà họ có thể đã bỏ lỡ hoặc quên như việc hủy bỏ đơn đặt hàng, chưa đăng ký thành viên hay thanh toán không hoàn tất.

Remarketing cho phép nhà tiếp thị theo dõi hoạt động của khách hàng trực tuyến một cách ẩn danh và hiển thị bài quảng cáo dựa trên các hành động mà họ đã thực hiện trước đó. Ngoài ra, kỹ thuật này cũng được ứng dụng để thực hiện các chiến lược gia tăng doanh số bán hàng (upsell) hoặc bán hàng kết hợp (cross-sell) nhằm thúc đẩy nguồn thu lợi nhuận, khuyến khích người dùng thực hiện các hành động như đặt hàng hoặc mua sản phẩm.

Đối với các nhà tiếp thị số, việc sử dụng công cụ remarketing đóng một vai trò quan trọng trong hầu hết các chiến dịch. Có thể nói, tiếp thị lại không chỉ giúp doanh nghiệp truyền tải thông điệp một cách rộng rãi mà còn tăng cường nhận thức về thương hiệu, tiếp cận lại với những khách hàng tiềm năng mà trước đây có thể đã bỏ qua, khuyến khích họ quay lại trang web của bạn và thực hiện giao dịch.

Hơn nữa, remarketing campaign có thể được tùy chỉnh dựa trên từng giai đoạn hoặc thời điểm khác nhau khi khách hàng sử dụng sản phẩm, đảm bảo rằng thông điệp đã được cá nhân hóa và phù hợp với hành vi của từng đối tượng.
 

Remarketing là gì?
 

Phân biệt remarketing và retargeting

Ngoài khái niệm remarketing là gì ở trên thì để phân biệt, chúng ta cũng cần tìm hiểu retargeting là gì. Retargeting hay còn có tên nhắm chọn lại, là một kỹ thuật tiếp thị dựa trên quảng cáo trả phí, nhằm mục đích tái tiếp cận khách hàng đã truy cập trang web nhưng chưa có ý định mua sản phẩm hoặc dịch vụ.

Khi rời khỏi website của bạn, họ sẽ thấy các quảng cáo về các sản phẩm đã xem được xuất hiện trên các trang web khác. Quảng cáo trả phí của Google cung cấp nhiều cơ hội retargeting đối với khách hàng bởi vì chỉ cần người dùng sử dụng Internet, họ sẽ bị quảng cáo theo dõi và hiển thị liên tục.

Hiện nay, remarketing và retargeting đều là những phương pháp tiếp thị vô cùng hiệu quả cho doanh nghiệp với mục tiêu tiếp cận lại khách hàng, thuyết phục họ quay trở lại website và tăng tỉ lệ chuyển đổi. Đặc biệt là trong bối cảnh công nghệ số bùng nổ và Internet phát triển rộng rãi thì cả hai công cụ này lại càng được sử dụng một cách tối ưu hơn. Để tránh nhầm lẫn làm cho chiến lược bị rối loạn thì việc xác định sự khác biệt giữa chúng là điều cần thiết.

 

Tiêu chí so sánh

Remarketing

Retargeting

Nền tảng chính

Email 

Website, sàn thương mại điện tử

Ứng dụng hỗ trợ thứ 3

Google, AdBrite

Google Adwords

Hình thức thực hiện

Dữ liệu về khách hàng như lượt truy cập cùng các hành động khác trên trang web sẽ được ghi nhận và lưu trữ. Trong trường hợp người dùng chưa hoàn thành quá trình thanh toán, hệ thống sẽ tự động gửi email marketing đến địa chỉ email cá nhân của khách hàng.

Website hoặc landing page sẽ được nhúng mã. Khi người dùng truy cập các trang web của doanh nghiệp, mã này sẽ đi theo họ và ghi nhận mọi hoạt động của khách hàng trên mọi trang mạng. Dựa trên dữ liệu đã thu thập, hệ thống sẽ tự động hiển thị quảng cáo trả phí trên các trang web mà khách hàng thường xuyên ghé thăm.

Cơ sở thực hiện

Sử dụng dữ liệu về hành vi của người dùng trên trang web, cũng như dữ liệu về họ trong quá khứ, để tạo ra các chiến dịch tiếp thị.

Theo dõi những người đã từng truy cập vào website để tạo ra quảng cáo tương ứng.

Mục tiêu

Nhằm nhắc nhở hoặc đề xuất với khách hàng thực hiện tiếp các hành đồng còn dang dở, từ đó tạo chuyển đổi mua hàng, đăng ký,… hướng tới mục đích chốt sale.

Tập trung vào các quảng cáo, tạo ấn tượng và muốn người dùng ghi nhớ thương hiệu thay vì chỉ diễn ra hoạt động mua bán đơn thuần.

Đối tượng hướng đến

Những người có ý định mua sản phẩm nhưng chưa thực hiện thanh toán hoặc mua hàng.

Những đối tượng truy cập và website hoặc landing page nhưng chưa có ý định mua sản phẩm / dịch vụ.


 

Những lý do doanh nghiệp nên sử dụng chiến dịch remarketing

Remarketing đã trở thành một cách tiếp cận khách hàng mang lại hiệu quả đáng kinh ngạc mà các doanh nghiệp đều không nên bỏ qua. Đây là một phần quan trọng không thể thiếu của hầu hết các chiến dịch tiếp thị số trong môi trường kinh doanh cạnh tranh hiện nay. Vậy lợi ích của remarketing là gì? Làm thế nào tiếp thị lại có thể giúp doanh nghiệp phát triển? Điều này chủ yếu là nhờ những ưu điểm tuyệt vời sau đây:

1. Remarketing tạo cơ hội tương tác liên tục với khách hàng mục tiêu

Thực tế, khoảng 96% lượng truy cập trên trang web sẽ rời đi mà chưa thực hiện bất kỳ giao dịch mua sắm nào. Đáng chú ý là 49% khách hàng thường xuyên truy cập trang web từ 2 đến 4 lần trước khi quyết định mua sắm. Nếu bạn không tạo chiến dịch remarketing, có thể sẽ mất đi cơ hội tiếp cận tệp khách hàng này. 

Có thể thấy, thông qua việc tiếp thị lại, bạn có thể theo dõi người dùng đã từng ghé thăm trang web của mình và hiển thị quảng cáo để tái thu hút cũng như kích thích họ quay lại website của bạn trong khi họ vẫn đang tham khảo những trang web khác.

2. Remarketing giúp tăng nhận thức về thương hiệu

Ngay cả khi người dùng không có ý định mua sản phẩm hoặc liên hệ với công ty, remarketing vẫn là một cách xuất sắc để tạo gia tăng giá trị nhận diện thương hiệu. Hiển thị quảng cáo liên tục đến những khách hàng đang tìm hiểu về một lĩnh vực nào đó có thể làm cho họ ghi nhớ công ty của bạn một cách mạnh mẽ hơn.

Hơn nữa, quảng cáo có thể xuất hiện trên nhiều trang web, bao gồm cả YouTube hay website của các công ty lớn khác, điều này đồng nghĩa với việc tạo ra hình ảnh đáng tin cậy và uy tín cho doanh nghiệp từ giai đoạn ban đầu dù chuyển đổi có thể không xảy ra ngay lập tức.
 

Remarketing
 

3. Remarketing giúp tối ưu chi phí

Nếu bạn đã triển khai chiến dịch Google Adwords, bạn có thể bất ngờ khi biết rằng remarketing thực sự tiết kiệm hơn so với quảng cáo trả tiền truyền thống. Đa phần remarketing campaign có chi phí thấp hơn ít nhất một phần ba so với tổng chi phí của chiến dịch và thường đạt được tỷ lệ chuyển đổi rất tốt.

Bên cạnh đó, quảng cáo của bạn sẽ chỉ hiển thị đối với những người có ý định xem nó, điều này sẽ gia tăng khả năng chuyển đổi hơn. Nhờ vào điều này, bạn có thể tiết kiệm chi phí cho chiến dịch quảng cáo của mình và đạt được lượng truy cập có chất lượng cao hơn.

4. Remarketing campaign tạo ra cơ hội chuyển đổi

Khoảng 56% các doanh nghiệp hiện nay đã áp dụng chiến dịch remarketing nhằm thu hút và nâng cao tỷ lệ chuyển đổi từ đối tượng khách hàng tiềm năng. Kỹ thuật này cho phép hiển thị quảng cáo đến người dùng trên nhiều nền tảng khác nhau, ví dụ như trang tin tức, blog, kết quả tìm kiếm trên Google,... điều này đồng nghĩa với việc tạo ra một lượng truy cập đáng kể cho website của bạn. 

Một yếu tố quan trọng là tiếp thị lại sẽ giúp khách hàng nhìn thấy quảng cáo của bạn nhiều lần hơn trước khi họ quyết định mua sản phẩm. Nếu người dùng truy cập trang web thường xuyên, dần dần họ sẽ cảm thấy quen thuộc và tin tưởng hơn đối với sản phẩm / dịch vụ của bạn cũng như dễ dàng đưa ra quyết định mua. Do đó, remarketing đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường khả năng chuyển đổi của khách hàng tiềm năng.

5. Giúp lôi kéo khách hàng từ đối thủ cạnh tranh

Khoảng 11% các doanh nghiệp hiện đang sử dụng remarketing campaign với mục tiêu nhắm đến khách hàng của các đối thủ cạnh tranh. Khi người dùng truy cập trang web hoặc tìm kiếm các từ khóa liên quan trên Google, remarketing sẽ giúp quảng cáo của bạn hiển thị trên trình duyệt của họ, nhắc nhở họ quay lại mua sản phẩm từ bạn. Vì lẽ đó mà chiến dịch này có khả năng giúp bạn đánh bại đối thủ bằng cách hiển thị quảng cáo của doanh nghiệp lên các trang web mà khách hàng tiềm năng đang truy cập.

6. Giúp doanh nghiệp upsell, cross sell hiệu quả

Bên cạnh việc tăng nhận diện thương hiệu, chiến dịch remarketing cũng hỗ trợ doanh nghiệp trong việc bán các sản phẩm liên quan hoặc dịch vụ bổ sung. 

Ví dụ, để tạo danh sách khách hàng đã thực hiện hành vi chuyển đổi trên trang web hoặc trang "Cảm ơn" sau khi họ đăng ký dịch vụ hoặc mua sản phẩm thành công, bạn có thể tích hợp mã code remarketing. Sau đó, sử dụng danh sách này để quảng cáo các sản phẩm có liên quan hoặc không liên quan đến mặt hàng trước đó người dùng từng mua. Nhờ việc tạo nên các quảng cáo hấp dẫn và đưa ra lời đề nghị thúc đẩy hành vi mua thì khả năng khách hàng quay lại và chốt đơn sẽ tăng lên đáng kể.

7. Remarketing giúp xây dựng niềm tin về sự lớn mạnh

Khi khách hàng liên tục nhìn thấy các bài viết về sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp, họ sẽ có niềm tin rằng bạn đã đầu tư một số lượng lớn tiền vào chiến dịch quảng cáo để hiển thị trên nhiều nền tảng khác nhau. Những quảng cáo liên tục xuất hiện đã củng cố mức độ nhận diện thương hiệu và thúc đẩy lòng tin của khách hàng vào sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Do đó, khi người dùng có nhu cầu hoặc đang định quyết định mua sắm, doanh nghiệp của bạn sẽ xuất hiện trong danh sách ưu tiên của họ.
 

Tạo chiến dịch remarketing
 

Remarketing hoạt động như thế nào?

Remarketing là một hoạt động rất dễ bắt gặp trong quá trình lướt web. Bạn chắc hẳn đã từng nhận được thông báo về việc sử dụng cookies khi truy cập một trang web nào đó? Khi nhấp vào "Chấp nhận" hoặc "I Accept” nghĩa là bạn đang cho phép các công ty thực hiện hoạt động remarketing đối với bạn.

Mặt kỹ thuật của hoạt động remarketing là khá rõ ràng. Khi người dùng truy cập một trang web, doanh nghiệp sở hữu website đó sẽ lưu trữ tất cả cookies trong trình duyệt của họ. Cookie có thể được xem như một "dấu vết" khi bạn "đặt chân" đến vùng đất cụ thể nào đó và trong trường hợp này là các trang web.

Chúng sẽ ghi lại hành động mà người dùng thực hiện như tìm kiếm, xem sản phẩm, đánh dấu danh mục yêu thích, thêm vào giỏ hàng, tiến hành thanh toán, số lượng trang đã xem, thời gian ở lại web,.... Từ những thông tin này, doanh nghiệp có thể dễ dàng phân tích xem người dùng quan tâm đến mặt hàng nào để tiến hành tối ưu hóa chiến dịch remarketing.

Nhiều người lo ngại rằng họ đang bị theo dõi và nghi ngờ về việc thông tin cá nhân bị tiết lộ nếu chia sẻ cookies. Tuy nhiên, danh tính của người dùng không được tiết lộ trong quá trình này, bởi khi bất kỳ ai ghé thăm một trang web, trang web sẽ gán cho họ ID mới (một số định danh riêng biệt) thay vì sử dụng thông tin cá nhân trực tiếp. Do đó, những người quản lý trang web chỉ biết rằng có một khách hàng với ID như vậy đã từng ghé thăm website của họ mà không biết cụ thể người đó là ai. 

Cơ chế hoạt động của tiếp thị lại là khi khách hàng rời khỏi trang web, cookies sẽ thông báo cho các nền tảng remarketing để phân phối quảng cáo dựa trên hành vi và tương tác của người dùng đã thực hiện trên web. Đây chính là cách mà quảng cáo này hoạt động, cụ thể:

- Đầu tiên, doanh nghiệp cần nhúng đoạn mã remarketing vào trang web của mình (trang web A).

- Khi một khách hàng truy cập vào trang web, thông tin dạng cookie sẽ được lưu trên trình duyệt của họ và khách hàng đã bị thêm vào danh sách tiếp thị lại mà không hề hay biết.

- Khách hàng rời khỏi trang web A, sau đó truy cập vào trang web B và trang web B cần cho phép hiển thị quảng cáo Google (Display Network - một hình thức tiếp thị liên kết) để thực hiện remarketing.

- Google sẽ sử dụng thông tin cookie đó để phân phối hiển thị quảng cáo của trang web A trên trang web B.

Bên cạnh cookie, doanh nghiệp còn có thể sử dụng thông tin về người dùng khi họ đăng ký trên trang web để thực hiện các hoạt động tiếp thị lại khác.

Remarketing thường nhắm đến những đối tượng nào?

Tùy thuộc vào ngành và lĩnh vực hoạt động, remarketing campaign sẽ có danh sách tệp khách hàng nhắm đến riêng biệt. Tuy nhiên, mục tiêu của hoạt động tiếp thị lại thường liên quan đến các nhóm đối tượng sau:

- Nhóm người đã truy cập trang web của doanh nghiệp nhưng chưa thực hiện bất kỳ hành động nào, chẳng hạn như đăng ký, thanh toán hoặc đặt hàng.

- Nhóm đối tượng thường xuyên ghé thăm website nhiều lần.

- Người dùng truy cập trang web mà không phải qua quảng cáo, cũng là một đối tượng phổ biến trong remarketing.

- Khách hàng đã hoàn tất các chuyển đổi trên web, chẳng hạn như thanh toán thành công, hoàn tất đăng ký và các hành động tương tự.
 

Remarketing campaign
 

Hướng dẫn remarketing Facebook với các bước đơn giản

Để thiết lập chiến dịch remarketing trên Facebook cũng như tối hóa hoạt động quảng cáo một cách đơn giản nhất, bạn cần tuân theo 8 bước cơ bản sau đây:

Bước 1: Tạo Tài khoản quảng cáo Facebook

Remarketing thực chất vẫn là hình thức chạy quảng cáo trên Facebook. Do đó, trước khi bắt đầu xây dựng chiến dịch, bạn cần phải tạo một tài khoản quảng cáo. Để làm điều này, hãy đăng nhập vào Facebook và thực hiện đăng ký tài khoản thông qua các hướng dẫn tại liên kết sau: https://vi-vn.facebook.com/business/tools/ads-manager.

Bước 2: Tạo Pixel Facebook và gắn vào website

Về cơ bản, pixel là một đoạn mã HTML, cho phép bạn theo dõi, đo lường hành vi của người dùng, đồng thời hỗ trợ trong việc xây dựng và tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo. Điều này đặc biệt cần thiết khi bạn muốn triển khai hoạt động remarketing. Nếu thiếu Pixel thì việc tiếp thị lại trở nên vô cùng khó khăn vì bạn sẽ không có thông tin về danh sách khách hàng của mình, không biết họ thực hiện những gì trên trang web.

Tạo Pixel Facebook

Việc tạo Pixel Facebook khá đơn giản. Nếu muốn tạo Pixel lần đầu, bạn có thể thực hiện các bước sau:

- Truy cập vào Trình quản lý sự kiện để tạo Pixel Facebook: https://www.facebook.com/events_manager2/

- Bên phải của màn hình, nhấp vào biểu tượng Pixel, sau đó chọn "Kết nối nguồn dữ liệu" và lựa chọn "Web".
 

Remarketing và retargeting
 

- Chọn "Meta Pixel" và nhấp vào "Kết nối".

- Đặt tên Pixel theo sở thích của bạn.

- Nhập URL của trang web bạn muốn sử dụng để tiếp thị lại (remarketing).

- Nhấp vào "Tiếp tục" và làm theo các bước hướng dẫn tiếp theo. Sau khi hoàn tất, bạn đã sở hữu được một pixel để tích hợp vào website của mình.

Cách tích hợp Pixel vào trang web

Nếu muốn tích hợp Pixel vào trang web riêng của mình, bạn chỉ cần sao chép và dán mã Pixel vào giữa các thẻ trên web. Bạn cũng có thể sử dụng một số plugin như "Insert Headers and Footers" để thực hiện quá trình này mà không ảnh hưởng đến tệp HTML gốc.

Tất cả dữ liệu mà Pixel thu thập sẽ được tổng hợp trong trang tổng quan "Pixel Analytics" trong trình quản lý Facebook. Tại đó, bạn có thể theo dõi các chỉ số và số liệu để điều chỉnh chiến lược tiếp thị theo cách phù hợp nhất.

Lưu ý: Pixel chỉ hoạt động nếu trang web của bạn có ít nhất 20 người dùng phù hợp với đối tượng mục tiêu. Nếu không đạt được con số này, bạn có thể gặp tình trạng "Pixel của bạn không hoạt động". Để khắc phục vấn đề này, doanh nghiệp cần tăng lượng lưu lượng truy cập vào trang web trước khi thực hiện chiến dịch quảng cáo. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể tự khắc phục khi lượng người dùng truy cập vào trang web tăng theo thời gian.
 

Facebook remarketing
 

Bước 3: Tạo Đối tượng tùy chỉnh

Pixel sẽ thu thập và tổng hợp hành vi của khách hàng đã ghé thăm trang web. Vậy nên để tạo các đối tượng khách hàng phù hợp với mục tiêu của chiến dịch remarketing, bạn có thể tuân theo các bước sau:

- Truy cập Trình quản lý quảng cáo của Facebook.

- Sử dụng thanh tìm kiếm để tìm từ khóa "Đối tượng".

- Chọn mục "Tạo đối tượng" và sau đó chọn "Đối tượng tùy chỉnh".

Facebook sẽ hiển thị danh sách các nhóm đối tượng dựa trên hành động của họ. Bạn có thể sử dụng các nhóm này để thiết lập các "Đối tượng tùy chỉnh" phù hợp với chiến dịch của mình.
 

Hướng dẫn remarketing facebook
 

Bước 4: Xác định mục tiêu chiến dịch

Sau khi tạo danh sách "Đối tượng tùy chỉnh" xong, bạn sẽ bắt đầu triển khai chiến dịch quảng cáo remarketing. Đầu tiên, bạn bắt đầu bằng cách nhấp vào nút "Tạo quảng cáo" và chọn đối tượng khách hàng mục tiêu. Facebook cung cấp khoảng 11 mục tiêu tiềm năng để bạn lựa chọn. Tuy nhiên thì trong số đó, có hai mục tiêu phổ biến và quan trọng khi chạy chiến dịch remarketing mà bạn nên thiết lập là "Traffic" (Lưu lượng truy cập) và "Conversions" (Chuyển đổi). Cụ thể:

- Traffic: khách hàng đã từng truy cập trang web của bạn quay lại và sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

- Conversions: thúc đẩy khách hàng hoàn tất các hành động mua hàng hoặc chuyển đổi mà bạn đang theo đuổi.

Bước 5: Lựa chọn đối tượng tùy chỉnh

Bạn có thể tạo một đối tượng mới (Create New) hoặc sử dụng một đối tượng đã được lưu trữ trước đó (Use a Saved Audience). Khi đã cung cấp thông tin chi tiết về đối tượng như tên, địa điểm, độ tuổi, giới tính,... Facebook sẽ hiển thị quy mô dự kiến và kết quả quảng cáo ước tính cho một ngày. Nếu kết quả này không đáp ứng mong đợi của bạn, hãy thay đổi các đối tượng tùy chỉnh để phù hợp hơn.
 

Remarketing nền tảng facebook
 

Bước 6: Chọn Vị trí quảng cáo

Có nhiều vị trí quảng cáo phổ biến mà Facebook đề xuất, bao gồm các tin tức trong bảng tin, story, messenger trên Facebook, cả video, story trên Instagram,.... Bạn cũng có thể chọn mục tiêu hiển thị quảng cáo trên các thiết bị cụ thể như máy tính hoặc điện thoại. Nếu bạn mới bắt đầu chạy quảng cáo, thì nên tham khảo các đề xuất từ Facebook để chọn vị trí hiển thị phù hợp.

Bước 7: Thiết lập ngân sách quảng cáo

Khi thiết lập ngân sách quảng cáo, bạn có hai sự lựa chọn: ngân sách trọn đời hoặc ngân sách hằng ngày. Dù là hình thức nào đi nữa thì khi số tiền bạn nạp vào đã đạt đến giới hạn, Facebook sẽ tự động dừng việc phân phối quảng cáo. Điều này đảm bảo rằng chi phí quảng cáo sẽ không vượt quá mức bạn đã đề ra ban đầu. Tuy nhiên, để tối ưu hóa chi phí quảng cáo, bạn nên bắt đầu với một ngân sách nhỏ và sau đó chỉ tăng dần cho những chiến dịch hiệu quả nhất.

Bước 8: Tạo định dạng quảng cáo

Trong bước cuối cùng, bạn cần lựa chọn định dạng quảng cáo mà mình muốn sử dụng, chẳng hạn như hình ảnh, video, bộ sưu tập, quảng cáo cuộn,.... Bạn có thể tải lên hình ảnh, video mới hoặc tài liệu từ các chiến dịch trước đó. Đừng quên đính kèm đường dẫn URL của trang web mục tiêu bạn muốn mọi người truy cập, cùng với mã theo dõi UTM (Urchin Tracking Module) để giúp bạn theo dõi nguồn truy cập.

Khi bạn đã hoàn tất việc cấu hình quảng cáo, hãy nhấn vào nút "Xác nhận" để kết thúc quá trình tạo quảng cáo cho chiến dịch remarketing. Lúc này, Facebook sẽ kiểm tra và duyệt quảng cáo. Nếu quảng cáo đáp ứng các tiêu chuẩn, nền tảng sẽ bắt đầu phân phối và hiển thị quảng cáo đến những đối tượng tùy chỉnh mà bạn đã chọn.
 

Quảng cáo remarketing facebook
 

Cách tạo chiến dịch remarketing trên Google thành công 

Remarketing Google là một trong những chiến lược hiển thị lại quảng cáo cho những người từng quan tâm đến sản phẩm / dịch vụ hoặc đã truy cập vào trang web của bạn dựa trên các cookie thu thập được. Thông qua việc tập trung vào nhóm đối tượng này và sử dụng thông điệp quảng cáo phù hợp, remarketing Google cung cấp cơ hội tối ưu để tiếp cận những khách hàng tiềm năng có tỉ lệ chuyển đổi cao hơn. Quá trình này được thực hiện với các bước cơ bản sau:

Bước 1: Truy cập vào tài khoản quảng cáo Google. Sau đó, tại mục “Công cụ và cài đặt”, bạn hãy bấm chọn "Công cụ quản lý đối tượng".
 

Google ads remarketing
 

Bước 2: Nếu đây là lần đầu bạn thiết lập, hãy chọn "Thiết lập nguồn đối tượng", còn nếu bạn đã có đối tượng trước đó, hãy chọn "Chỉnh sửa nguồn dữ liệu thẻ Google Ads". Sau khi hoàn thành, nhấp vào "Tiếp tục."
 

Quảng cáo remarketing
 

Bước 3: Tại mục "Thiết lập thẻ", bạn chọn "Tự cài đặt thẻ" và sau đó sao chép mã code pixel đã được tạo trước đó và dán vào website thông qua các plugin hỗ trợ như Insert Header and Footer, tương tự như việc sử dụng Facebook Pixel.
 

Hướng dẫn remarketing google
 

Bước 4: Google sẽ bắt đầu thu thập dữ liệu từ những người dùng đã truy cập vào website và thực hiện chiến dịch remarketing khi đủ số lượng người dùng cần thiết.

Chiến dịch remarketing Google có khả năng điều chỉnh danh sách tiếp thị lại của doanh nghiệp dựa trên một loạt yếu tố, bao gồm thời gian truy cập, URL của trang web, tỷ lệ chuyển đổi thành công,.... Với Remarketing Google, bạn có sự linh hoạt tối đa để tùy chỉnh mọi thông số, chẳng hạn như tạo danh sách remarketing riêng cho một sản phẩm cụ thể, điều chỉnh thời gian chiến dịch,....

Thời điểm nào doanh nghiệp nên tạo chiến dịch remarketing?

Đây là một câu hỏi quan trọng và cũng tùy theo quan điểm cá nhân của mỗi người làm quảng cáo. Có những nhà tiếp thị ưa chuộng chiến lược "luôn bật", nghĩa là họ liên tục chạy chiến dịch remarketing cho tất cả người dùng truy cập trang web, kể cả những đối tượng không thực hiện hành động chuyển đổi như mua hàng, điền biểu mẫu hoặc tải xuống nội dung. Bên cạnh đó, nhiều marketer lại ưa thích cách tiếp cận cá nhân hóa hơn cũng như tập trung vào những đối tượng thực sự tiềm năng. 

Vậy nên, thời điểm mà doanh nghiệp nên tạo chiến dịch remarketing phụ thuộc vào chiến lược tổng thể và những gì bạn muốn thực hiện tại thời điểm đó. Bạn có thể tùy chỉnh chiến dịch của mình theo các tiêu chí đã định sẵn. Ví dụ, bạn có thể lên kế hoạch chạy quảng cáo tiếp thị lại cho một trang sản phẩm hoặc chỉ những đối tượng ghé thăm trang web vào một khoảng thời gian nhất định trong ngày hoặc trong năm (ví dụ: lễ tết, giáng sinh,...). 

Dưới đây là một số tình huống thường gặp khi nên xem xét việc tạo chiến dịch remarketing:

- Ngay sau khi đã có trang web và cần tiếp cận khách hàng tiềm năng để kinh doanh trực tuyến.

- Tích lũy đủ lượng lưu lượng truy cập để tạo danh sách remarketing.

- Remarketing có thể rất hữu ích trong việc quảng bá các chương trình khuyến mãi hoặc sự kiện đặc biệt như Black Friday, Giáng sinh,....

- Sau khi bạn đã thiết lập các trang sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể.

- Muốn tái kết nối với những người dùng tiềm năng đã từng có sự quan tâm đến doanh nghiệp như truy cập website xem sản phẩm, thêm vào giỏ hàng, chưa thanh toán, đó là thời điểm lý tưởng để sử dụng remarketing để hấp dẫn họ quay lại và hoàn thành giao dịch.

- Xây dựng thương hiệu và tăng tính nhận thức trong tâm trí của người dùng. 
 

Đo lường hiệu quả remarketing
 

Làm thế nào để đo lường sự thành công của remarketing campaign?

Chỉ số hiệu suất của remarketing campaign lại có thể được đo lường theo nhiều cách khác nhau, phụ thuộc vào mục tiêu cụ thể của từng chiến dịch. Dưới đây là một số phương pháp đo lường kết quả của các chiến dịch này.

1. Chỉ số tương tác

Nhiều doanh nghiệp hiện nay chú trọng vào việc tạo nên sự tương tác và tăng nhận thức về thương hiệu thay vì chỉ thúc đẩy mua hàng. Nếu bạn cũng đang sử dụng tiếp thị lại để thu hút người dùng và xây dựng thương hiệu, thì hãy xem xét những chỉ số sau:

- Lượt mở email: Đây là chỉ số quan trọng cho biết xem người nhận thư có mở email của bạn hay không và liệu họ có quan tâm đến nội dung mà bạn chia sẻ? 

- Lượt truy cập vào trang web: Đo lường số lượng lượt người truy cập, chỉ số này cho biết chiến dịch có thể tạo ra sự tương tác và thu hút người dùng quay lại trang web của bạn hay không.

- Tỷ lệ nhấp: Chỉ số này cho bạn biết xem người dùng đã thực hiện nhấp vào các trang khác trên trang web. Nếu tỷ lệ nhấp cao, đó là dấu hiệu cho thấy người dùng đã tương tác mạnh mẽ với nội dung trên trang web sau khi quay lại từ chiến dịch remarketing.

2. Chỉ số chuyển đổi

Bạn có thể xây dựng chiến dịch remarketing hiệu quả hơn để thúc đẩy mua sắm từ phía khách hàng bằng cách theo dõi và tối ưu hóa các chỉ số dưới đây:

- Đăng ký: Đo lường số lượng khách hàng đăng ký khi họ truy cập vào trang web của bạn hoặc thử sản phẩm/dịch vụ. Đây là một chỉ số quan trọng để nhận thấy được sự quan tâm của khách hàng đối với những gì mà bạn có thể mang lại.

- Tỷ lệ chuyển đổi: Đo lường khả năng thành công của chiến dịch tiếp thị lại bằng cách kiểm tra xem khách hàng có thực hiện mua sắm sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn hay không. Tỷ lệ chuyển đổi cao cho thấy chiến dịch đang tạo ra những giao dịch thành công.

- Chi phí cho mỗi lần mua lại (CPA): Đây là số tiền mà doanh nghiệp phải chi trả cho mỗi lần có người mua sắm. Đo lường CPA giúp bạn đánh giá hiệu suất chiến dịch remarketing và đảm bảo rằng bạn đang tiêu tiền một cách hiệu quả để có được các giao dịch mua sắm từ phía khách hàng.

Đo lường remarketing
 

Trên đây là nội dung mà Phương Nam 24h muốn chia sẻ đến bạn về khái niệm remarketing là gì, phương thức hoạt động cũng như cách triển khai chiến dịch remarketing trên Facebook và Google đơn giản hiện nay. Thông qua bài viết trên, có thể thấy, nếu nắm vững bản chất và thực hiện tiếp thị lại đúng thời điểm, doanh nghiệp của bạn sẽ tiếp cận đúng các đối tượng tiềm năng, mở rộng cơ sở khách hàng mục tiêu, từ đó gia tăng tỷ lệ chuyển đổi, thúc đẩy doanh thu hiệu quả và gia tăng lợi thế cạnh tranh so với đối thủ khác trên thị trường.

Nội dung liên quan

Tin Kinh doanh khác

Sales funnel là gì? Cách xây dựng phễu bán hàng x3 doanh số

Sales funnel là gì? Cách xây dựng phễu bán hàng x3 doanh số

Sales funnel là quy trình mà khách hàng tiềm năng trải qua từ lúc họ có nhận thức về sản phẩm / dịch vụ đến lúc họ thực hiện mua hàng.
Big idea là gì? Bí quyết tạo ra big idea bùng nổ truyền thông

Big idea là gì? Bí quyết tạo ra big idea bùng nổ truyền thông

Big idea được ví như "xương sống” của chiến dịch, quyết định cách mà nhà tiếp thị muốn truyền tải thông điệp đến khán giả của mình.
USP là gì? Hướng dẫn thiết lập USP sản phẩm hiệu quả

USP là gì? Hướng dẫn thiết lập USP sản phẩm hiệu quả

USP hay điểm bán hàng độc nhất là vũ khí giúp doanh nghiệp nổi bật giữa hàng nghìn đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường.
Admin là gì? Top 7 công việc admin được tìm kiếm nhiều nhất

Admin là gì? Top 7 công việc admin được tìm kiếm nhiều nhất

Admin đóng vai trò không thể phủ nhận trong việc quản lý duy trì, thúc đẩy sự phát triển cũng như hiệu suất làm việc của tổ chức.  
Slogan là gì? Bí thuật tạo ra slogan đỉnh của chóp

Slogan là gì? Bí thuật tạo ra slogan đỉnh của chóp

Một slogan xuất sắc không chỉ giúp thương hiệu trở nên độc đáo, dễ nhớ mà còn mang lại cảm xúc tích cực và tạo ra sự kết nối với khách hàng.
Concept là gì? Những kiến thức quan trọng về concept

Concept là gì? Những kiến thức quan trọng về concept

Concept là một ý tưởng chủ đạo quyết định tính thống nhất, rành mạch và logic trong một chương trình, sự kiện hoặc lĩnh vực nào đó.