Những câu nhà tuyển dụng thường hỏi khi phỏng vấn

Phỏng vấn là một hình thức để các nhà tuyển dụng đặt ra những câu hỏi với mục đích tìm hiểu về các ứng viên. Thông qua câu trả lời của ứng viên, các nhà tuyển dụng sẽ quyết định chọn ra người phù hợp nhất với vị trí mình đang cần tìm. Nếu là người từng có nhiều kinh nghiệm đi xin việc, chắc hẳn bạn sẽ thấy các nhà tuyển dụng thường đặt ra những câu hỏi khá giống nhau. Chính vì vậy, bạn có thể chuẩn bị trước tại nhà bằng cách tự đặt ra những câu hỏi giả định và trả lời. Những cách trả lời câu hỏi khéo léo, trôi chảy và thông minh sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Vậy những câu nhà tuyển dụng thường hỏi khi phỏng vấn là gì?
 

Những câu nhà tuyển dụng thường hỏi khi phỏng vấn
 

1. Tự giới thiệu về bản thân

Sau màn chào hỏi, câu đầu tiên mà các nhà tuyển dụng thường nói là “Bạn hãy tự giới thiệu về bản thân mình” hoặc “Bạn có thể giới thiệu cho tôi biết về bản thân bạn được không”.
 

Khi nhà tuyển dụng hỏi giới thiệu về bản thânv
 

Mục đích của các nhà tuyển dụng khi đặt ra câu hỏi này không đơn giản chỉ là muốn biết những thông tin cơ bản mà còn là một bài kiểm tra nhỏ về thái độ cũng như kỹ năng giao tiếp của bạn. Bạn không cần phải kể lể quá nhiều về quá trình học tập, làm việc trước đó hay hoàn cảnh gia đình,....Thay vào đó khi được yêu cầu giới thiệu về bản thân, bạn chỉ cần nói về tên, tuổi, quê quán, học vấn (tên trường, tên ngành từng theo học). Hãy giới thiệu về bản thân một cách lưu loát cùng phong thái tự tin và nụ cười luôn nở trên môi.

2. Bạn biết gì về công ty của chúng tôi?

Nếu câu hỏi tiếp theo của các nhà tuyển dụng là “Bạn biết gì về công ty chúng tôi” thì điều này chứng tỏ rằng họ muốn kiểm tra xem bạn đã dành bao nhiêu thời gian để nghiên cứu về mặt danh tiếng, quy mô công ty hay lĩnh vực hoạt động,….Và bạn nên cố gắng mang lại cho các nhà tuyển dụng sự hài lòng bằng những hiểu biết thấu đáo của mình về công ty. Để làm được điều đó thì trước buổi phỏng vấn, bạn nên dành ra một khoảng thời gian để tìm hiểu về công ty, doanh nghiệp cũng như vị trí mình đang ứng tuyển.

3. Tại sao bạn muốn làm công việc này?

Chắc chắn các nhà tuyển dụng sẽ muốn biết lý do tại sao bạn muốn ứng tuyển vào vị trí này. Câu hỏi này cũng đồng nghĩa với “bạn có cảm thấy mình thích hợp cho công việc đó hay không”. Hãy đưa ra những lý do như: bạn có kinh nghiệm, bạn có niềm đam mê, bạn yêu thích công việc này và nó phù hợp với chuyên ngành mà bạn đã theo học. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên trả lời câu hỏi này theo hướng “tôi lựa chọn công việc này vì mức lương cao”. Bởi các nhà tuyển dụng hẳn sẽ không hài lòng với một câu trả lời như vậy đâu.

4. Điểm mạnh của bạn là gì?

Đây là cơ hội để bạn thuyết phục nhà tuyển dụng lựa chọn mình. Câu hỏi này cũng đồng nghĩa với “tại sao chúng tôi phải thuê bạn”. Bạn hãy kể ra những kinh nghiệm của bản thân thông qua những công việc mình từng làm. Bạn cũng có thể cho nhà tuyển dụng thấy kỹ năng cũng như trình độ chuyên môn của mình. Bên cạnh đó hãy thể hiện những mặt tích cực trong tính cách của bạn bởi điều này sẽ giúp cho các nhà tuyển dụng thấy bạn là người phù hợp với môi trường làm việc của họ. Tuy nhiên khi kể ra các điểm mạnh của mình, bạn cũng nên giữ lại một phần khiêm tốn. Các ứng viên thường thất bại khi khoe mẽ điểm mạnh của mình một cách “không có hồi kết”.

5. Điểm yếu của bạn là gì?

Nếu bạn trả lời mình không có điểm yếu, đó sẽ là một sự thất bại. Các nhà tuyển dụng sẽ không thể nào tin được bạn là một con người quá hoàn hảo mà không có điểm yếu. Họ cũng sẽ có những đánh giá không tốt vì cho rằng bạn không thành thật.
 

Khi nhà tuyển dụng hỏi về điểm yếu
 

Chính vì vậy, bạn có thể nói ra những điểm yếu mà chính bản thân mình tự nhận thấy. Những điểm yếu này có thể là về mặt kỹ năng giao tiếp hay trình độ chuyên môn. Bạn nên kết thúc những điểm yếu của mình bằng câu nói “tôi đang cố gắng để hoàn thiện hơn về những điểm yếu này”. Có một lưu ý là bạn không nên kể ra những điểm xấu trong tính cách của mình khi được hỏi về vấn đề điểm yếu của bản thân.

6. Tại sao bạn lại nghỉ việc ở công ty cũ?

Đây là một câu hỏi khá tế nhị, đòi hỏi bạn phải xử lý và trả lời một cách thông minh, khéo léo. Nếu bạn nói rằng mình nghỉ ở công ty cũ vì mức lương thấp, môi trường làm việc không thân thiện hay kể lể công ty không được ở điểm này, không tốt ở điểm kia,...thì đây chính là “vạch áo cho người xem lưng”. Các nhà tuyển dụng sẽ thật sự không thích bạn nói về nơi làm việc cũ với thái độ như vậy.

Thay vào đó, bạn hãy nói về công ty cũ với sự biết ơn. Chẳng hạn như ở nơi đó, họ đã giúp bạn được cọ xát và tích lũy những kinh nghiệm quý báu. Tuy nhiên vì muốn được trải nghiệm những thử thách mới nên bạn quyết định nghỉ việc. Nếu vị trí ứng tuyển của bạn giống như công việc cũ nhưng quy mô công ty lớn hơn, mức lương cũng tốt hơn thì hãy đưa ra lý do là bạn muốn được phát triển bản thân, dùng những kinh nghiệm đã có để góp phần nhỏ cho sự phát triển của công ty.

7. Mức lương mong muốn của bạn là bao nhiêu?

Nếu đã từng làm việc ở nhiều nơi, chắc hẳn bạn mong muốn mức lương ở công ty mới sẽ cao hơn so với công ty cũ. Tuy nhiên hãy khéo léo và cân nhắc thật kỹ trước khi đưa ra mức lương mình mong muốn.
 

Khi nhà tuyển dụng hỏi về mức lương
 

Chắc hẳn trước khi đăng ký nộp hồ sơ, bạn đã tham khảo mức lương dự kiến mà các nhà tuyển dụng đưa ra. Nếu không hài lòng với mức lương đó, bạn có thể đưa ra con số cao hơn khoảng 30% so với mức lương ở công ty cũ. Sau đó hãy chứng minh cho các nhà tuyển dụng thấy, mức lương mà họ trả cho bạn thật sự là xứng đáng.

8. Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì?

Khi được hỏi về mục tiêu trong tương lai, bạn không cần phải quá khiêm tốn. Các nhà tuyển dụng sẽ không cảm thấy được sự nhiệt huyết khi bạn nói rằng mình sẽ cố gắng hết sức trong công việc. Thay vào đó hãy đặt ra những mục tiêu to lớn, chẳng hạn như sẽ có vị trí tương đương với vị trí của nhà tuyển dụng đang phỏng vấn mình. Hãy cho các nhà tuyển dụng thấy lòng nhiệt huyết, đam mê và chí tiến thủ trong công việc của bạn.

Trên đây là những câu nhà tuyển dụng thường hỏi khi phỏng vấnPhương Nam 24h muốn chia sẻ đến các bạn. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, bạn đã có thêm kinh nghiệm khi đi phỏng vấn xin việc và thông qua đó biết cách làm sao để thể hiện bản thân thật tốt, thuyết phục nhà tuyển dụng nhận mình vào vị trí mong muốn.

Nội dung liên quan

Tin Tổng hợp khác

Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Thế hệ Gen Z là một cộng đồng trẻ trung, sôi nổi, nhiệt huyết và đầy năng lượng, luôn mang trong mình những tư tưởng bức phá táo bạo.  
Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Không phải ai sinh ra cũng tự nhiên sở hữu khả năng thuyết trình xuất sắc, tuy nhiên có nhiều phương pháp giúp bạn rèn luyện kỹ năng này. 
KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

Hiểu rõ KOL là gì cũng như sự khác biệt giữa KOL và KOC sẽ giúp bạn chọn được hình thức tiếp thị phù hợp, hiệu quả cho doanh nghiệp.  
Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định không chỉ là khả năng lựa chọn mà còn liên quan chặt chẽ đến quá trình tư duy, xử lý thông tin và phân tích tình huống.  
Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là màu sắc tạo nên bức tranh cuộc sống, có ảnh hưởng đến quyết định, hành động và thậm chí cả cách bạn tương tác với mọi người. 
Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là những cá nhân có thể tác động đến hành vi, suy nghĩ và quyết định mua sắm của một nhóm đối tượng hoặc cả cộng đồng.