Cách từ chối khéo léo trong công việc

Tâm lý chung của mọi người trong công việc là ngại nói lời từ chối vì sợ gây mất hòa khí và ảnh hưởng đến việc thăng tiến của bản thân. Vì thế mà nhiều người thường chấp nhận ôm đồm quá nhiều việc vào mình rồi trở nên căng thẳng và kết quả là không thể hoàn thành tốt được bất cứ việc nào. Hãy hiểu rằng, đôi khi từ chối sếp hay đồng nghiệp không phải là hành động thiếu trách nhiệm mà đó chính là cách để bạn có thể tập trung hoàn thành tốt những công việc mà mình đang đảm nhận. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc đưa ra lời từ chối, không biết làm thế nào để không gây mất lòng mọi người thì hãy tham khảo những cách từ chối khéo léo trong công việc mà đội ngũ Phương Nam 24h chia sẻ dưới đây.
 

Cách từ chối khéo léo trong công việc
 

1. Cân nhắc kỹ vấn đề trước khi quyết định từ chối

Trước tất cả mọi yêu cầu, bạn nên dành một chút thời gian để suy nghĩ thật kỹ xem việc này sẽ cần thêm những kỹ năng gì? Mất thời gian bao lâu và có ảnh hưởng đến tiến độ công việc của bản thân hay không? Sau đó, hãy đưa ra quyết định nên từ chối hay chấp nhận. Lý do là vì, đôi khi việc từ chối ngay lập tức sẽ khiến người khác có những suy nghĩ không tốt về bạn. Tuy nhiên, cũng đừng suy nghĩ quá lâu để không làm mất thời gian của đôi bên.
 

Những cách từ chối khéo trong công việc
 

2. Lấy lý do chính đáng để từ chối

Trong tất cả các lý do đưa ra để từ chối yêu cầu giúp đỡ thì "còn nhiều công việc chưa giải quyết xong" được xem là chính đáng nhất. Bên cạnh đó, bạn cũng phải tỏ thái độ vui vẻ, thân thiện và dùng câu từ thật dễ nghe khi nói lời từ chối. Chẳng hạn như:

- Công việc này có cần gấp không? Vì mình đang có việc chưa giải quyết xong.

- Mình nghĩ mình sẽ không thể làm tốt vì còn nhiều việc chưa xử lý xong.
 

Cách từ chối khéo trong công việc
 

3. Đừng cảm thấy có lỗi

Nếu việc từ chối là thật sự cần thiết vì còn quá nhiều công việc mà bản thân chưa giải quyết xong thì bạn cũng đừng nên để tâm và cảm thấy có lỗi. Hãy nhớ rằng, nếu làm quá nhiều việc một lúc để rồi không thể hoàn thành tốt việc nào thì sẽ càng ảnh hưởng hơn đến năng lực của bản thân trong mắt sếp.
 

Cách từ chối công việc khéo léo
 

4. Tìm giải pháp thay thế

Nếu không thể tự mình giúp đỡ thì bạn có thể tìm kiếm một giải pháp thay thế để “khắc phục” lời từ chối của bản thân. Chẳng hạn như góp ý, đề xuất cách giải quyết phù hợp hoặc gợi ý một người nào đó mà bạn cảm thấy có thể làm tốt công việc được yêu cầu hơn bạn.
 

Cách từ chối khéo công việc
 

5. Hạn chế từ chối qua tin nhắn, điện thoại

Nhiều người thường ngại việc phải nói lời từ chối trực tiếp với ai đó. Tuy nhiên trong thực tế, việc từ chối trực tiếp sẽ tránh được những hiểu lầm không đáng có hơn so với viết mail, tin nhắn hay nói chuyện qua điện thoại. Lý do là vì khi trò chuyện qua tin nhắn, mọi người thường rất dễ hiểu sai ý của nhau. Trong khi đó, việc nói chuyện trực tiếp, thông qua ánh mắt, ngữ điệu,…có thể khiến đối phương cảm thấy dễ chịu hơn và tránh hiểu sai ý. Do đó, bạn nên hạn chế từ chối qua tin nhắn, điện thoại mà hãy học cách từ chối khi trò chuyện trực tiếp.
 

Cách từ chối khéo léo
 

Trên đây là những cách từ chối công việc khéo léo mà đội ngũ biên tập viên chúng tôi muốn chia sẻ với bạn đọc. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, các bạn đã biết nói lời từ chối như thế nào để không gây mất lòng cấp trên hay đồng nghiệp và cũng không làm ảnh hưởng đến hình ảnh của bản thân.

Tham khảo thêm: Những câu nói dùng để từ chối khéo léo

Nội dung liên quan

Tin Tổng hợp khác

Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Không phải ai sinh ra cũng tự nhiên sở hữu khả năng thuyết trình xuất sắc, tuy nhiên có nhiều phương pháp giúp bạn rèn luyện kỹ năng này. 
KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

Hiểu rõ KOL là gì cũng như sự khác biệt giữa KOL và KOC sẽ giúp bạn chọn được hình thức tiếp thị phù hợp, hiệu quả cho doanh nghiệp.  
Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định không chỉ là khả năng lựa chọn mà còn liên quan chặt chẽ đến quá trình tư duy, xử lý thông tin và phân tích tình huống.  
Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là màu sắc tạo nên bức tranh cuộc sống, có ảnh hưởng đến quyết định, hành động và thậm chí cả cách bạn tương tác với mọi người. 
Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là những cá nhân có thể tác động đến hành vi, suy nghĩ và quyết định mua sắm của một nhóm đối tượng hoặc cả cộng đồng.  
Đọc vị là gì? Hé lộ 15 thủ thuật đọc vị người khác cực chuẩn

Đọc vị là gì? Hé lộ 15 thủ thuật đọc vị người khác cực chuẩn

Nắm vững cách đọc vị người khác, bạn sẽ dễ dàng suy luận cảm xúc, suy nghĩ của đối phương, giúp cuộc giao tiếp diễn ra hiệu quả.