Phong cách lãnh đạo của Phạm Nhật Vượng và lối tư duy đáng ngưỡng mộ

Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch tập đoàn VinGroup là một cái tên không quá xa lạ, đặc biệt là với những ai đang làm kinh doanh. Với khối tài sản khổng lồ hiện đang nắm giữ, ông đã từng một lần nằm trong danh sách 200 người giàu nhất thế giới. Ngoài ra, vị chủ tịch này còn là người đầu tiên tại Việt Nam được tạp chí Blooloop vinh danh là một trong 50 người có ảnh hưởng nhất trong ngành công nghiệp sáng tạo thế giới cùng nhiều thành công khác. Không những được biết đến với khối tài sản cùng những ảnh hưởng của mình trong kinh doanh, phong cách lãnh đạo của Phạm Nhật Vượng và lối tư duy đáng ngưỡng mộ cũng là điều mà rất nhiều người cảm thấy khâm phục cũng như đáng để học hỏi.
 

Phong cách lãnh đạo của chủ tịch Phạm Nhật Vượng và lối tư duy đáng ngưỡng mộ
 

Phong cách lãnh đạo là gì?

Phong cách lãnh đạo là một từ ngữ đề cập đến cách tiếp cận hành vi được những nhà lãnh đạo dùng để tạo ảnh hưởng, động viên và truyền cảm hứng đến nhân viên của mình. Điều này xác định cách thức người lãnh đạo thực hiện các kế hoạch và chiến lược để hoàn thành mục tiêu nhất định. Còn khi nói về phong cách lãnh đạo dưới góc nhìn của một nhân viên thì điều đó sẽ được thể hiện qua những mong muốn và hành động cụ thể từ người đứng đầu doanh nghiệp đó.

Đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện trên nhiều diễn đàn khác nhau với mục đích tìm ra phong cách lãnh đạo hiệu quả nhất nhằm thúc đẩy và tạo ra ảnh hưởng tích cực đến những người khác, từ đó giúp các mục tiêu nhanh chóng được thực hiện. Trong đó, nguyên lý chính trong phong cách lãnh đạo hiệu quả được đưa ra ở đây đó là mức độ tạo dựng lòng tin của người đứng đầu với đội ngũ nhân viên.

Theo đó, những người theo dõi, tin tưởng lãnh đạo của mình có nhiều khả năng sẽ làm theo hướng dẫn và có thể còn đạt được kết quả tốt hơn so với dự kiến. Đổi lại, họ sẽ được tự do đưa ra ý tưởng, đề xuất của mình về định hướng của các dự án hiện tại với mục đích hoàn thành tốt nhất những mục tiêu đã đề ra. 

Thông thường, mỗi nhà lãnh đạo sẽ có một phong cách riêng, tùy thuộc vào tính cách, môi trường làm việc và tính chất công việc. Tuy nhiên, dù là mang phong cách lãnh đạo nào đi chăng nữa thì chắc hẳn mục tiêu mà họ hướng đến đều là phát triển công ty lớn mạnh hơn. Trong đó, một ví dụ tiêu biểu bạn có thể nhận thấy ở đây đó chính phong cách lãnh đạo của chủ tịch tập đoàn VinGroup - Ông Phạm Nhật Vượng.
 

Phong cách lãnh đạo của Phạm Nhật Vượng
 

Tư duy đắt giá nhất trong phong cách lãnh đạo của Phạm Nhật Vượng

1. Lãnh đạo hiệu quả hơn bằng cách lắng nghe

Lắng nghe là một trong những điều cực kỳ quan trọng mà lãnh đạo cần có, đồng thời họ còn phải biết kiềm chế cảm xúc, ghi nhận ý kiến của mọi người và tiếp thu chọn lọc để có được giải pháp tối ưu nhất. Đó cũng chính là điều mà chủ tịch Phạm Nhật Vượng vẫn thường làm để nhanh chóng đưa ra những thay đổi phù hợp với thị trường và làm cho tập đoàn ngày càng phát triển.

Lắng nghe khách hàng

Một trong những tiêu chí mà VinGroup nói chung cũng như tỷ phú Phạm Nhật Vượng nói riêng luôn đặt lên hàng đầu để có thể đi đến thành công như ngày hôm nay đó chính là luôn lắng nghe, nỗ lực thấu hiểu khách hàng. Việc bảo thủ, cho rằng sản phẩm của mình là đúng, là tốt nhất sẽ làm cho tư duy kinh doanh của người lãnh đạo dễ rơi vào lối mòn, không tìm ra hướng đi đúng sao cho có thể tạo ra sản phẩm phù hợp với thị trường. Bởi vì cho đến cuối cùng thì mọi sản phẩm, dịch vụ làm ra cũng đều để phục vụ cho nhu cầu của khách hàng, họ chính là người tạo ra lợi nhuận và đưa doanh nghiệp phát triển.

Trong một buổi nói chuyện, tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã chia sẻ rằng ông luôn lắng nghe và học hỏi từ những lời phê bình mà mình nhận được. Vị doanh nhân nổi tiếng này từng chia sẻ: “Nghe khách hàng nói, khách hàng chê, xem khách hàng như người thầy để tạo ra sản phẩm phục vụ khách hàng”.

Thật vậy, khách hàng chính là những người đã sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn nên họ sẽ đưa ra được những cái nhìn khách quan nhất dựa trên trải nghiệm của mình. Lắng nghe khách hàng chính là một trong những cách kinh doanh hiệu quả, giúp bạn biết được đâu là điểm mạnh, điểm yếu để kịp thời đưa ra những cải thiện nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như quy trình chăm sóc khách hàng phù hợp. Đối với việc lắng nghe, ông Phạm Nhật Vượng cũng sử dụng đa kênh để có được các ý kiến phản hồi, trong đó nhiều nhất chính là các kênh truyền thông xã hộ bởi vì thông qua đó sẽ có được cái nhìn đa chiều và toàn diện hơn về sản phẩm của mình.

Lắng nghe nhân viên

Để hiểu rõ về tình hình của tập đoàn, chủ tịch Phạm Nhật Vượng cho rằng người lãnh đạo cần không ngừng lắng nghe nhân viên. Đó cũng lý do vì sao vị chủ tịch VinGroup vẫn luôn dùng bữa trưa chung cùng nhân viên và thường xuyên tham gia các hoạt động thể thao trong doanh nghiệp. Điều này sẽ tạo cơ hội để ông tiếp xúc trực tiếp với nhân viên, lắng nghe những câu chuyện thường ngày và các ý kiến, đóng góp của họ trong mọi khía cạnh. Trong quá trình lắng nghe, ông luôn có thái độ ân cần, ghi nhận, tập trung và tôn trọng những gì nhân viên của mình chia sẻ để có thể hiểu hơn về họ.

Ngược lại, nhân viên cũng sẽ có được cái nhìn thiện cảm về vị chủ tịch, không còn những rào cản về khoảng cách giữa lãnh đạo với nhân viên. Điều này cũng rất quan trọng giúp họ cảm thấy tự tin, gắn bó và sẵn sàng dốc hết sức mình để đưa tập đoàn ngày càng lớn mạnh hơn. Đây chính là một trong những phong cách lãnh đạo của chủ tịch VinGroup mà nhiều người nên học hỏi.

2. Đam mê công việc và học hỏi đối thủ

Có rất nhiều người đã đặt ra câu hỏi với tỷ phú Phạm Nhật Vượng rằng làm thế nào để có thể thành công trong nhiều lĩnh vực khác nhau? Một ví dụ điển hình có thể thấy đó chính là ông đã hoạt động trong nhiều lĩnh vực nhưng chẳng hề có sự liên quan như: bất động sản, kinh doanh bán lẻ siêu thị, y tế, giáo dục, công nghệ, xe,....

Đối với điều này, vị chủ tịch tập đoàn VinGroup cũng không ngần ngại chia sẻ rằng: “Tôi luôn đam mê, nghiêm túc với những gì tôi làm. Với những lĩnh vực như y tế, giáo dục dù tôi chưa từng có kinh nghiệm nhưng tôi có thể học hỏi. Tôi liên tục học hỏi từ bạn bè và quan sát đối thủ đã làm gì để rút ra kinh nghiệm cho bản thân”.

Đây chính là một bài học quý giá mà ông Phạm Nhật Vượng đã chia sẻ. Điều này không chỉ ông mà chắc chắn những nhà kinh doanh thành công khác cũng áp dụng trong công việc của mình. Chỉ khi có niềm đam mê với việc mình đang làm, bạn mới có thể toàn tâm toàn ý dốc hết tâm sức để đưa doanh nghiệp trở nên lớn mạnh. Chính những gì học hỏi được từ bạn bè xung quanh và cả đối thủ đều là những bài học quý giá để bạn có thể rút ra được nhiều điều bổ ích cho bản thân.
 

Chủ tịch tập đoàn VinGroup
 

3. Có lộ trình rõ ràng cho mọi công việc

Trình độ quản lý kinh doanh của Phạm Nhật Vượng còn được thể hiện thông qua việc ông luôn đề cao lộ trình trước khi bắt tay vào thực hiện mọi công việc. Đây là một điều quan trọng mà mọi cấp cán bộ của VinGroup đều cần thực hiện trong quá trình làm việc. Để một bộ máy vận hành được triển khai tốt thì cần phải có nguồn lực, nhân lực, vật lực, tài lực và mỗi người đều sẽ có sự phân chia công việc cụ thể từ vị trí cấp trên cho đến cấp dưới.

Đặc biệt, trong mọi quy trình đều phải có số liệu rõ ràng, cụ thể, giúp cho quá trình quản lý và kiểm soát được thực hiện dễ dàng. Điều này sẽ giúp cho người lãnh đạo có được những đánh giá cụ thể về quá trình thực hiện kế hoạch, xem xét chỗ nào đang thực hiện không hợp lý nhằm có những điều chỉnh phù hợp và đồng thời cũng là để đánh giá hiệu suất làm việc của từng nhân viên.

4. Nhanh không có nghĩa là không chất lượng

Nhiều người vẫn nghĩ rằng nhanh sẽ thường đi đôi với ẩu đoảng, kém chất lượng. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng mà có khi còn là suy nghĩ phiến diện. Ví dụ như đối với VinGroup, tỷ phú Phạm Nhật Vượng chia sẻ rằng khi khởi công hai dự án cùng một thời điểm, một bên có nhân sự làm việc nghiêm túc ngay từ ban đầu, quy trình rõ ràng nên đã hoàn thành sớm hơn so với dự kiến và đạt kết quả tốt. Đối với bên còn lại, ngay từ ban đầu đã có sự làm việc thiếu nghiêm túc, không có các kỹ năng làm việc hiệu quả dẫn đến công trình không những hoàn thành chậm hơn so với tiến độ dự kiến mà còn gặp phải rất nhiều lỗi kỹ thuật.

Từ câu chuyện này, chắc hẳn bạn cũng có thể thấy rằng nếu ngay từ đầu thật sự nghiêm túc, tập trung thì công việc không những được hoàn thành sớm hơn mà còn đạt được chất lượng tốt. Nhanh không phải là lúc nào cũng là không hiệu quả, là không tốt, điều này chỉ để những người thiếu năng lực bao biện cho mình.

5. Tách biệt giữa làm việc và nghỉ ngơi

Khi làm việc cần tập trung hết mình, tự học hỏi, tìm tòi để hoàn thành mục tiêu mà không cần ai nhắc nhở. Tuy nhiên khi nghỉ ngơi, vị doanh nhân này sẽ luôn để bản thân trong trạng thái thoải mái nhất, để cơ thể được thư giãn, xóa tan mệt mỏi. Đặc biệt, ông còn thường xuyên tham gia các hoạt động thể thao, đá bóng với nhân viên công ty của mình. Tuyệt nhiên những lúc như vậy, ông luôn dành hết tinh thần và năng lượng cho trận bóng đá mà không hề xen lẫn với công việc.

Điều này cũng tạo được cho nhân viên sự thoải mái, không còn cảm thấy áp lực. Đôi khi đây còn chính là liều thuốc tinh thần hiệu quả để trong thời gian làm việc, ngay cả bản thân ông và nhân viên của mình có thể tập trung năng suất giải quyết các vấn đề trong công việc một cách tối đa.

6. Không ngừng học hỏi, nâng cấp bản thân

Một điều mà tỷ phú Phạm Nhật Vượng luôn tâm niệm đó là: “Chúng ta chưa bao giờ lên đỉnh và sẽ không bao giờ có đỉnh”. Câu nói này được xem như là kim chỉ nam của ông trong mọi hoạt động điều hành và phát triển của VinGroup. Nhiều người khi nhìn thấy một chút thắng lợi sẽ rất dễ dàng ngủ quên trong chiến thắng. Tuy nhiên, với vị chủ tịch này thì hoàn toàn ngược lại. Những điều mà VinGroup đạt được cho đến ngày hôm nay ông vẫn chưa coi đó là thành công để không ngừng tìm thêm mọi cách nhằm học hỏi và phát triển bản thân mình nhiều hơn.
 

Tố chất của Phạm Nhật Vượng
 

7. Nghệ thuật đối nhân

Chân dung và tố chất của Phạm Nhật Vượng cũng được khắc họa là một vị lãnh đạo hòa đồng khi mỗi tuần đều tham gia các hoạt động thể thao với nhân viên công ty. Bà Lê Thị Thu Thủy - CEO của VinGroup cũng từng cho biết ông là một người rất giản dị, khiêm tốn, ông luôn thôi thúc ban lãnh đạo công ty tự học mỗi ngày và không được sớm thỏa mãn với những gì mà mình làm được. 

Trong triết lý kinh doanh của mình, chủ tịch Phạm Nhật Vượng rất chú trọng đến chữ “Nhân” và luôn tâm niệm rằng muốn doanh nghiệp phát triển bền vững phải hội tụ đủ “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”. Trong đó, thiên thời và địa lợi đều là do vận may tác động từ bên ngoài, còn nhân hòa chính là từ cái tâm, cái tài của chính chúng ta. Vậy nên, ông vẫn luôn không ngừng làm những công việc ý nghĩa cho xã hội.

8. Biết tìm người và giữ người

Đi cùng với sự thành công của tập đoàn VinGroup không thể không nói đến những nỗ lực và cố gắng trong công việc của toàn bộ nhân viên. Với hàng trăm nghìn nhân viên khác nhau thì để quản lý và vận hành được bộ máy nhân sự không phải là điều đơn giản. Chính vì lẽ đó, chủ tịch Phạm Nhật Vượng đã đưa ra những tư duy đắt giá trong việc sử dụng nhân sự vô cùng độc đáo của mình như:

- Tin dùng phụ nữ: Trong VinGroup, có rất nhiều vị trí quan trọng thuộc bộ máy quản lý đều do phụ nữ nắm giữ, đặc biệt vợ Phạm Nhật Vượng là bà Nguyễn Thu Hương cũng đã sát cánh cùng ông suốt hành trình gây dựng cơ ngơi ngàn tỷ. Đây cũng là một triết lý có sự tương đồng với tỷ phú Jack Ma. Vị chủ tịch Phạm Nhật Vượng cũng từng chia sẻ: “Đưa yêu cầu thì phụ nữ đưa yêu cầu tốt hơn. Phụ nữ đòi hỏi tốt hơn anh em mình. Ví dụ như tài chính kế toán, pháp lý kinh doanh,... là thế mạnh của phụ nữ. Cho nên những vị trí đó bao giờ chúng tôi cũng bổ nhiệm phụ nữ”.

- Thưởng phạt phân minh: Trong một cuộc giao lưu với cán bộ tập đoàn Viettel, ông Phạm Nhật Vượng từng cho biết: “Đối với VinGroup hình ảnh thương hiệu là yếu tố tạo nên thành công. Nhân viên chăm sóc tốt, khách hàng đến”. Vậy nên, đối với những nhân viên giỏi điều được tập đoàn coi trọng, đánh giá cao và có phần thưởng hợp lý cho những cống hiến của họ. Cũng vì lẽ đó mà VinGroup luôn nằm trong top 3 những nơi đáng làm việc nhất Việt Nam.
 

Chủ tịch VinGroup
 

9. Có tầm nhìn xa

Một trong những điểm thú vị ở phong cách lãnh đạo mà vị chủ tịch Phạm Nhật Vượng có được chính là tầm nhìn xa. Điều đó đã giúp ông vạch ra được các chiến lược hoạt động dài hạn, nhìn thấy cơ hội và dự đoán trước những gì có thể xảy ra để có sự chuẩn bị trước.

Ví dụ, vào năm 2017 tập đoàn còn có một bước ngoặt quan trọng khi chính thức công bố và thực hiện khát vọng xây dựng một thương hiệu ô tô lớn mạnh ra đến toàn cầu. Đặc biệt, VinFast không những nghiên cứu và tạo ra các dòng xe ô tô chạy bằng xăng sang trọng mà còn tập trung chính vào phát triển dòng xe điện để có được những sự đột phá. Đây chính là một tầm nhìn lớn mà chưa một ai ở Việt Nam có được ngoài vị chủ tịch này.

Làm thế nào để nâng cao hiệu quả quản lý qua phong cách lãnh đạo?

Lãnh đạo sẽ là người ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp. Vậy nên, để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, bạn cũng có thể áp dụng những điều ngay trong chính phong cách lãnh đạo của mình như:

- Dù ở cương vị nào đi chăng nữa cũng nên đối xử thân thiện với mọi người, đừng tạo ra khoảng cách giữa lãnh đạo với nhân viên vì điều đó chỉ làm cho bạn trở nên xa lạ và khó gần ngay trong chính doanh nghiệp của mình.

Có những cuộc điều tra cơ bản về đội ngũ cán bộ nhân viên để xác định rõ các mặt hạn chế và yếu kém. Từ đó, phân tích trình độ, nhanh chóng thực hiện các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng phù hợp.

Cắt giảm, thay thế bộ máy nhân sự nếu như yếu kém trong công việc.

Không ngừng nâng cao và quan tâm đến đời sống nhân viên.

Xây dựng môi trường làm việc dân chủ tập thể, lời nói đi đôi với hành động, hãy nhìn những việc mọi người làm được thay vì chỉ nghe họ nói.

Trước khi làm bất cứ việc gì cũng nên suy nghĩ thật kỹ, có sự tìm tòi mới đưa ra được phương án tốt nhất và mang đến hiệu quả cao.
 

Phong cách lãnh đạo của VinGroup
 

Với khả năng lãnh đạo đỉnh cao, ông Phạm Nhật Vượng vẫn luôn dẫn dắt và xây dựng tập đoàn của mình ngày càng trở nên lớn mạnh, đồng thời chính ông cũng đã góp mặt trong danh sách những người giàu nhất tại Việt Nam. Cho đến nay, VinGroup đã có được những thành công vang dội không những tại thị trường Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Ông chính là tấm gương mà rất nhiều người nên học hỏi. Hi vọng rằng từ những chia sẻ của đội ngũ biên tập viên Phương Nam 24h, bạn đã hiểu hơn về phong cách lãnh đạo của Phạm Nhật Vượng, từ đó có thể rút ra cho mình những bài học quý báu áp dụng cho cuộc sống cũng như công việc của mình.

Nội dung liên quan

Tin Kinh doanh khác

Chi phí ẩn trong kinh doanh: Hiểu đúng để quyết định đúng

Chi phí ẩn trong kinh doanh: Hiểu đúng để quyết định đúng

Implicit cost là chi phí ẩn không thể hiện trực tiếp trong sổ sách kế toán nhưng ảnh hưởng đáng kể đến quyết định của doanh nghiệp.
Đón đầu 8 xu hướng kinh doanh 2025 để làm chủ cuộc chơi

Đón đầu 8 xu hướng kinh doanh 2025 để làm chủ cuộc chơi

Nắm bắt xu hướng kinh doanh 2025 là cơ hội để doanh nghiệp cải thiện chiến lược và tối ưu mô hình kinh doanh trong kỷ nguyên số.
GDPR là gì? Giải mã những kiến thức quan trọng về GDPR

GDPR là gì? Giải mã những kiến thức quan trọng về GDPR

GDPR là quy định của Liên minh Châu Âu yêu cầu doanh nghiệp tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chuẩn về các quyền riêng tư của cá nhân.
Định vị sản phẩm là gì? Các chiến lược định vị sản phẩm

Định vị sản phẩm là gì? Các chiến lược định vị sản phẩm

Chiến lược định vị sản phẩm giúp doanh nghiệp nổi bật trên thị trường, tạo ấn tượng trong tâm trí khách hàng và tăng khả năng cạnh tranh.
Tuyển tập những câu chúc Tết khách hàng, đối tác ý nghĩa nhất

Tuyển tập những câu chúc Tết khách hàng, đối tác ý nghĩa nhất

Lời chúc Tết khách hàng, đối tác là nét đẹp truyền thống gắn kết bền chặt, gửi gắm niềm tri ân và hi vọng khởi đầu năm mới đầy may mắn.
Điểm chạm khách hàng là gì? Các loại customer touch points

Điểm chạm khách hàng là gì? Các loại customer touch points

Điểm chạm khách hàng (touch points) rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp trải nghiệm khách hàng xuyên suốt hành trình mua sắm.