Châu lục nào có diện tích rộng lớn nhất thế giới?

Sau những quá trình dịch chuyển, sáp nhập và phân tách của các mảng lục địa thì theo quan điểm mới nhất hiện nay, Trái Đất của chúng ta có 7 châu lục đang tồn tại. Mỗi một châu lục có số lượng quốc gia, dân cư, diện tích khác nhau. Bên cạnh đó, sự khác biệt này còn thể hiện ở những đặc điểm như địa hình, khí hậu, tài nguyên,…Vậy trong số những châu lục này, châu lục nào có diện tích rộng lớn nhất thế giới?
 

Châu lục nào có diện tích rộng lớn nhất thế giới
 

Châu lục nào có diện tích rộng lớn nhất thế giới hiện nay?

Theo quan điểm cũ thì Trái Đất có 6 châu lục bao gồm: châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mỹ, châu Nam Cực, châu Đại Dương. Tuy nhiên, theo quan điểm mới thì hiện nay trên Trái Đất có 7 châu lục bao gồm: châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Nam Cực, châu Đại Dương, Bắc Mỹ và Nam Mỹ (do châu Mỹ phân tách thành 2 lục địa). Trong đó, châu lục có diện tích rộng lớn nhất thế giới chính là châu Á.

Châu Á là châu lục nằm ở cả Bắc bán cầu và Nam bán cầu, được phân chia ranh giới rõ ràng với châu Âu bởi eo đất Suez. Đây là châu lục rộng lớn nhất thế giới với diện tích lên đến hơn 44 triệu km2 (cụ thể là 44.579.000 km2), tương đương với 17.212.000 dặm vuông. Với diện tích như vậy, châu Á chiếm 8,6% tổng diện tích bề mặt trái đặt và 29,9 % diện tích mặt đất. Không chỉ diện tích mà dân số của châu Á cũng là lớn nhất với hơn 4 tỷ người, chiếm tới 60% dân số thế giới hiện nay.


Châu lục nào có diện tích rộng lớn nhất thế giới
 

Các vùng phân chia khu vực của châu Á

Châu Á được phân chia thành 6 bộ phận khu vực: Bắc Á, Trung Á, Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á, Tây Nam Á. Mỗi một khu vực có đặc điểm, số nước và diện tích khác nhau, cụ thể như sau:

Bắc Á

Đây là thuật ngữ được các nhà địa lý sử dụng để chỉ phần châu Á lớn hơn của Nga. Đôi khi phần miền Bắc của các quốc gia châu Á cũng được tính vào Bắc Á. Khu vực này bao gồm các quốc gia với diện tích như sau:

  • Liên Bang Nga: 17.098.242 km2.
  • Mông Cổ: 1.564.100 km2.

Trung Á

Hiện nay Trung Á là một trong những khu vực quan trọng về địa lý chính trị do các tranh chấp, mâu thuẫn quốc tế về đường ống dẫn dầu. Khu vực này bao gồm các quốc gia với diện tích như sau:

  • Kazakhstan: 2.724.900 km2.
  • Kyrgyzstan: 199.951 km2.
  • Tajikistan: 143.100 km2.
  • Turkmenistan: 488.100 km2.
  • Uzbekistan: 447.400 km2.

Đông Bắc Á / Đông Á

Khu vực này bao gồm các quần đảo trên Thái Bình Dương của Đài Loan và Nhật Bản, Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc trên bán đảo Triều Tiên, Trung Quốc hoặc đôi khi chỉ tính các khu vực ở miền Đông. Đông Á bao gồm các quốc gia với diện tích như sau:

  • Nhật Bản: 377.930 km2.
  • Đài Loan: 36.188 km2.
  • Hàn Quốc: 100.210 km2.
  • Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa: 9.596.961 km2.
  • Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên: 120.538 km2.

Đông Nam Á

Khu vực này bao gồm các bán đảo Mã Lai, bán đảo Trung Ấn và các đảo trong Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương. Đông Nam Á bao gồm các quốc gia với diện tích như sau:

  • Brunei: 5.765 km2.
  • Myanma: 676.578 km2.
  • Campuchia: 181.035 km2.
  • Đông Timor: 14.874 km2.
  • Indonesia: 1.919.440 km2.
  • Lào: 236.800 km2.
  • Malaysia: 330.803 km2.
  • Philippines: 300.000 km2.
  • Singapore: 704 km2.
  • Thái Lan: 513.120 km2.
  • Việt Nam: 331.212 km2.

Các vùng khu vực của châu Á
 

Nam Á

Là khu vực được nhắc đến như tiểu lục địa của Ấn Độ. Khu vực Nam Á bao gồm các quốc gia với diện tích như sau:

  • Afghanistan: 652.090 km2.
  • Bangladesh: 147.998 km2.
  • Bhutan: 38.394 km2.
  • Ấn Độ: 3.201.446 hay 3.287.263 km2.
  • Maldives: 300 km2.
  • Nepal: 147.181 km2.
  • Pakistan: 796.095 hay 801.912 km2.
  • Sri Lanka: 65.610 km2.

Tây Nam Á

Tây Nam Á cũng thường được gọi là Trung Đông hay Trung Cận Đông. Tên và diện tích của các quốc gia thuộc khu vực Tây Nam Á như sau:

  • Azerbaijan: 86.600 km2.
  • Bahrain: 750 km2.
  • Cộng hòa Síp: 9.251 km2.
  • Gruzia: 69.700 km2.
  • Iraq: 438.371 km2.
  • Iran: 1.628.750 km2.
  • Israel: 22.072 km2.
  • Jordan: 89.342 km2.
  • Kuwait: 17.818 km2.
  • Liban: 10.452 km2.
  • Oman: 309.500 km2.
  • Palestine: 6.257 km2.
  • Qatar: 11.586 km2.
  • Ả Rập Xê Út: 2.149.690 km2.
  • Syria: 185.180 km2.
  • Thổ Nhĩ Kỳ: 783.562 km2.
  • Yemen: 527.968 km2.
  • Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất: 83.600 km2.

Trên đây là một số thông tin mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn về vấn đề châu lục rộng nhất trên thế giới. Hy vọng sau khi tham khảo bài viết, các bạn đã có thêm những thông tin cần thiết về diện tích và danh sách các quốc gia đang tọa lạc trên Châu Á - Châu lục có diện tích lớn nhất thế giới hiện nay.

Tham khảo thêm:

icon 24hthongtin  Châu lục nào có diện tích nhỏ nhất thế giới?

icon 24hthongtin  Thế giới hiện nay có tất cả bao nhiêu châu lục?

Tin Tổng hợp khác

CTA là gì? Hướng dẫn tạo lời kêu gọi hành động hiệu quả

CTA là gì? Hướng dẫn tạo lời kêu gọi hành động hiệu quả

Hiểu rõ CTA và cách áp dụng những nguyên tắc tạo lời kêu gọi hành động hiệu quả sẽ giúp bạn đạt được kết quả, mục tiêu như mong muốn.  
Chiến dịch marketing là gì? Vai trò của chiến dịch marketing

Chiến dịch marketing là gì? Vai trò của chiến dịch marketing

Theo báo cáo của Nielsen, chiến dịch marketing đa kênh có thể làm tăng nhận diện thương hiệu lên đến 400% so với các chiến dịch đơn lẻ.
Storytelling là gì? Nghệ thuật kể chuyện với storytelling

Storytelling là gì? Nghệ thuật kể chuyện với storytelling

Khám phá nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn với storytelling để giúp bạn thành công đưa chiến dịch marketing của mình lên tầm cao mới.
Manifest là gì? Mở khóa sức mạnh tâm trí với manifestation

Manifest là gì? Mở khóa sức mạnh tâm trí với manifestation

Biết cách mở khóa sức mạnh tâm trí với luật hấp dẫn manifest sẽ giúp bạn đạt được những điều mà mình hằng mong muốn.
Celeb là gì? Những điều cần biết về celebrity marketing

Celeb là gì? Những điều cần biết về celebrity marketing

Khám phá cách tận dụng celeb trong marketing hiệu quả để giúp bạn đạt được mục tiêu kinh doanh và đưa thương hiệu lên tầm cao mới.
Tư duy phản biện là gì? Bí quyết rèn luyện tư duy phản biện

Tư duy phản biện là gì? Bí quyết rèn luyện tư duy phản biện

Tư duy phản biện là khả năng suy luận và đánh giá thông tin một cách logic để đưa ra lập luận chính xác khi đối mặt với vấn đề.