Có bao nhiêu tôn giáo được công nhận ở Việt Nam?

Tôn giáo hay còn gọi là đạo, là một hình thái xã hội, một hệ thống văn hóa của các hành vi được chỉ định, quan niệm về thế giới, kinh sách, địa điểm thiêng liêng, lời tiên tri, đạo đức hoặc các tổ chức liên quan đến nhân loại với các yếu tố siêu nhiên, tâm linh. Các tôn giáo đã ra đời, tồn tại và tiếp tục phát triển cùng với lịch sử loài người. Ở Việt Nam tôn giáo rất đa dạng và mỗi một tôn giáo bao gồm nhiều tổ chức khác nhau. Hãy cùng Phương Nam 24h tìm hiểu xem có bao nhiêu tôn giáo được công nhận ở Việt Nam và các tổ chức lớn của các tôn giáo này hiện nay là gì?
 

Có bao nhiêu tôn giáo được công nhận ở Việt Nam
 

Những tôn giáo lớn ở nước ta hiện nay

1. Phật giáo

Phật giáo hay Đạo Phật ra đời ở Ấn Độ vào khoảng giữa thiên niên kỷ thứ I - TCN và được truyền đến Việt Nam vào những năm đầu công nguyên. Đến thế kỷ thứ V, Phật giáo xuất hiện ở nhiều nơi trên cả nước và có nhiều điện kiện thuận lợi để phát triển mạnh mẽ khi Việt Nam bước vào thời kỳ độc lập từ thế kỷ thứ X.

2. Đạo Công giáo - Kitô giáo

Vào thế kỷ thứ V TCN, Đế quốc La Mã đã tiến hành xâm chiếm toàn bộ vùng Địa Trung hải, một phần Châu Á và Bắc Phi. Người dân ở những nơi đây đã nhiều lần đứng lên khởi nghĩa nhưng đều thất bại. Quá tuyệt vọng, họ chỉ biết trông chờ vào một lực lượng siêu nhiên, một đấng cứu thế. Và đây cũng chính là cơ sở để Kitô giáo ra đời. Dựa vào sách Khâm định Việt sử Thông giám cương mục, các nhà nghiên cứu lịch sử tôn giáo ở Việt Nam đã lấy năm 1533 là dấu mốc Công giáo truyền vào Việt Nam. Tại các triều đại nhà Nguyễn, Công giáo bị cấm. Tuy nhiên, sau khi bị thực dân Pháp xâm lược, nhà Nguyễn đã thỏa hiệp để Công giáo phát triển và tồn tại cho đến ngày nay.

3. Đạo Tin Lành

Vào khoảng thế kỷ XVI đã diễn ra một cuộc phân liệt lần thứ 2 trong Đạo Ki Tô, dẫn đến việc ra đời của Đạo Tin lành. Tại Việt Nam, đạo Tin Lành du nhập vào khoảng cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Sau năm 1954, đất nước ta tạm chia làm 2 miền và đạo Tin lành cũng được phân thành 2 tổ chức là: Tổng hội Hội Thánh Tin lành Việt Nam (Miền Bắc) và Tổng Liên hội Hội Thánh Tin lành Việt Nam (Miền Nam)

4. Đạo Cao Đài

Đạo Cao Đài ra đời ở miền Nam Việt Nam vào đầu thế kỷ XX, khi mà người dân phải chịu sự áp bức, bóc lột của thực dân Pháp. Lúc này, các tôn giáo đều bị suy yếu làm niềm tin của quần chúng giảm sút. Để đáp ứng đời sống tinh thần của nhân dân cần có một đạo mới ra đời và đó là đạo Cao Đài.

5. Đạo Hồi

Đạo Hồi, hay còn gọi là Hồi giáo, Đạo Islam, ra đời ở Bán đảo Ả Rập vào thế kỷ thứ VII. Đạo Hồi du nhập vào Việt Nam khoảng thế kỷ thứ XI và hình thành hai khối người Chăm theo đạo hồi lớn đó là: Khối người Chăm theo đạo Hồi ở Ninh Thuận, Bình Thuận và khối người Chăm theo đạo Hồi ở châu Đốc, Thành Phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Tây Ninh.

6. Đạo Bà La Môn

Đạo Bà La Môn ra đời ở Ấn Độ vào khoảng thế kỷ X TCN, đến khoảng thế kỷ thứ V được cải cách và gọi là Ấn Độ Giáo hay còn gọi Đạo Hin Đu. Đạo Bà La Môn du nhập vào Việt Nam vào khoảng thế kỷ VII và được bản địa hóa.

7. Đạo Baha’I

Đạo Baha’I ra đời khoảng Thế kỷ XIX ở Iran, du nhập vào miền Nam Việt Nam từ những năm 1954 và phát triển rộng ra các tỉnh miền Bắc từ sau năm 1975.

8. Một số tôn giáo lớn khác

Ngoài những tôn giáo trên thì ở Việt Nam còn xuất hiện những đạo như: đạo Bửu Sơn Kỳ Hương; đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa; Minh Sư Đạo; Ban Đại diện Phật giáo Hòa Hảo; Minh Lý Đạo;....
 

Có bao nhiêu tôn giáo được công nhận ở Việt Nam
 

Các tổ chức tôn giáo được công nhận ở nước ta hiện nay

Một tổ chức tôn giáo cần phải đáp ứng 5 điều kiện cơ bản thì mới được nhà nước ta công nhận: Là tổ chức của những người cùng chung tín ngưỡng, có giáo lý, giáo luật, lễ nghi không trái với thuần phong, mỹ tục, lợi ích của dân tộc; Có hiến chương, điều lệ thể hiện tôn chỉ, mục đích, đường hướng hành đạo gắn bó với dân tộc và không trái với quy định của pháp luật; Có đăng ký hoạt động tôn giáo và hoạt động tôn giáo ổn định; Có trụ sở, tổ chức bộ máy, nhân sự phù hợp; Có tên gọi không trùng với tên gọi của tổ chức tôn giáo đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận. Theo thống kê của Ban Tôn giáo chính phủ thì hiện nay ở Việt Nam có 37 tổ chức đã được Nhà nước công nhận, cụ thể như sau:

1. Giáo hội Công giáo Việt Nam.

2. Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

3. Đạo Tin lành:

- Tổng hội Hội Thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc);

- Tổng Liên hội Hội Thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam);

- Hội Truyền giáo Cơ đốc Việt Nam;

- Giáo hội Cơ đốc Phục lâm Việt Nam;

- Tổng hội Báp tít Việt Nam (Ân điển Nam Phương);

- Hội thánh Báp tít Việt Nam (Nam Phương);

- Hội thánh Mennonite Việt Nam;

- Hội thánh Tin lành Trưởng lão Việt Nam;

- Hội thánh Liên hữu Cơ đốc Việt Nam;

- Hội thánh Phúc âm Ngũ tuần Việt Nam.

4. Hồi giáo - Islam:

- Ban Đại diện cộng đồng Hồi giáo TP.Hồ Chí Minh;

- Ban Đại diện cộng đồng Hồi giáo tỉnh An Giang;

- Ban Đại diện cộng đồng Hồi giáo Islam tỉnh Tây Ninh;

- Ban Đại diện cộng đồng Hồi giáo tỉnh Ninh Thuận;

- Ban Quản trị Thánh đường Hồi giáo AL-Noor thành phố Hà Nội;

- Hội đồng sư cả Hồi giáo Bani tỉnh Bình Thuận;

- Hội đồng sư cả Hồi giáo Bani tỉnh Ninh Thuận.

5. Đạo Cao Đài:

- Hội thánh Cao đài Tiên Thiên;

- Hội thánh Cao đài Minh Chơn đạo Hậu Giang;

- Giáo hội Đại đạo Tam kỳ Phổ độ Cao đài Tây Ninh;

- Hội thánh Truyền giáo Cao đài;

- Hội thánh Cao đài Ban Chỉnh đạo;            

- Hội thánh Cao đài Chơn lý;

- Hội thánh Cao đài Cầu Kho - Tam Quan;

- Hội thánh Cao đài Chiếu Minh Long Châu;

- Hội thánh Cao đài Bạch y Liên đoàn Chơn lý;

- Giáo hội Cao đài Việt Nam Bình Đức;

- Pháp môn Cao đài chiếu minh.

6. Ban Đại diện Phật giáo Hòa Hảo.

7. Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam.

8. Cộng đồng tôn giáo Baha’i Việt Nam.

9. Giáo hội Phật đường Nam tông Minh sư đạo.

10. Minh lý đạo Tam tông miếu.

11. Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa.

12. Đạo Bà la môn:

- Hội đồng chức sắc Chăm Bà la môn tỉnh Bình Thuận;

- Hội đồng chức sắc Chăm Bà la môn tỉnh Ninh Thuận.

Trên đây là thông tin về các tôn giáo lớn tại Việt Nam hiện nay và những tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, các bạn có thêm những thông tin cần thiết về các tôn giáo ở Việt Nam hiện nay.

Nội dung liên quan

Tin Tổng hợp khác

Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Không phải ai sinh ra cũng tự nhiên sở hữu khả năng thuyết trình xuất sắc, tuy nhiên có nhiều phương pháp giúp bạn rèn luyện kỹ năng này. 
KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

Hiểu rõ KOL là gì cũng như sự khác biệt giữa KOL và KOC sẽ giúp bạn chọn được hình thức tiếp thị phù hợp, hiệu quả cho doanh nghiệp.  
Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định không chỉ là khả năng lựa chọn mà còn liên quan chặt chẽ đến quá trình tư duy, xử lý thông tin và phân tích tình huống.  
Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là màu sắc tạo nên bức tranh cuộc sống, có ảnh hưởng đến quyết định, hành động và thậm chí cả cách bạn tương tác với mọi người. 
Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là những cá nhân có thể tác động đến hành vi, suy nghĩ và quyết định mua sắm của một nhóm đối tượng hoặc cả cộng đồng.  
Đọc vị là gì? Hé lộ 15 thủ thuật đọc vị người khác cực chuẩn

Đọc vị là gì? Hé lộ 15 thủ thuật đọc vị người khác cực chuẩn

Nắm vững cách đọc vị người khác, bạn sẽ dễ dàng suy luận cảm xúc, suy nghĩ của đối phương, giúp cuộc giao tiếp diễn ra hiệu quả.