Học vị và học hàm khác nhau như thế nào?

Học hàmhọc vị là hai thuật ngữ được nhắc đến rất nhiều trong các buổi hội thảo khoa học cũng như chương trình liên quan đến giáo dục. Các thuật ngữ này là danh hiệu được dùng chung để chỉ trình độ văn hóa của một người nào đó. Tuy nhiên học hàm là gì, học vị là gì, được ghi như thế nào và khác nhau ra sao thì không phải ai cũng biết. Hãy cùng Phương Nam 24h tìm hiểu xem học vị và học hàm khác nhau như thế nào?


Học vị và học hàm khác nhau như thế nào
 

Khái niệm học vị và học hàm

- Học vị: Là văn bằng do một cơ sở giáo dục hợp pháp trong nước cấp sau khi người học đã hoàn thành chương trình học.

Học hàm: Là chức danh do Hội đồng chức danh Giáo sư Việt Nam hoặc cơ quan nước ngoài bổ nhiệm cho người đang làm công tác giảng dạy hoặc nghiên cứu. Theo đó, học hàm không phải là một cấp bậc phải học để có được mà sẽ là chức danh đề cử theo năng lực.

Các chức danh của học vị và học hàm

Trong học vị và học hàm ở Việt Nam gồm có những chức danh được phân loại từ thấp đến cao.

1. Học vị bao gồm những gì?

-Nhóm 1: Cử nhân, Kỹ sư hoặc các chức danh chuyên ngành liên quan.

Điều kiện: Những người tốt nghiệp đại học các khối ngành văn hóa xã hội được gọi là Cử nhân. Người tốt nghiệp đại học các khối ngành kỹ thuật được gọi là Kỹ sư. Những người học các chuyên ngành y tế được gọi là Bác sĩ, Dược sĩ,....

- Nhóm 2: Chức danh Thạc sĩ (tương đương bác sĩ chuyên khoa I trong ngành y).

Điều kiện: Sau khi tốt nghiệp đại học nếu tiếp tục học thêm cao học trong hoặc ngoài nước khoảng 2,5 năm đồng thời thực hiện các nghiên cứu và phát triển khóa luận Đại học chuyên sâu hơn thì gọi là Thạc sĩ.

- Nhóm 3: Chức danh Tiến sĩ (tương đương bác sĩ chuyên khoa II trong ngành y).

Điều kiện: Để trở thành tiến sĩ, điều kiện đầu tiên đó là đã tốt nghiệp Thạc sĩ. Những người này không cần phải đi học nhưng sẽ trải qua cuộc thi nghiên cứu sinh, tham gia bảo vệ đề tài nghiên cứu và đồng thời có ít nhất 2 bài báo được đăng trên tạp chí chuyên ngành.

- Nhóm 4: Chức danh Tiến sĩ khoa học.

Điều kiện: Tiếp tục nghiên cứu đề tài rộng hơn sau khi tốt nghiệp Tiến sĩ.

Học vị và học hàm khác nhau như thế nào?

2. Học hàm bao gồm những gì?

Hiện nay ở Việt Nam có 2 chức danh học hàm đó là Phó giáo sư và Giáo sư. Hai học hàm này hoàn toàn độc lập và không liên quan đến nhau. Điều kiện để trở thành Phó giáo sư và Giáo sư đó là:

  • Phải có học vị Tiến sĩ.
  • Có đủ số giờ giảng.
  • Có đủ lượng nghiên cứu sinh.
  • Có đủ lượng sách đã viết.
  • Có đủ lượng bài báo đã đăng.

Những người có học hàm Phó giáo sư, Giáo sư thường đã tham gia công tác nghiên cứu khoa học bậc cao hoặc tham gia giảng dạy đại học hoặc sau đại học.

Cách ghi học hàm và học vị như thế nào?

Thông thường các chức danh của học hàm, học vị sẽ được ghi với những ký hiệu riêng. Tuy nhiên hiện nay những ký hiệu để chỉ chức danh các học hàm, học vị trên sách báo, tài liệu, báo cáo,....thường làm cho nhiều người nhầm lẫn, chưa phân biệt được. Vậy các chức danh của học hàm học vị ghi như thế nào?

► Học vị Cử nhân xã hội: BA (viết tắt của chữ Bachelor of Arts).

► Học vị Cử nhân khoa học tự nhiên: B.Sc hoặc BS (viết tắt của chữ Bachelor of Science).

► Chức danh Bác sĩ y khoa: M.D (viết tắt của chữ Doctor of Medicine).

► Học vị Thạc sĩ khoa học: M.Sc hoặc M.S. (viết tắt của chữ Master of Science).

► Học vị Tiến sĩ: Ph.D, PhD, D.Phil, Dr.Phil (viết tắt của chữ Doctor of Philosophy).

► Học vị Tiến sĩ khoa học: Sc.D, D.Sc, S.D, Dr.Sc (viết tắt của chữ Doctor of Science).

► Học hàm Phó giáo sư: Assoc.Prof (viết tắt của chữ Associate Professor).

Học hàm Giáo sư: Prof. (viết tắt của chữ Professor).

Nếu các chức danh học vị và học hàm gắn liền với ngành chuyên môn thì thêm phần tên chuyên môn vào sau chức danh.
 

Học vị và học hàm khác nhau như thế nào?
 

Trên đây là những thông tin liên quan đến chức danh của học hàm, học vị mà đội ngũ biên tập viên chúng tôi muốn chia sẻ với bạn đọc. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, các bạn đã biết học hàm và học vị khác nhau chỗ nào để từ đó không còn nhầm lẫn giữa hai thuật ngữ này.

Tin Tổng hợp khác

Tư duy phản biện là gì? Bí quyết rèn luyện tư duy phản biện

Tư duy phản biện là gì? Bí quyết rèn luyện tư duy phản biện

Tư duy phản biện là khả năng suy luận và đánh giá thông tin một cách logic để đưa ra lập luận chính xác khi đối mặt với vấn đề.  
Flex là gì? Giải mã lý do trend flex khuynh đảo mạng xã hội

Flex là gì? Giải mã lý do trend flex khuynh đảo mạng xã hội

Flexing không chỉ dừng lại trong việc khoe khoang mà còn tạo động lực và là nguồn cảm hứng để mọi người vượt qua giới hạn bản thân.  
Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Thế hệ Gen Z là một cộng đồng trẻ trung, sôi nổi, nhiệt huyết và đầy năng lượng, luôn mang trong mình những tư tưởng bức phá táo bạo.  
Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Không phải ai sinh ra cũng tự nhiên sở hữu khả năng thuyết trình xuất sắc, tuy nhiên có nhiều phương pháp giúp bạn rèn luyện kỹ năng này. 
KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

Hiểu rõ KOL là gì cũng như sự khác biệt giữa KOL và KOC sẽ giúp bạn chọn được hình thức tiếp thị phù hợp, hiệu quả cho doanh nghiệp.  
Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định không chỉ là khả năng lựa chọn mà còn liên quan chặt chẽ đến quá trình tư duy, xử lý thông tin và phân tích tình huống.