Lịch sử hình thành và phát triển của áo dài Việt Nam

Áo dài là một trong những loại trang phục truyền thống đồng thời là quốc phục của người Việt Nam. Không chỉ được xem là một nét văn hóa đặc trưng của Việt Nam, áo dài còn là biểu tượng nghệ thuật, khơi nguồn cảm hứng cho các nghệ sĩ từ những năm đầu thế kỷ 20. Tuy nhiên khi nói về lịch sử hình thành và phát triển của áo dài Việt Nam thì không phải ai cũng biết. Hãy cùng Phương Nam 24h tìm hiểu về những biến đổi của chiếc áo dài Việt Nam qua các thời kỳ cũng như giai đoạn phát triển của dân tộc.


Lịch sử hình thành và phát triển của áo dài Việt Nam
 

Cũng giống như trang phục truyền thống của các quốc gia khác trên thế giới, không ai biết rõ đâu là nguồn gốc của chiếc áo dài và nó xuất hiện từ thời gian nào? Lịch sử hình thành áo dài hiện nay vẫn là một vấn đề gây tranh cãi. Nhiều người cho rằng áo dài có nguồn gốc từ sườn xám của người Trung Quốc. Nhưng một số khác lại cho rằng, áo dài bắt nguồn từ trang phục giao lĩnh vào thời Trịnh - Nguyễn phân tranh. Cũng có một vài người tin rằng áo dài đã có từ thời Hai Bà Trưng (khoảng năm 40 TCN). Sau đây là quá trình phát triển của chiếc áo dài Việt Nam qua từng thời kỳ, từng giai đoạn của lịch sử dân tộc:

1. Áo dài thời Trịnh - Nguyễn phân tranh 1744

Theo các tài liệu lịch sử ghi nhận thì hình ảnh chiếc áo dài đầu tiên xuất hiện năm 1744. Lúc này đất nước bị chia cắt thành hai miền Nam - Bắc. Chúa Trịnh ở miền Bắc cho người dân mặc áo giao lĩnh có đường may và cổ tay rộng. Trang phục này được may từ bốn vạt áo dài chấm đất, xẻ từ hông, cổ trước đắp chéo, phần hông có thắt lưng màu đen, mặc cùng với váy. Trong khi đó ở miền Nam, Chúa Nguyễn Phúc Khoát ra sắc dụ cho toàn thể người dân Đàng Trong phải mặc trang phục phân biệt với Đàng Ngoài. Theo đó là bộ trang phục có cổ đứng, ống tay rộng hoặc hẹp, vạt dài xẻ tà. Khi nhà Nguyễn thống nhất đất nước thì áo dài trở nên thịnh hành trên cả nước.
 

Lịch sử hình thành và phát triển của áo dài Việt Nam
 

2. Áo dài Lemur (1934)

Họa sĩ Nguyễn Cát Tường có nghệ danh Lemur (theo tiếng Pháp) đã phác họa áo dài thành nhiều kiểu dáng khác nhau theo ảnh hưởng của trang phục Tây phương. Điển hình nhất là kiểu áo tay phồng, cổ tim và có nơ, đường may ôm sát cơ thể. Tuy nhiên thời gian này, phụ nữ chưa mặc áo lót như hiện tại mà chỉ mặc áo yếm nên phần ngực không đẹp. Chính vì vậy, họa sĩ Nguyễn Cát Tường đã nhờ đến một chủ cửa hàng chuyên sản xuất đồ bơi ở phố Hàng Bông, đề nghị may thêm chiếc áo nịt ngực để tôn lên vòng 1 của phụ nữ khi mặc áo dài. Ông đã được Nhà Nguyễn mời thiết kế một bộ sưu tập áo dài tân thời riêng cho Hoàng hậu Nam Phương. Tuy nhiên, áo dài thời gian này vẫn tồn tại nhiều chỉ trích vì thiết kế quá hướng ngoại, không phù hợp với thuần phong mỹ tục của Việt Nam nên sau đó không được sử dụng thịnh hành nữa.
 

Lịch sử hình thành và phát triển của áo dài Việt Nam
 

3. Áo dài Lê Phổ

Sau khi trào lưu áo dài Lemur không còn thịnh hành, họa sĩ Lê Phổ lại tiếp tục biến tấu chiếc áo dài với những đường nét phù hợp với văn hóa Việt Nam hơn. Điển hình nhất là những chiếc áo dài lấy những đường nét đặc trưng của áo tứ thân và áo ngũ thân làm tiền đề. Từ những năm 1950 áo dài Lê Phổ trở nên thịnh hành với cổ áo cao hẹn, tay dài không phồng, hàng nút bên phải áo.
 

Lịch sử hình thành và phát triển của áo dài Việt Nam
 

4. Áo dài Trần Lệ Xuân (1958)

Bà Trần Lệ Xuân là phu nhân Tổng thống nước Việt Nam Cộng Hòa thời bấy giờ đã thiết kế ra mẫu áo dài tân thời với cổ thuyền, tay lửng kết hợp với găng tay theo phong cách của phương Tây. Mẫu áo dài này cũng vướng phải nhiều chỉ trích và sau đó đã bị cấm vận.
 

Lịch sử hình thành và phát triển của áo dài Việt Nam
 

5. Áo dài Raglan (1960)

Vào những năm 1960, nhà may ở Dakao đã thiết kế ra kiểu may raglan. Theo đó những chiếc áo dài có tay áo nối từ cổ xuống nách, tà trước và tà sau nối với nhau bằng hàng nút từ trên xuống tới nách và dọc một bên hông. Kiểu may này đã khắc phục được những khuyết điểm về thẩm mỹ khi may áo dài, giúp áo ôm sát và phẳng phiu hơn.
 

Lịch sử hình thành và phát triển của áo dài Việt Nam
 

6. Áo dài những năm 1970 đến nay

Từ những năm 1970 trở đi, Việt Nam đã bắt đầu có những bước đổi mới trên nhiều lĩnh vực và áo dài cũng không ngoại lệ. Nhiều nhà thiết kế cho ra những mẫu áo dài phá cách với kiểu cắt tà ngắn, chất liệu nhiều màu sắc và hoa văn tươi tắn, hiện đại kết hợp với những chi tiết nhấn nhá ở cổ, tay áo,….Trải qua lịch sử phát triển, áo dài Việt Nam ngày nay đã trở nên hoàn hảo với vô số kiểu dáng và thiết kế ấn tượng nhưng vẫn giữ được nét truyền thống của người Việt. Bằng chứng là hình ảnh chiếc áo dài đã xuất hiện trên các tờ báo và tạp chí thời trang nước ngoài, được thế giới biết đến là một trang phục truyền thống của người Việt Nam.
 

Lịch sử hình thành và phát triển của áo dài Việt Nam
 

Trên đây là lịch sử áo dài Việt Nam qua các thời kỳ mà đội ngũ biên tập viên chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, các bạn đã có thêm những hiểu biết về lịch sử của áo dài Việt Nam, qua đó càng tự hào và thêm yêu trang phục truyền thống của dân tộc mình.

Nội dung liên quan

Tin Tổng hợp khác

Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Không phải ai sinh ra cũng tự nhiên sở hữu khả năng thuyết trình xuất sắc, tuy nhiên có nhiều phương pháp giúp bạn rèn luyện kỹ năng này. 
KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

Hiểu rõ KOL là gì cũng như sự khác biệt giữa KOL và KOC sẽ giúp bạn chọn được hình thức tiếp thị phù hợp, hiệu quả cho doanh nghiệp.  
Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định không chỉ là khả năng lựa chọn mà còn liên quan chặt chẽ đến quá trình tư duy, xử lý thông tin và phân tích tình huống.  
Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là màu sắc tạo nên bức tranh cuộc sống, có ảnh hưởng đến quyết định, hành động và thậm chí cả cách bạn tương tác với mọi người. 
Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là những cá nhân có thể tác động đến hành vi, suy nghĩ và quyết định mua sắm của một nhóm đối tượng hoặc cả cộng đồng.  
Đọc vị là gì? Hé lộ 15 thủ thuật đọc vị người khác cực chuẩn

Đọc vị là gì? Hé lộ 15 thủ thuật đọc vị người khác cực chuẩn

Nắm vững cách đọc vị người khác, bạn sẽ dễ dàng suy luận cảm xúc, suy nghĩ của đối phương, giúp cuộc giao tiếp diễn ra hiệu quả.