NATO là gì? NATO gồm những nước nào?

NATO là một tổ chức liên minh lớn với sự tham gia của các cường quốc hàng đầu trên thế giới. Cho đến nay, NATO vẫn đang tiếp tục hoạt động mạnh mẽ và có phạm vi ảnh hưởng ngày càng rộng. Bên cạnh chức năng quân sự, tổ chức này còn có thêm các chức năng khác như: chính trị, xử lý xung đột, xử lý khủng hoảng và gìn giữ hòa bình. Có thể nói, NATO có ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động trên thế giới hiện nay. Tuy nhiên, liệu bạn đã biết NATO là gìNATO gồm những nước nào hay chưa?
 

NATO là gì? NATO gồm những nước nào?
 

NATO là gì?

NATO là một tổ chức rất nổi tiếng trên thế giới nhưng có thể bạn chưa biết rõ NATO là viết tắt của từ gì? Theo phiên dịch tiếng Anh, NATO là viết tắt của cụm từ North Atlantic Treaty Organization, còn được gọi là Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương. NATO là một Khối Liên minh quân sự giữa Mỹ với một số nước châu Âu được thành lập năm 1949 và có trụ sở chính đặt tại Brussels, vương quốc Bỉ. Cho đến nay, NATO đã trở thành khối Quân sự - Chính trị lớn nhất thế giới khi phần lớn là liên kết giữa các nước châu Âu, Hoa Kỳ và Canada.
 

NATO là gì?
 

NATO gồm những nước nào?

Nhiều người vẫn đang rất thắc mắc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương được thành lập vào thời gian nào? Cụ thể, ngày 04/04/1949, Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương được ký kết tại Washington với 12 nước thành viên bao gồm: Anh, Bỉ, Bồ Đào Nha, Canada, Đan Mạch, Hà Lan, Mỹ, Iceland, Luxembourg, Na Uy, Pháp và Ý. Trong đó, ba nước đó là Anh, Mỹ và Pháp là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và sở hữu vũ khí hạt nhân quyền lực nhất.

Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh từ năm 1947 - 1991, đã có thêm bốn nước gia nhập vào Khối Liên minh Bắc Đại Tây Dương. Trong đó Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ tham gia vào ngày 18/02/1952, Cộng hòa Liên bang Đức gia nhập vào ngày 09/05/1955 và Tây Ban Nha gia nhập ngày 30/05/1982.

Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc năm 1991 với sự tan rã của chế độ Xã hội Chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu, trật tự thế giới cũng được sắp xếp lại bằng sự ra sức thiết lập của Mỹ. Trong những năm tiếp theo, những cải cách của Khối Liên minh đạt được nhiều thành tựu làm cho một loạt nước Đông Âu cũng muốn gia nhập vào NATO. Ngày 27/05/1999, ba nước Ba Lan, Cộng hòa Séc, Hungary gia nhập NATO. Ngày 29/03/2004, bảy nước tiếp theo trở thành thành viên NATO bao gồm Bulgaria, Estonia, Latvia, Litva, Romania, Slovakia và Slovenia. Ngày 01/04/2009, NATO có 28 nước thành viên với sự tham gia của Croatia và Albania. Đến ngày 05/06/2017, Montenegro gia nhập và gần đây nhất là sự tham gia của Bắc Macedonia vào ngày 27/03/2020, nâng tổng số các thành viên NATO lên 30 nước.
 

NATO gồm những nước nào?
 

Mục tiêu thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương

Một trong những tuyên bố về mục tiêu của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương - NATO đó là kiềm chế và bảo vệ bất kỳ hình thức xâm lược lãnh thổ nào liên quan đến các nước thành viên. Hội đồng Bắc Đại Tây Dương là cơ quan chính trị cao nhất của NATO bao gồm tất cả các nước thành viên cùng với sự chủ trì của Tổng thư ký NATO - Ông Jens Stoltenberg sẽ tiến hành các phiên họp định kỳ.

Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ra đời nhằm ngăn chặn sự phát triển của ảnh hưởng chủ nghĩa cộng sản và Liên Xô đang phát triển mạnh tại châu Âu trong thời điểm đó. Điều này đã dẫn đến việc các nước cộng sản thành lập khối Warszawa. Đây giống như mồi lửa châm ngòi cho Chiến tranh Lạnh trong nửa cuối thế kỷ XX.

Ban đầu, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương NATO là liên minh về khối chính trị nhưng sau đó, tổ chức quân sự cũng đã được hợp nhất do cuộc chiến tranh Triều Tiên tác động. Năm 1966, Pháp rút khỏi Bộ chỉ huy quân sự NATO vì nghi ngờ liên kết của Mỹ và các nước châu Âu bị yếu đi. Đồng thời, trước sự mở rộng của Liên Xô, Pháp cũng nghi ngờ về khả năng phòng thủ của NATO. Đến năm 2009, Pháp quay trở lại nhờ vào số phiếu áp đảo của quốc hội trước sự lãnh đạo của tổng thống Nicolas Sarkozy.
 

Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ra đời nhằm
 

Năm 1989, sau khi bức tường Berlin sụp đổ, tổ chức bị cuốn vào cuộc phân chia giữa các nước Nam Tư. Từ năm 1992 - 1995, NATO lần đầu tiên tham gia quân sự tại Herzegovina và Bosina. Tới năm 1999, trong cuộc nội chiến ở Kosovo, tổ chức này đã thả bom ở Serbia. Từ năm 1999 - 2004, sau khi xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với nhiều nước đối đầu thuộc khối Warszawa, NATO tiếp tục có được sự tham gia của những nước này.

Là một trong những tổ chức liên minh mạnh nhất thế giới, NATO đã bỏ ra đến 70% trong tổng chi phí quân sự thế giới. Trong đó, Mỹ đã chiếm đến 50%, các nước lớn còn lại như Anh, Pháp, Đức và Ý chiếm khoảng 15% chi phí quân sự.

Trên đây là những nội dung chia sẻ của đội ngũ biên tập viên Phương Nam 24h để trả lời cho câu hỏi NATO là gìNATO gồm những nước nào? Như vậy, NATO là từ viết tắt của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương với tổng cộng 30 nước thành viên tính đến năm 2022. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, bạn đã có thêm những thông tin bổ ích về thế giới để tăng thêm vốn kiến thức hiểu biết cho bản thân mình.

Nội dung liên quan

Tin Tổng hợp khác

Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Không phải ai sinh ra cũng tự nhiên sở hữu khả năng thuyết trình xuất sắc, tuy nhiên có nhiều phương pháp giúp bạn rèn luyện kỹ năng này. 
KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

Hiểu rõ KOL là gì cũng như sự khác biệt giữa KOL và KOC sẽ giúp bạn chọn được hình thức tiếp thị phù hợp, hiệu quả cho doanh nghiệp.  
Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định không chỉ là khả năng lựa chọn mà còn liên quan chặt chẽ đến quá trình tư duy, xử lý thông tin và phân tích tình huống.  
Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là màu sắc tạo nên bức tranh cuộc sống, có ảnh hưởng đến quyết định, hành động và thậm chí cả cách bạn tương tác với mọi người. 
Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là những cá nhân có thể tác động đến hành vi, suy nghĩ và quyết định mua sắm của một nhóm đối tượng hoặc cả cộng đồng.  
Đọc vị là gì? Hé lộ 15 thủ thuật đọc vị người khác cực chuẩn

Đọc vị là gì? Hé lộ 15 thủ thuật đọc vị người khác cực chuẩn

Nắm vững cách đọc vị người khác, bạn sẽ dễ dàng suy luận cảm xúc, suy nghĩ của đối phương, giúp cuộc giao tiếp diễn ra hiệu quả.