Nguyên nhân hình thành bão nhiệt đới ở Việt Nam

Bão nhiệt đới là một trong những hiện tượng thiên nhiên nguy hiểm mà hầu hết các quốc gia tiếp giáp biển thường xuyên gặp phải. Những cơn bão nhiệt đới có độ mạnh yếu khác nhau nhưng đều để lại thiệt hại nặng nề, làm ảnh hưởng đến đời sống và sự phát triển chung của kinh tế. Việt Nam là một trong những quốc gia có đường bờ biển tiếp giáp với Biển Đông kéo dài từ Bắc xuống Nam nên mỗi năm phải hứng chịu rất nhiều cơn bão. Vậy nguyên nhân hình thành bão nhiệt đới ở Việt Nam là gì?
 

Nguyên nhân hình thành bão nhiệt đới ở Việt Nam
 

Nguyên nhân hình thành các cơn bão nhiệt đới ở Việt Nam?

Bão thường được hình thành ở những khu vực đại dương ấm áp, nơi mà nhiệt độ của nước ít nhất là 26,5 độ C. Các nhà khoa học đã phân tích: ở những nơi này, nước biển sẽ dễ bay hơi, tạo ra một lớp không khí nóng ẩm trên mặt biển khi ánh sáng mặt trời chiếu đến. Do khí nóng nhẹ hơn, lớp khí ẩm này dần bay lên cao, để lại bên dưới một vùng không gian trống. Điều này dẫn đến việc luồng không khí ẩm ở bên ngoài sẽ bị hút vào để lấp vào khoảng không gian trống đó. Ngoài ra khi không khí ẩm được hút vào, nó sẽ bị tác động bởi sự tự quay của Trái Đất (cụ thể là bị tác động bởi lực Coriolis - Lực quán tính khiến vật bị lệch quỹ đạo khi chuyển động trong một vật thể đang quay) và chuyển động xoáy tròn hay còn gọi là hoàn lưu. Khi tốc độ xoáy tròn này lớn hơn 17 m/s, chúng sẽ tạo thành bão.
 

Nguyên nhân hình thành bão nhiệt đới ở Việt Nam
 

Theo nghiên cứu thì để một cơn bão nhiệt đới hình thành sẽ phải có 6 điều kiện cần thiết:

- Nhiệt độ mặt nước biển đến độ sâu hơn 50 mét ít nhất phải vào khoảng 26,5 độ C.

- Sự mất ổn định của bầu khí quyển.

- Độ ẩm cao ở tầng đối lưu.

- Lực quán tính Coriolis đủ lớn để duy trì trung tâm áp suất thấp.

- Độ đứt gió (sự thay đổi tốc độ hoặc hướng gió bất ngờ trong một khoảng cách ngắn) thấp.

- Bề mặt nước biển bị xáo trộn với lực xoáy đủ mạnh.

Bão nhiệt đới hoạt động như thế nào?

Sau khi hình thành, cơn bão sẽ được tiếp thêm năng lượng khi di chuyển qua đại dương. Chúng sẽ hút không khí nóng ẩm từ bề mặt đại dương và nhả ra không khí lạnh ở trên cao như đang “thở”. Tuy nhiên khi di chuyển vào đất liền, bão sẽ giảm cường độ vì thiếu khí nóng bốc hơi, từ đó giảm ngưng tụ và giảm nhiệt làm mất năng lượng. Bên cạnh đó do sự ma sát với địa hình gồ ghề của đất liền nên tốc độ gió cũng như độ chênh lệch áp suất của bão sẽ giảm dần, sau đó suy yếu và tan đi. Cấu trúc của bão nhiệt đới sẽ bao gồm mắt bão, thành mắt bão và dải mây mưa ở rìa ngoài.

► Mắt bão: Hay còn được gọi là tâm bão, thường có dạng hình tròn, đường kính khoảng 30 - 65 km. Ở khu vực tâm bão, áp suất thường rất thấp nên không khí xung quanh sẽ bị hút về đây. Nếu áp suất càng thấp, không khí sẽ bị hút càng nhanh và tốc độ gió càng mạnh, đồng nghĩa với việc sức tàn phá của cơn bão lại càng khủng khiếp. Với vận tốc gió mạnh như vậy sẽ khiến cho lực ly tâm rất lớn, dẫn tới việc không khí bên ngoài không thể lọt vào trong tâm bão. Khi đến gần tâm bão, không khí mang nhiều hơi nước sẽ bốc lên và hội tụ thành các đám mây tạo ra những cơn mưa lớn ở bên ngoài mắt bão. Trong khi đó tại đây lại rất yên tĩnh, trời quang mây và gần như không hề có gió.
 

Mắt bão
 

► Thành mắt bão: Là những vùng mây bao quanh mắt bão. Vì là điểm cuối nơi các dòng không khí đổ về trước khi chuyển động thẳng lên cao nên đây là khu vực có gió mạnh nhất trong cơn bão. Ngoài ra, những luồng không khí này mang theo nhiều hơi nước nên ở đây mây nằm ở độ cao lớn nhất và độ ẩm cũng là nhiều nhất.

Dải mây mưa ở rìa ngoài: Là những dải mây mưa ở rìa ngoài của thành mắt bão. Những khu vực chịu ảnh hưởng của dải mây mưa ở rìa ngoài sẽ xuất hiện mây giông dày đặc rộng từ khoảng vài km đến vài chục km và dài khoảng 80 - 500 km.
 

Nguyên nhân hình thành bão nhiệt đới ở Việt Nam
 

Trên đây là nguyên nhân hình thành bão nhiệt đới ở Việt NamPhương Nam 24h muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, các bạn đã biết nguyên nhân cũng như điều kiện để bão nhiệt đới xuất hiện là gì, cơ chế hoạt động và cấu trúc của một cơn bão ra sao để từ đó có những biện pháp phòng tránh phù hợp nhằm hạn chế được tối đa những thiệt hại do bão nhiệt đới gây ra.

Nội dung liên quan

Tin Tổng hợp khác

Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Thế hệ Gen Z là một cộng đồng trẻ trung, sôi nổi, nhiệt huyết và đầy năng lượng, luôn mang trong mình những tư tưởng bức phá táo bạo.  
Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Không phải ai sinh ra cũng tự nhiên sở hữu khả năng thuyết trình xuất sắc, tuy nhiên có nhiều phương pháp giúp bạn rèn luyện kỹ năng này. 
KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

Hiểu rõ KOL là gì cũng như sự khác biệt giữa KOL và KOC sẽ giúp bạn chọn được hình thức tiếp thị phù hợp, hiệu quả cho doanh nghiệp.  
Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định không chỉ là khả năng lựa chọn mà còn liên quan chặt chẽ đến quá trình tư duy, xử lý thông tin và phân tích tình huống.  
Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là màu sắc tạo nên bức tranh cuộc sống, có ảnh hưởng đến quyết định, hành động và thậm chí cả cách bạn tương tác với mọi người. 
Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là những cá nhân có thể tác động đến hành vi, suy nghĩ và quyết định mua sắm của một nhóm đối tượng hoặc cả cộng đồng.