Tôn giáo có ý nghĩa gì trong đời sống?

Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều tôn giáo được biết đến. Mỗi tôn giáo đều có đặc điểm, tín ngưỡng và quan niệm khác nhau. Có thể nói, tôn giáo là một phạm trù khá nhạy cảm khi nhắc đến nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục,...và đặc biệt là đời sống con người. Trong bài này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem tôn giáo có ý nghĩa gì trong đời sống?


Tôn giáo có ý nghĩa gì trong đời sống?
 

Ý nghĩa chung của tôn giáo

Như một lẽ tự nhiên, khi loài người được sinh ra trên trái đất và bắt đầu hình thành xã hội, phân chia giai cấp thì tôn giáo cũng xuất hiện. Tôn giáo như một động lực vô hình bên trong, thúc đẩy con người đi tìm lý do tồn tại của mình và sự tương quan với đồng loại. Bên cạnh đó, tôn giáo còn gắn kết tâm hồn của con người với những yếu tố tâm linh luôn hiện hữu mà không ai có thể nhìn thấy rõ ràng. Chắc chắn rằng, mỗi chúng ta ai cũng đặt niềm tin vào một tôn giáo nào đó theo cách hoàn toàn tự nguyện. Vậy bạn có biết tôn giáo sinh ra để làm gì?

- Xoa dịu sự lo lắng: Đầu tiên, tôn giáo sinh ra là để xoa dịu sự lo lắng của con người trước những vấn đề ngoài tầm kiểm soát. Thực tế, những người chính thức hoặc không chính thức theo một tôn giáo nào đó đều sẽ cùng làm một hành động khi cần sự giúp đỡ hoặc để xoa dịu sự lo lắng đang hiện diện. Đó chính là cầu nguyện. Tuy điều này có thể mơ hồ nhưng nó khiến họ giữ được niềm tin, ít lo lắng hơn và tiếp tục nỗ lực.
 

\Ý nghĩa của tôn giáo
 

- Mang lại sự thoải mái: Điều kỳ diệu của tôn giáo là có thể đem lại cho chúng ta sự thoải mái trước những viễn cảnh khó khăn, đau buồn trước mắt, chẳng hạn như cái chết. Hầu hết các tôn giáo đều giải thích lý do tại sao chúng ta lại phải đối mặt với vấn đề đó và hướng dẫn cách nhìn nhận chúng bằng một góc độ thoải mái hơn.

- Quy định chuẩn mực của con người: Các tôn giáo đều đưa ra những quy tắc, lời dạy, chuẩn mực hành vi đạo đức của con người. Phân định những điều thiện - ác, đúng - sai với mục đích hướng con người đến những điều tốt đẹp.

Từ những vấn đề ở trên, bạn có thể hiểu rõ ý nghĩa của tôn giáo là gì? Bên cạnh những ý nghĩa chung, mỗi một tôn giáo còn có đặc điểm riêng về: tín ngưỡng, quan niệm, chuẩn mực,...hướng con người đến những giá trị khác nhau trong đời sống.

Ý nghĩa của các tôn giáo lớn trên thế giới

Trên thế giới hiện nay có hơn 10.000 tôn giáo khác nhau. Trong đó có khoảng 84% dân số theo các tôn giáo lớn: Ki-tô giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo, Phật giáo và nhóm tôn giáo dân gian. Mỗi tôn giáo đều có những nghi thức thờ cúng, niềm tin, kinh sách,...khác nhau.

1. Ki-tô giáo

Trải qua hơn 2000 năm phát triển, ý nghĩa và vai trò của Ki-tô giáo đối với nền văn minh nhân loại là vô cùng to lớn. Các giáo hội Ki-tô giáo là một nguồn tài trợ không ít cho hoạt động xã hội, y tế. Tôn giáo này cũng là một nguồn cảm hứng cho các nhà văn, triết học, các nhà nghệ thuật. Một số nhà thờ lớn trên thế giới còn được xem là kiệt tác kiến trúc của nhân loại như: nhà thờ Las Lajas ở Colombia, nhà thờ Sagrada Familia ở Tây Ban Nha,….Không những thế, Ki-tô giáo còn có nhiều có ý nghĩa đối với đời sống xã hội qua những quy định trong hôn nhân, đời sống gia đình, thói quen sinh hoạt.
 

Tôn giáo sinh ra để làm gì?
 

2. Hồi giáo

Hồi giáo nhấn mạnh đến lối sống hơn là đức tin. Vì thế, tôn giáo này có những luật lệ vô cùng khắt khe. Theo kinh Coran, Hồi giáo đem lại cho các tín đồ một lối sống thánh thiện và phấn đấu làm những điều tốt đẹp mỗi ngày thông qua các quy định như: ăn chay, kính trọng cha mẹ, cấm ăn thịt chó mèo, bố thí,….Hồi giáo giúp con người đấu tranh vì sự thật và làm những điều đúng đắn, không bị cái xấu thao túng.
 

Ý nghĩa về tôn giáo
 

3. Ấn Độ giáo

Ấn Độ giáo gắn liền với những giáo lý từ thời xa xưa, dạy con người biết kính trọng, tế tự thần linh và thi hành bổn phận đúng với giai cấp của mình. Mỗi giai cấp sẽ có những quy tắc hành xử khác nhau. Nhưng nhìn chung, Ấn Độ giáo giúp con người thoát khỏi nghiệp báo và sự luân hồi. Đây cũng là đặc trưng trong đạo đức Ấn Độ cổ và cho đến ngày nay.
 

Ý nghĩa tôn giáo trong đời sống
 

4. Phật giáo

Phật giáo mang đến một ý nghĩa nhân văn cao cả cho xã hội, góp phần chấn chỉnh đạo đức của mỗi cá nhân. Phật giáo dạy con người từ bi hỷ xả, bình đẳng, vị tha, bác ái, yêu thương chúng sinh, từ bỏ tham - sân - si, mang đến một cuộc sống tốt đẹp và an lạc hơn.
 

Ý nghĩa của các tôn giáo
 

5. Các tôn giáo dân gian

Hầu như mỗi quốc gia đều có một vài tôn giáo truyền thống, chẳng hạn: Trung Quốc có Đạo giáo, Nho giáo; Nhật Bản có Thần đạo,….Tuy nhiên, tất cả tôn giáo này đều có ý nghĩa sâu sắc, gắn liền với đời sống xã hội loài người, hướng con người đến các giá trị đạo đức chuẩn mực và những điều tốt đẹp.
 

Ý nghĩa tôn giáo
 

Trên đây là ý nghĩa của tôn giáo trong đời sống mà đội ngũ biên tập viên Phương Nam 24h muốn chia sẻ với bạn đọc. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, các bạn đã biết tôn giáo sinh ra để làm gì đồng thời có sự nhìn nhận đúng đắn và sâu sắc hơn về các tôn giáo trên thế giới hiện nay.

Nội dung liên quan

Tin Tổng hợp khác

Đọc vị là gì? Hé lộ 15 thủ thuật đọc vị người khác cực chuẩn

Đọc vị là gì? Hé lộ 15 thủ thuật đọc vị người khác cực chuẩn

Nắm vững cách đọc vị người khác, bạn sẽ dễ dàng suy luận cảm xúc, suy nghĩ của đối phương, giúp cuộc giao tiếp diễn ra hiệu quả.  
Trương Mỹ Lan là ai? Chi tiết tiểu sử bà Trương Mỹ Lan

Trương Mỹ Lan là ai? Chi tiết tiểu sử bà Trương Mỹ Lan

Trương Mỹ Lan là ai? Tìm hiểu tiểu sử Trương Mỹ Lan sẽ giúp bạn nắm rõ hơn về nhân vật đã gây chấn động dư luận trong thời gian qua.
DISC là gì? Bóc tách 4 nhóm tính cách DISC và 8 sự kết hợp

DISC là gì? Bóc tách 4 nhóm tính cách DISC và 8 sự kết hợp

DISC không chỉ giúp cá nhân nâng cao nhận thức về bản thân mà còn góp phần vào thành công của tổ chức trong việc đánh giá nhân lực.  
Top 17 công việc làm thêm tại nhà uy tín, thu nhập cao

Top 17 công việc làm thêm tại nhà uy tín, thu nhập cao

Làm thêm tại nhà đang là xu hướng được nhiều người ưa chuộng, đặc biệt những ai muốn tận dụng thời gian rảnh để kiếm thêm thu nhập.  
Sở trường là gì? Sở đoản là gì? Cách tìm sở trường, sở đoản

Sở trường là gì? Sở đoản là gì? Cách tìm sở trường, sở đoản

Sở trường và sở đoản là những yếu tố bạn cần xác định để có thể hiểu được thiên hướng của bản thân và phát triển sự nghiệp về lâu về dài.
Mind map là gì? Cách tạo sơ đồ tư duy mind map hiệu quả

Mind map là gì? Cách tạo sơ đồ tư duy mind map hiệu quả

Mind map không chỉ là công cụ tổ chức thông tin hữu ích mà còn mở ra khả năng sáng tạo và kích thích hoạt động tư duy của não bộ.