Vì sao Nhật Bản thoát khỏi số phận thuộc địa?

Vào cuối thế kỷ XIX, Nhật Bản cũng như các quốc gia châu Á khác bị các nước phương Tây dòm ngó. Năm 1853, quân đội Mỹ đã nổ súng uy hiếp Nhật Bản. Sau đó, các nước hùng mạnh khác như: Anh, Pháp, Nga, Hà Lan cũng có ý định xâm chiếm đất nước này nhưng không thành công. Vì sao Nhật Bản thoát khỏi số phận thuộc địa? Hãy cùng Phương Nam 24h tìm hiểu xem người Nhật Đã làm gì để giữ vững chủ quyền và độc lập, tự do của mình.


Vì sao Nhật Bản thoát khỏi số phận thuộc địa?
 

Bối cảnh Nhật Bản giữa thế kỷ XIX

Vào thời gian từ năm 1603 đến năm 1868, ở Nhật tồn tại chế độ Mạc phủ, được cai quản bởi các đại tướng quân nhà Tokugawa. Chế độ này tồn tại khá nhiều lỗ hổng nên sinh ra những bất bình và dẫn đến các cuộc nổi loạn ở nhân dân. Ngày 8 tháng 7 năm 1853, quân đội Mỹ đã nổ súng vào vịnh Edo, yêu cầu Nhật Bản phải mở cửa cho phương Tây. Đến năm 1958, sau hàng loạt các hiệp ước bất bình đẳng giữa Mỹ và Nhật, họ phải đối mặt với lực lượng thù địch trong và ngoài nước. Năm 1867, Thiên hoàng Minh Trị (Mutsuhito) kế vị vua cha khi chỉ vừa 15 tuổi. Lúc này, Thiên hoàng chỉ là bù nhìn của phe chống Mạc phủ. Sau khi lật đổ được chế độ Mạc phủ, các công thần nắm giữ quyền lực, cải cách đất nước theo hướng Tư Bản Chủ Nghĩa. Sau đó, Thiên hoàng Minh Trị bắt đầu đứng lên giành lại quyền đích thân chấp chính và thực hiện cuộc cải cách Minh Trị, xóa bỏ chế độ phong kiến Nhật Bản.
 

Vì sao Nhật Bản thoát khỏi số phận thuộc địa?
 

Vì sao Nhật Bản thoát khỏi số phận thuộc địa?

Cuộc cải cách Minh Trị Duy Tân là tiền đề để Nhật Bản phát triển theo đường lối chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa tư bản, bành trướng thế lực ra bên ngoài. Cuộc cải cách này được tiến hành trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, xã hội, quân sự và giáo dục. Cụ thể:

Về kinh tế:

- Thống nhất chính sách tiền tệ.

- Bãi bỏ chế độ độc quyền ruộng đất.

- Phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn.

- Tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, phục vụ cho đời sống người dân (đường sá, cầu cống, hệ thống thông tin liên lạc,…).

- Xây dựng các nhà máy công nghiệp.

- Ban hành quyền tự do buôn bán và đi lại.

- Mở cửa giao thương với nước ngoài.

Về chính trị:

- Xóa bỏ chế độ nông nô.

- Đưa giai cấp quý tộc tư sản hóa và đại tư sản lên nắm quyền.

- Ban hành hiến pháp đầu tiên của Nhật Bản, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.

- Bãi bỏ hệ thống lãnh địa cũ, thay thế bằng các đơn vị hành chính cấp tỉnh do trung ương quản lý.

Về xã hội:

Tuyên bố “tứ dân bình đẳng”, không còn phân biệt đối xử giữa các giai cấp.

Về quân sự:

- Tổ chức quân đội theo kiểu phương Tây.

- Thực hiện chế độ nghĩa vụ, bãi bỏ chế độ trưng binh.

- Phát triển công nghiệp đóng tàu và sản xuất vũ khí.

- Đưa các giảng viên quân sự nước ngoài về dạy.

Về giáo dục:

- Lập các trường đại học đào tạo chuyên ngành.

- Mời giảng viên nước ngoài về giảng dạy.

- Đưa khoa học, kỹ thuật vào giảng dạy bắt buộc.

- Cử các học sinh giỏi đi du học phương Tây.

- Thực hiện mô hình quản lý trường học theo kiểu phương Tây, cho phép mở trường tư nhân.

Kết quả là vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, Nhật Bản trở thành quốc gia tư bản công nghiệp hùng mạnh nhất châu Á. Sau đó, đất nước này bắt đầu thực hiện các cuộc xâm chiếm thuộc địa khác. Bên cạnh đó, vì mở cửa giao thiệp với phương Tây mà Nhật Bản học hỏi được nhiều kỹ thuật tiên tiến và phát triển mối quan hệ với họ. Từ đó, các quốc gia khác phải dè chừng và dẹp bỏ ý định xâm chiếm Nhật Bản.
 

Vì sao Nhật Bản thoát khỏi số phận thuộc địa?
 

Trên đây là những lý do giải thích tại sao Nhật Bản không bị xâm lược và thoát khỏi số phận thuộc địa mà đội ngũ biên tập viên chúng tôi muốn chia sẻ với bạn đọc. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, các bạn đã phần nào hiểu rõ hơn về lịch sử của đất nước tươi đẹp được mệnh danh là xứ sở hoa Anh đào.

Nội dung liên quan

Tin Tổng hợp khác

Tư duy phản biện là gì? Bí quyết rèn luyện tư duy phản biện

Tư duy phản biện là gì? Bí quyết rèn luyện tư duy phản biện

Tư duy phản biện là khả năng suy luận và đánh giá thông tin một cách logic để đưa ra lập luận chính xác khi đối mặt với vấn đề.  
Flex là gì? Giải mã lý do trend flex khuynh đảo mạng xã hội

Flex là gì? Giải mã lý do trend flex khuynh đảo mạng xã hội

Flexing không chỉ dừng lại trong việc khoe khoang mà còn tạo động lực và là nguồn cảm hứng để mọi người vượt qua giới hạn bản thân.  
Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Thế hệ Gen Z là một cộng đồng trẻ trung, sôi nổi, nhiệt huyết và đầy năng lượng, luôn mang trong mình những tư tưởng bức phá táo bạo.  
Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Không phải ai sinh ra cũng tự nhiên sở hữu khả năng thuyết trình xuất sắc, tuy nhiên có nhiều phương pháp giúp bạn rèn luyện kỹ năng này. 
KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

Hiểu rõ KOL là gì cũng như sự khác biệt giữa KOL và KOC sẽ giúp bạn chọn được hình thức tiếp thị phù hợp, hiệu quả cho doanh nghiệp.  
Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định không chỉ là khả năng lựa chọn mà còn liên quan chặt chẽ đến quá trình tư duy, xử lý thông tin và phân tích tình huống.