Xin cấp giấy phép lao động visa

Với chính sách mở cửa của nền kinh tế quốc tế, chúng ta không khó việc bắt gặp người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Tuy nhiên, để người nước ngoài làm việc tại Việt Nam một cách hợp pháp, thì cần phải có giấy phép lao động, visa. Đây là quyền lợi cũng như nghĩa vụ của người lao động để được Pháp luật bảo vệ. Xuất phát từ thực tế đó, hiện nay trên thị trường có nhiều công ty triển khai dịch vụ xin cấp giấy phép lao động visa chuyên nghiệp. Nếu bạn đang có nhu cầu cần tìm đơn vị uy tín cung cấp dịch vụ với giá hợp lý, hãy cùng tham khảo thông tin chúng tôi chia sẻ dưới đây nhé.
 

Giấy phép lao động visa

Mục lục

DỊCH VỤ XIN CẤP GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG VISA CHUYÊN NGHIỆP

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP AITC

Công ty cổ phần đầu tư thương mại và hỗ trợ doanh nghiệp AITC là đơn vị uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tư pháp. Với khẩu hiệu “Sổ tay của mọi doanh nghiệp”, AITC chuyên tư vấn và đưa ra các giải pháp hỗ trợ cũng như giúp doanh nghiệp nắm bắt được quy định mới nhất của pháp luật, tạo thuận lợi cho quá trình hoạt động, kinh doanh của tổ chức. Nhận thấy quá trình làm giấy phép lao động, thẻ visa cho nhân viên người nước ngoài là vấn đề khiến doanh nghiệp phải mất nhiều thời gian và nguồn lực mà lại khó thu được kết quả như mong muốn. Để giúp các doanh nghiệp giải quyết được khó khăn này, Công ty AITC cung cấp dịch vụ xin giấy phép lao động visa uy tín, giá rẻ cho người nước ngoài tại Việt Nam. Đến với AITC, quý khách hàng sẽ được hỗ trợ nhiệt tình, chu đáo, cam kết thời gian thực hiện nhanh chóng với chi phí hợp lý nhất.
 

Xin giấy phép lao động visa
 

THÔNG TIN LIÊN HỆ CÔNG TY CỔ PHẦN AITC:

- Địa chỉ: Số 7, Ngõ 61, Trần Quang Diệu, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, TP. Hà Nội

- Chi nhánh: Tầng 16, TNR Tower, 54A Nguyễn Chí Thanh, Quận Đống Đa, Hà Nội

- Điện thoại: 0914 975 889, 0982 732 323

- Zalo / Viber / WhatsApp: 0914 975 889, 0982 732 323

- Email: aitc85@gmail.com - Website: giaypheplaodongaitc.com.

 

Liên hệ quảng cáo


Trên mẫu giấy phép lao động visa có ghi rõ những thông tin của người lao động, bao gồm: họ tên, số hộ chiếu, ngày tháng năm sinh, quốc tịch, tên và địa chỉ nơi làm việc, chức vụ. Đây là loại giấy tờ vô cùng quan trọng đối với cả người lao động và công ty, tổ chức sử dụng lao động.
 

Cấp giấy phép lao động visa
 

Người nước ngoài làm việc ở Việt Nam cần có giấy phép lao động?

Giấy phép lao động (GPLĐ), visa là loại giấy tờ không thể thiếu đối với những người nước ngoài muốn làm việc trên lãnh thổ Việt Nam. Nhờ có GPLĐ, cơ quan quản lý Nhà nước sẽ dễ dàng quản lý được lao động nước ngoài làm việc tại quốc gia. Đối với người xin giấy phép lao động, visa nước ngoài thì đây còn là giấy tờ để có thể xin thẻ tạm trú 02 năm ở Việt Nam. Ngoài ra, theo quy định tại Điều 31 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP thì:

- Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc diện được miễn GPLĐ nếu không có giấy phép sẽ bị phạt tiền từ 15 - 25 triệu đồng và trục xuất theo quy định tại Luật lao động năm 2012.

- Đơn vị sử dụng lao động không giấy phép hoặc không có giấy xác nhận thuộc diện được miễn giấy phép, giấy phép đã hết hạn sẽ bị phạt tiền từ 30 - 75 triệu đồng, tùy vào số lượng người lao động có liên quan.

Do vậy, những người nước ngoài muốn làm việc ở Việt Nam và các doanh nghiệp trong nước có nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài cần phải làm thủ tục xin cấp giấy phép lao động, visa. Trường hợp đã sở hữu giấy phép rồi nhưng sắp hết hạn thì phải tiến hành gia hạn giấy phép lao động, visa nếu vẫn muốn tiếp tục lao động tại Việt Nam.

Điều kiện, hồ sơ, thủ tục xin cấp giấy phép lao động, visa

Để được các cơ quan Nhà nước cấp giấy phép lao động, visa thì người lao động nước ngoài phải đảm bảo đáp ứng được các điều kiện cũng như chuẩn bị đúng những hồ sơ, giấy tờ theo quy định.

1. Đối tượng được cấp giấy phép lao động

Việc cấp giấy phép được áp dụng cho những người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc các diện dưới đây:

- Tình nguyện viên;

- Chào bán dịch vụ;

- Thực hiện hợp đồng lao động;

- Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp;

- Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng;

- Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại;

- Người quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật;

- Người tham gia thực hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam;

- Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế;

- Làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam hoạt động theo quy định của pháp luật;

Các trường hợp ngoại lệ khác như: thành viên góp vốn hoặc chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn, thành viên hội đồng quản trị công ty cổ phần, trưởng văn phòng đại diện dự án tổ chức quốc tế, người vào Việt Nam dưới 03 tháng để chào bán dịch vụ, luật sư nước ngoài được cấp phép hành nghề tại Việt Nam, vào Việt Nam dưới 03 tháng để xử lý các vấn đề mà các chuyên gia trong nước không thực hiện được, là học sinh hoặc sinh viên tại Việt Nam…thì không cần phải làm giấy phép lao động, visa. Tuy nhiên, những trường hợp này cũng cần phải làm hồ sơ để được miễn giấy phép lao động, visa.

2. Điều kiện xin giấy phép lao động visa ở Việt Nam

Để xin giấy phép lao động, visa nhanh chóng tại Việt Nam, người lao động phải đáp ứng đủ những điều kiện sau:

- Đủ 18 tuổi trở lên và có đủ năng lực hành vi dân sự;

- Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề và kinh nghiệm làm việc; Có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

- Không đang trong thời gian chấp hành hình phạt, thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài, pháp luật Việt Nam hoặc chưa được xóa án tích;

- Người lao động phải được chấp thuận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc sử dụng người lao động nước ngoài. Văn bản này được thực hiện theo đúng quy trình làm thủ tục xin giấy phép lao động, visa hợp pháp cho người nước ngoài tại Việt Nam.

3. Hồ sơ làm giấy phép lao động, thẻ visa gồm những gì? Nộp ở đâu?

Theo quy định mới nhất hiện nay, hồ sơ làm giấy phép lao động và visa gồm có:

1. Đơn đề nghị xin cấp giấy phép lao động, visa theo mẫu số 11/PLI - Phụ lục 11 (Kèm theo Nghị định số 152/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ);

2. Giấy chứng nhận sức khỏe khám tại nước ngoài hoặc giấy khám sức khỏe khám tại Việt Nam ở các bệnh viện, phòng khám, cơ sở y tế đủ điều kiện theo quy định của Bộ y tế (trong thời hạn 12 tháng);

3. Lý lịch tư pháp của người nước ngoài được cấp tại nước ngoài hoặc phiếu lý lịch số 1 được cấp tại Việt Nam (trong thời hạn 06 tháng);

4. Văn bản thông báo chấp thuận vị trí công việc sử dụng người lao động nước ngoài;

5. Bản chứng thực hộ chiếu và visa của người nước ngoài;

6. Các văn bản, giấy tờ có liên quan đối với người lao động tùy từng trường hợp theo quy định của pháp luật Việt Nam;

7. 02 ảnh chân dung kích thước 4x6, phông nền trắng, không đeo kính.

Lưu ý: Các loại giấy tờ được cấp ở nước ngoài hoặc được cấp bởi cơ quan Đại diện ngoại giao của nước ngoài tại Việt Nam phải được hợp pháp hoá lãnh sự và dịch thuật công chứng ra tiếng Việt.

Khi nộp hồ sơ, tùy vào từng trường hợp mà nơi tiếp nhận và giải quyết sẽ là khác nhau. Cụ thể:

- Trường hợp doanh nghiệp nằm trong khu công nghiệp, hồ sơ được nộp tại Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh (thành phố) nơi doanh nghiệp có trụ sở.

- Trường hợp doanh nghiệp có trụ sở thông thường, nộp tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh (thành phố).

- Trường hợp tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế, hiệp hội,...theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 40/2016/TT-BLĐTBXH thì nộp hồ sơ tại Cục việc làm - Bộ lao động - Thương binh và Xã hội.

4. Thủ tục làm giấy phép lao động, visa

Quy trình thủ tục làm giấy phép lao động, visa được tiến hành theo các bước dưới đây:

Bước 1: Doanh nghiệp đăng ký nhu cầu tuyển dụng lao động người nước ngoài với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (thành phố).

Trước ít nhất 30 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài, doanh nghiệp (trừ nhà thầu) gửi báo cáo giải trình về nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài đến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Nếu có thay đổi về nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài thì doanh nghiệp phải gửi báo cáo giải trình thay đổi đến cơ quan có thẩm quyền trước ít nhất 30 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài. Hồ sơ gồm có:

- Đối với doanh nghiệp lần đầu đăng ký và nhận được chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài: Công văn đăng ký nhu cầu tuyển dụng theo mẫu 01 Ban hành kèm theo Thông tư 18/2018/TT-BLĐTBXH.

- Đối với doanh nghiệp đã được chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài mà có thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động: Công văn đăng ký nhu cầu tuyển dụng theo mẫu 02 Ban hành kèm theo Thông tư 18/2018/TT-BLĐTBXH.

- Giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền (trường hợp người nộp hồ sơ làm giấy phép không phải là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp).

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận 1 cửa của cơ quan có thẩm quyền hoặc hệ thống cổng thông tin điện tử dvc.vieclamvietnam.gov.vn.

Thời gian giải quyết: 15 ngày làm việc (đối với hồ sơ nộp trực tiếp) và 12 ngày làm việc (đối với hồ sơ nộp online).

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ cấp giấy phép bao gồm 07 loại giấy tờ theo hướng dẫn được nêu ở mục trên.

Sau khi nhận được kết quả trả về ở bước 1 và trước ít nhất 15 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc cho doanh nghiệp thì đơn vị phải chuẩn bị và nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền được nêu ở mục trên. Thời gian giải quyết là 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Điều kiện, hồ sơ, thủ tục gia hạn giấy phép lao động, visa

Khi giấy phép sắp hết hạn, đơn vị sử dụng lao động có nghĩa vụ phải thực hiện gia hạn giấy phép. Mỗi giấy phép lao động, visa được gia hạn 01 lần duy nhất với thời hạn 02 năm. Lần sau phải làm thủ tục cấp giấy phép mới nếu có nhu cầu tiếp tục làm việc ở nước sở tại.

1. Điều kiện gia hạn giấy phép lao động, visa

Để được tiếp tục gia hạn giấy phép lao động, visa, người lao động phải đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 16 Nghị định 152/2020/NĐ-CP. Bao gồm:

- Để gia hạn giấy phép lao động, visa, thời hạn ít nhất 05 ngày nhưng không quá 45 ngày.

- Được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài quy định tại Điều 4 hoặc Điều 5 Nghị định 152/2020/NĐ-CP.

- Giấy tờ chứng minh NLĐ nước ngoài tiếp tục làm việc cho công ty theo nội dung giấy phép đã được cấp trước đó.

2. Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép lao động, visa

Khi đến thời hạn cần gia hạn giấy phép lao động visa, doanh nghiệp và người lao động chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định như sau:

1. Văn bản đề nghị gia hạn giấy phép lao động, visa của doanh nghiệp theo mẫu số 11.

2. 02 ảnh chân dung kích thước 4x6, không đeo kính, phông màu trắng, thời hạn chụp không quá 06 tháng;

3. Bản gốc giấy phép đã được cấp còn thời hạn ít nhất 05 ngày nhưng không quá 45 ngày;

4. Bản gốc giấy chứng nhận sức khỏe được khám tại các bệnh viện được cấp phép khám sức khỏe làm giấy phép lao động, visa theo quy định;

5. Văn bản chấp thuận về việc sử dụng người lao động nước ngoài. Tùy vào từng trường hợp còn có thể phát sinh thêm một số loại giấy tờ khác theo quy định của pháp luật.

Lưu ý: Các giấy tờ bằng được cấp tại nước ngoài thì phải làm thủ tục hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định và được dịch thuật công chứng ra tiếng Việt.

3. Trình tự gia hạn giấy phép lao động, visa

Trình tự thủ tục gia hạn giấy phép lao động, visa được tiến hành theo quy định như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ xin gia hạn giấy phép lao động, visa:

Doanh nghiệp, người sử dụng lao động nước ngoài nộp hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép lao động, visa cho đơn vị đã cấp giấy phép trước đó.

Bước 2: Xử lý hồ sơ:

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền giải quyết sẽ cấp lại GPLĐ. Trường hợp hồ sơ không đạt yêu cầu sẽ được nêu rõ lý do.

Bước 3: Ký lại hợp đồng lao động

Sau khi được gia hạn GPLĐ, nếu người lao động làm việc theo diện hợp đồng lao động tại Việt Nam phải tiến hành ký kết lại hợp đồng với doanh nghiệp trước ngày dự kiến tiếp tục làm việc.

Trong vòng 05 ngày kể từ ngày ký lại hợp đồng lao đồng, doanh nghiệp gửi bản sao hợp đồng đã ký đến cơ quan gia hạn GPLĐ đó.
 

Gia hạn giấy phép lao động visa
 

Những câu hỏi thường gặp về Giấy phép lao động, Visa

1. Thời hạn của giấy phép lao động, thẻ visa là bao lâu?

Căn cứ theo Nghị định 11/2016/NĐ - CP thì GPLĐ có thời hạn tối đa là 02 năm và bạn được gia hạn giấy phép lao động, visa một lần duy nhất. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức mà thời hạn sử dụng của giấy phép được cấp phù hợp. Thời hạn này không phụ thuộc vào hộ chiếu hay các giấy tờ liên quan khác. Nếu hộ chiếu hết hạn, bạn cần phải xin cấp lại GPLĐ với việc sửa đổi, bổ sung thông tin về hộ chiếu.

2. Làm giấy phép lao động có cần hợp pháp hóa lãnh sự?

Hợp pháp hóa lãnh sự là việc xác nhận về mặt hình thức và mẫu dấu và chữ ký của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền được thực hiện bởi Cơ quan ngoại giao của Việt Nam ở trong nước hoặc nước ngoài. Trong quá trình làm giấy phép lao động, visa, tất cả các giấy tờ chứng minh cần thiết được cấp bởi cơ quan nước ngoài đều phải hợp pháp hóa lãnh sự, dịch thuật và công chứng ra tiếng Việt khi nộp hồ sơ.

3. Tại sao doanh nghiệp phải làm giấy phép lao động, visa?

Mọi doanh nghiệp, công ty hoạt động hợp pháp tại Việt Nam đều được phép sử dụng lao động nước ngoài. Khi sử dụng lao động nước ngoài, việc xin cấp giấy phép lao động, visa là điều bắt buộc đối với cá nhân và doanh nghiệp. Đây là cơ sở để Cơ quan quản lý lao động quản lý doanh nghiệp và người lao động ngoại quốc. Đồng thời, NLĐ cũng sẽ được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

4. Nộp hồ sơ xin giấy phép lao động, visa trực tuyến?

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xin giấy phép lao động, visa, hiện nay doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ trực tuyến thông qua cổng thông tin điện tử của Cơ quan quản lý lao động từ trung ương đến địa phương. Việc xin cấp giấy phép online giúp giảm thiểu đáng kể thời gian, công sức đi lại và giúp cho quá trình xin được diễn ra nhanh chóng, hiệu quả.

5. Trường hợp nào được miễn giấy phép lao động, thị thực visa?

Theo Bộ luật lao động 2012, Nghị định 11/2016/NĐ-CP, có nhiều trường hợp lao động nước ngoài khi tới làm việc tại Việt Nam mà không cần phải xin cấp giấy phép lao động, thẻ, visa. Cụ thể, nếu bạn là thành viên góp vốn hay chủ sở hữu của công ty TNHH; lao động nước ngoài tới Việt Nam làm việc không quá 03 tháng hay đối tượng là học sinh, sinh viên học tập,....

6. Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép lao động, visa?

Theo quy định của Pháp luật, thẩm quyền cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc Sở Lao động Thương binh Xã hội; một số trường hợp cụ thể khác được sẽ do Bộ Lao động Thương binh Xã hội cấp phép.

7. Lệ phí làm giấy phép lao động, thẻ visa bao nhiêu?

Tùy từng điều kiện, tình hình cụ thể của địa phương nơi phát sinh hoạt động thu phí mà mức phí làm giấy phép lao động visa được đưa ra khác nhau chứ không có mức thu cụ thể. Mức lệ phí này phụ thuộc vào phí hợp pháp hóa lãnh sự; phí dịch thuật, công chứng; phí xin lý lịch tư pháp,....

8. Thời gian xin giấy phép lao động, visa là bao lâu?

Tổng thời gian để được cấp giấy phép lao động, thị thực visa là 45 ngày nếu bạn nộp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ theo yêu cầu của bên cơ quan có thẩm quyền. Trong trường hợp thiếu hồ sơ hoặc các thông tin cung cấp trong hồ sơ bị sai, bạn sẽ mất khoảng thời gian lâu hơn để hoàn thành việc xin cấp phép giấy phép lao động hoặc visa.

9. Khi nào giấy phép lao động, thẻ visa bị thu hồi?

Giấy phép lao động sẽ không còn giá trị sử dụng trong trường hợp hết hạn hoặc bị thu hồi. Thông thường, bạn sẽ nhận được quyết định thu hồi nếu không thực hiện đúng quy định tại Nghị định 11/2016/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Nếu hết hạn, bạn phải bổ sung hồ sơ đầy đủ để xin gia hạn giấy phép lao động, visa.

10. Người nước ngoài không xin cấp giấy phép lao động, visa?

Tất cả lao động nước ngoài khi vào Việt Nam làm việc đều phải xin giấy phép lao động visa để hoạt động theo đúng quy định của Pháp luật, trừ các trường hợp thuộc diện miễn giấy phép lao động. Nếu làm việc không giấy phép lao động và bị phát hiện thì người nước ngoài sẽ bị trục xuất về nước và rất khó để xin giấy phép lao động nếu muốn trở lại làm việc.


Trên đây là một số thông tin liên quan về dịch vụ xin cấp giấy phép lao động, visa chuyên nghiệp, uy tín, giá rẻ mà đội ngũ biên tập viên chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, bạn sẽ nắm được các thông tin cần thiết cũng như lựa chọn được địa chỉ cung cấp dịch vụ uy tín nhất và liên hệ nếu có nhu cầu. Xin cảm ơn!

Tin Tổng hợp khác

Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Thế hệ Gen Z là một cộng đồng trẻ trung, sôi nổi, nhiệt huyết và đầy năng lượng, luôn mang trong mình những tư tưởng bức phá táo bạo.  
Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Không phải ai sinh ra cũng tự nhiên sở hữu khả năng thuyết trình xuất sắc, tuy nhiên có nhiều phương pháp giúp bạn rèn luyện kỹ năng này. 
KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

Hiểu rõ KOL là gì cũng như sự khác biệt giữa KOL và KOC sẽ giúp bạn chọn được hình thức tiếp thị phù hợp, hiệu quả cho doanh nghiệp.  
Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định không chỉ là khả năng lựa chọn mà còn liên quan chặt chẽ đến quá trình tư duy, xử lý thông tin và phân tích tình huống.  
Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là màu sắc tạo nên bức tranh cuộc sống, có ảnh hưởng đến quyết định, hành động và thậm chí cả cách bạn tương tác với mọi người. 
Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là những cá nhân có thể tác động đến hành vi, suy nghĩ và quyết định mua sắm của một nhóm đối tượng hoặc cả cộng đồng.