Ý nghĩa của tổ chức APEC đối với Việt Nam

Trải qua quá trình hơn 30 năm hình thành và phát triển, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đã khẳng định được vị thế và vai trò quan trọng của mình trên thế giới nói chung và với các nước thành viên nói riêng. Việt Nam chính thức tham gia vào APEC trong lần bổ sung thành viên thứ 4 (tháng 11 năm 1998). Đây cũng là lần bổ sung cuối cùng tính đến thời điểm hiện tại. Sau hơn 20 năm tham gia, Việt Nam đã đạt được không ít thành tựu đáng tự hào, cho thấy những gì mà tổ chức này mang lại cho Việt Nam là vô cùng to lớn. Trong bài viết này, hãy cùng đội ngũ Phương Nam 24h tìm hiểu xem ý nghĩa của tổ chức APEC đối với Việt Nam là gì?

Ý nghĩa của tổ chức APEC đối với Việt Nam

1. Tham gia APEC mở ra cho Việt Nam nhiều cơ hội về kinh tế

Là nơi quy tụ nhiều nền kinh tế hàng đầu thế giới như: Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc,…chiếm 59% dân số, 50% lãnh thổ, hơn 50% GDP và 57% thương mại toàn cầu nên APEC là một mảnh đất đầy màu mỡ cho các doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm, khai thác cơ hội đầu tư. Theo thống kê từ những năm gần đây, APEC hiện là khu vực đầu tư trực tiếp lớn nhất ở nước ta, chiếm khoảng 78% tổng số vốn đầu tư nước ngoài, 60% giá trị xuất khẩu, 80% giá trị nhập khẩu và 79% lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Từ đầu những năm 2000 cho đến nay, Việt Nam đã từ một nước nhập siêu chuyển sang xuất siêu và tính đến năm 2019 đã là năm thứ 4 liên tiếp xuất siêu. Theo Tổng cục Hải quan thì tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa trong gần 20 năm (giai đoạn từ năm 2000 - 2019) của Việt Nam đã đạt 3.995 tỷ USD. Trong đó chỉ tính riêng 5 năm từ năm 2015 - 2019, xuất nhập khẩu của nước ta đạt 2.106 tỷ USD, đồng thời cao hơn tổng giá trị xuất nhập khẩu của cả 15 năm trước cộng lại (giai đoạn từ năm 2000 - 2014). Trong vòng 10 năm (giai đoạn từ 2006 - 2016) tổng sản lượng GDP thay đổi rõ rệt qua các năm, tăng từ 66,37 tỷ USD lên 205,3 tỷ USD.
 

Ý nghĩa của APEC
 

2. Tham gia APEC giúp nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế

Hơn 20 năm là thành viên của APEC, Việt Nam đã tổ chức thành công hai hội nghị cấp cao APEC vào năm 2006 và 2017. Bên cạnh đó trong suốt quá trình hoạt động, chúng ta đã có không ít đóng góp giá trị, khẳng định vị thế của quốc gia trên trường quốc tế mặc dù trước đó, bối cảnh Việt Nam tham gia APEC có nhiều bất lợi hơn so với các thành viên khác. Cụ thể: Việt Nam là quốc gia đang phát triển và có nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi; Chưa được nhiều quốc gia công nhận là nước có nền kinh tế thị trường.
 

Ý nghĩa của APEC đối với Việt Nam
 

3. APEC là nơi giúp Việt Nam học hỏi thêm nhiều bài học bổ ích

Khi tham gia vào APEC, Việt Nam có nhiều cơ hội tiếp xúc trực tiếp với các quốc gia phát triển như: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore,….Chúng ta dễ dàng tiếp cận, học hỏi thêm được những tiến bộ khoa học, kỹ thuật và nhiều lĩnh vực quan trọng khác từ SOM để áp dụng tại quê nhà, góp phần cải thiện đời sống, xã hội, chính trị quốc gia. Ba vấn đề trọng tâm của nhóm đặc trách SOM APEC là: mạng điện tử, chống khủng bố và mạng các điểm liên hệ về giới.
 

Ý nghĩa của hội nghị APEC
 

4. Tham gia APEC giúp đời sống của người dân được cải thiện

Tham gia APEC mở ra cho Việt Nam nhiều cơ hội giao lưu, phát triển về kinh tế, du lịch, giáo dục,....Từ đó, chất lượng cuộc sống lẫn tinh thần của người dân cũng dần được cải thiện. Người dân có thêm nhiều cơ hội lựa chọn về y tế, giáo dục, việc làm,...với chất lượng và giá cả tốt hơn. Ước tính, hiện có khoảng 80% số du học sinh Việt Nam đang học tập tại các nước thành viên APEC như: Mỹ, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc,….
 

Ý nghĩa của tổ chức APEC
 

Trên đây là những ý nghĩa của APEC đối với Việt Nam mà đội ngũ biên tập viên chúng tôi muốn chia sẻ với bạn đọc. Tuy Việt Nam hiện vẫn là một quốc gia đang phát triển và còn nhiều hạn chế so với các nước khác nhưng không thể phủ nhận rằng, những gì mà chúng ta đạt được khi tham gia APEC cũng là mong muốn của rất nhiều quốc gia khác trên thế giới.

Tham khảo thêm: Số lượng các nước thành viên của tổ chức APEC

Nội dung liên quan

Tin Tổng hợp khác

Storytelling là gì? Nghệ thuật kể chuyện với storytelling

Storytelling là gì? Nghệ thuật kể chuyện với storytelling

Khám phá nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn với storytelling để giúp bạn thành công đưa chiến dịch marketing của mình lên tầm cao mới.
Manifest là gì? Mở khóa sức mạnh tâm trí với manifestation

Manifest là gì? Mở khóa sức mạnh tâm trí với manifestation

Biết cách mở khóa sức mạnh tâm trí với luật hấp dẫn manifest sẽ giúp bạn đạt được những điều mà mình hằng mong muốn.
Celeb là gì? Những điều cần biết về celebrity marketing

Celeb là gì? Những điều cần biết về celebrity marketing

Khám phá cách tận dụng celeb trong marketing hiệu quả để giúp bạn đạt được mục tiêu kinh doanh và đưa thương hiệu lên tầm cao mới.
Tư duy phản biện là gì? Bí quyết rèn luyện tư duy phản biện

Tư duy phản biện là gì? Bí quyết rèn luyện tư duy phản biện

Tư duy phản biện là khả năng suy luận và đánh giá thông tin một cách logic để đưa ra lập luận chính xác khi đối mặt với vấn đề.  
Flex là gì? Giải mã lý do trend flex khuynh đảo mạng xã hội

Flex là gì? Giải mã lý do trend flex khuynh đảo mạng xã hội

Flexing không chỉ dừng lại trong việc khoe khoang mà còn tạo động lực và là nguồn cảm hứng để mọi người vượt qua giới hạn bản thân.  
Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Thế hệ Gen Z là một cộng đồng trẻ trung, sôi nổi, nhiệt huyết và đầy năng lượng, luôn mang trong mình những tư tưởng bứt phá táo bạo.