Các biện pháp hỗ trợ và khắc phục hậu quả sau bão

Là một quốc gia có đường bờ biển kéo dài từ Bắc xuống Nam, mỗi năm nước ta phải hứng chịu trên dưới 10 cơn bão lớn nhỏ. Do đó, các biện pháp khắc phục hậu quả của bão, lũ gây ra là vấn đề rất được Nhà nước lẫn nhân dân quan tâm. Trong bài viết này, hãy cùng đội ngũ Phương Nam 24h tìm hiểu về các biện pháp hỗ trợ và khắc phục hậu quả sau bão.
 

Các biện pháp hỗ trợ và khắc phục hậu quả sau bão
 

Mỗi cơn bão đi qua, dù đã được cảnh báo và thực hiện công tác phòng tránh, di dời từ trước nhưng vẫn sẽ không thể tránh khỏi những thiệt hại về người và của. Vậy nên hàng năm, công tác hỗ trợ, khắc phục hậu quả sau bão luôn được Nhà nước chú trọng. Theo đó, mỗi Bộ, cơ quan ban ngành và chính quyền địa phương đều có nhiệm vụ thực hiện các biện pháp để hỗ trợ và khắc phục hậu quả của bão.

1. Đối với UBND các tỉnh bị ảnh hưởng của bão

- Tổ chức cứu hộ, cứu nạn, tìm kiếm người, phương tiện bị mất tích trên đất liền và trên biển.

- Hỗ trợ lương thực, thực phẩm, thuốc men, bố trí chỗ ở tạm cho các hộ dân bị mất nhà cửa.

- Tổ chức, bố trí lực lượng hỗ trợ người dân sửa sang nhà cửa, dọn dẹp vệ sinh đường phố, trường học.

- Tổ chức thăm hỏi, động viên gia đình có người bị nạn.

- Rà soát các khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở, ngập lụt để di dời.

- Chỉ đạo các cơ sở y tế có biện pháp đảm bảo vệ sinh, không để xảy ra dịch bệnh sau bão.
 

Khắc phục hậu quả sau bão
 

2. Đối với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Triển khai bảo vệ đê điều và các công trình thủy lợi.

- Vận hành các hồ thủy lợi an toàn, không để xảy ra ngập lụt.

- Có phương án khôi phục sản xuất sau bão phù hợp với tình hình.

3. Đối với Bộ Công thương

- Phối hợp vận hành an toàn hệ thống, hồ chứa điện.

- Khẩn trương thực hiện công tác khôi phục nhanh hệ thống điện để phục vụ cho cuộc sống của người dân cũng như công tác khắc phục hậu quả sau bão.

4. Đối với Bộ Giao thông vận tải

- Phối hợp các địa phương tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn.

- Khắc phục hậu quả, khôi phục các tuyến giao thông bị thiệt hại.

- Phối hợp với công an phân luồng chống tắc nghẽn giao thông, đảm bảo an toàn cho người đi đường.

5. Đối với Bộ Thông tin và Truyền thông

- Chỉ đạo khôi phục hệ thống thông tin liên lạc sau bão để phục vụ công tác khắc phục hậu quả.

- Các cơ quan thông tin như: Đài Truyền hình và Đài Tiếng nói Việt Nam,...có nhiệm vụ tăng cường, kịp thời đưa tin về bão và công tác khắc phục hậu quả bão để mang lại sự an tâm cho toàn nhân dân.

6. Đối với Bộ Y tế

- Thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh sau bão.

- Hướng dẫn các địa phương chuẩn bị thuốc men, hóa chất cần thiết để khám, chữa bệnh.

7. Đối với Bộ Quốc phòng và Công an

- Phối hợp, chỉ đạo, hỗ trợ các địa phương thực hiện công tác tìm kiếm, cứu hộ, sửa chữa nhà cửa, sơ tán người dân,....

- Phân luồng và rà soát giao thông, giữ gìn an ninh trật tự, hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả sau bão.
 

Biện pháp khắc phục hậu quả sau bão
 

8. Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và cứu nạn

- Rà soát, chỉ đạo, phối hợp các địa phương tìm kiếm người mất tích, cứu hộ.

- Phối hợp các cơ quan liên quan ứng phó với sự cố môi trường.

9. Đối với Bộ Tài nguyên và Môi trường

Theo dõi diễn biến của bão, kịp thời cung cấp thông tin cho các cơ quan, người dân và truyền thông.

10. Ban Chỉ đạo TW về phòng, chống thiên tai

- Theo dõi, cập nhật và báo cáo tình hình thiệt hại sau bão.

- Đôn đốc các ban, ngành liên quan thực hiện công tác khắc phục hậu quả.

11. Đối với các bộ, ngành khác

Các cơ quan ban ngành khác không được nhắc đến có nhiệm vụ cùng phối hợp thực hiện nhiệm vụ được giao. Cùng toàn nhân dân khắc phục hậu quả sau bão để tiếp tục hoạt động sản xuất, lao động.
 

Hỗ trợ khắc phục mưa bão
 

Trên đây là các biện pháp khắc phục hậu quả sau bão mà đội ngũ biên tập viên chúng tôi muốn chia sẻ với bạn đọc. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, các bạn đã hiểu rõ hơn về nhiệm vụ, công tác của các Bộ, ban ngành liên quan trong vấn đề hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai của nước ta.

Tham khảo thêm: Các biện pháp phòng chống bão lụt

Nội dung liên quan

Tin Tổng hợp khác

Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Thế hệ Gen Z là một cộng đồng trẻ trung, sôi nổi, nhiệt huyết và đầy năng lượng, luôn mang trong mình những tư tưởng bức phá táo bạo.  
Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Không phải ai sinh ra cũng tự nhiên sở hữu khả năng thuyết trình xuất sắc, tuy nhiên có nhiều phương pháp giúp bạn rèn luyện kỹ năng này. 
KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

Hiểu rõ KOL là gì cũng như sự khác biệt giữa KOL và KOC sẽ giúp bạn chọn được hình thức tiếp thị phù hợp, hiệu quả cho doanh nghiệp.  
Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định không chỉ là khả năng lựa chọn mà còn liên quan chặt chẽ đến quá trình tư duy, xử lý thông tin và phân tích tình huống.  
Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là màu sắc tạo nên bức tranh cuộc sống, có ảnh hưởng đến quyết định, hành động và thậm chí cả cách bạn tương tác với mọi người. 
Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là những cá nhân có thể tác động đến hành vi, suy nghĩ và quyết định mua sắm của một nhóm đối tượng hoặc cả cộng đồng.